Việt Nam
Trong công nghiệp chế biến gỗ, các loại vật liệu hay phụ tùng như keo gắn gỗ, các loại sơn, bản lề, ốc vít… có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm. Đơn cử, để sản xuất ra 1m3
sản phẩm ván nhân tạo cần sử dụng 100kg keo dán, 8-10 kg chất chống ẩm, 02 kg chất đóng rắn… đó là chưa kể đến sơn phủ bề mặt trung bình mỗi m2
sản phẩm cần sử dụng khoảng 250g chất sơn phủ bề mặt và nhiều phụ kiện khác như ngũ kim, ốc vít, bản lề... Tuy nhiên, đến nay, các loại nguyên liệu phục vụ cho ngành này tại Việt Nam vẫn chủ yếu phải nhập khẩu. Mặc dù, trong nước đã có một vài doanh nghiệp đầu tư sản xuất phụ liệu phục vụ chế biến gỗ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường chứ chưa nói gì đến việc cạnh tranh với sản phẩm và doanh ngiệp nước ngoài.
Để công nghiệp phụ trợ ngành chế biến gỗ có thể đóng góp lớn hơn trong việc nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho ngành, trước hết cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế thông qua những chính sách ưu đãi về thuế, vốn… thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, cần coi công nghiệp phụ trợ trong chế biến gỗ là bộ phận không thể tách rời của ngành gỗ để từ đó có chiến lược phát triển phù hợp, song hành và đồng bộ, làm nền tảng thúc đẩy ngành chế biến gỗ đóng góp giá trị ngày càng cao cho kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
KẾT LUẬN
Nguồn gỗ tự nhiên khan hiếm là nguyên nhân làm cho thị trường gỗ ván ép nhân tạo nói chung và gỗ ván ép plywood trở nên sôi động. Nắm bắt được nhu cầu này, Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh từ khi thành lập vào tháng 10/2009 đã tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ ván ép plywood sang thị trường nước ngoài và thu được những thành công nhất định. Chuyên đề thông qua nghiên cứu đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty từ năm 2009 – 2012 đã chỉ ra được những thành tựu và hạn chế trong xuất khẩu của công ty Hải Linh trong giai đoạn này. Về thành tựu, quy mô xuất khẩu hàng năm đều có sự tăng trưởng, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Điều đó cho thấy được nỗ lực của Công ty trong việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường mới trong điều kiện doanh nghiệp tiềm lực còn hạn chế chưa có bộ phân riêng làm công tác marketing quốc tế và nghiên cứu thị trường. Hình thức xuất khẩu ủy thác của Hải Linh bước đầu có sự phát triển. Bên cạnh những thành tựu nêu trên, hoạt động xuất khẩu Công ty vẫn có những hạn chế nhất định như kim ngạch xuất khẩu tăng tuy nhiên mức tăng vẫn ở mức thấp, thiếu những hợp đồng giá trị lớn, thị trường xuất khẩu mặc dù đã được mở rộng nhưng vẫn còn nhỏ bé chỉ tập trung vào một số thị trường ở châu Á và Đông Nam Á, Sản phẩm thiếu tính đa dạng mới khai thác xuất khẩu hai loại sản phẩm. Nguyên nhân là do hạn chế về tiềm lực tài chính, hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến sản phẩm chưa được đầu tư và chuyên môn hóa, chất lượng nguồn lao động còn thấp…Hơn nữa, do tác động của khủng hoảng suy thoái doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng, nguồn nguyên liệu phải phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu…
Chuyên đề dựa trên những đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong xuất khẩu của Công ty đề xuất và kiến nghị những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu ở Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015. Trong đó, Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, chuyên môn hóa hoạt động marketing, tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực đặc biệt nguồn nhân lực xuất nhập khẩu thông qua tuyển dụng có tính lọc cao, khảo sát kiểm tra thường xuyên… Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm trong thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm COC trong thời tới. Kiến nghị với nhà nước đẩy mạnh công tác thông tin và xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho ngành gỗ và chế biến gỗ, tiến tới quản lí rừng bền vững và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất gỗ…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính (2010), Công văn 1079/BTC về việc thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu,http://thuvienphapluat.vn/archive/Cong- van/Cong-van-1079-BTC-CST-thue-xuat-nhap-khau-doi-voi-mat-hang- go-xuat-khau-vb118291t3.aspx
2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên) (2010), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
3. Tuấn Đạt (2010), “Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam: Cần giảm dần sự phụ thuộc vào gỗ nhập khẩu”,
http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx? cn_id=408698&co_id=30066
4. Fao (2010), “Forecasts and analysts”,
http://www.fao.org/docrep/w7705e/w7705e0o.htm
5. Thanh Giang (2012), “Ngành gỗ chế biến Việt Nam: Yếu và thiếu!”, http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1372&Style=1&ChiTiet=55505 6. Norman Havens (2011), “Japanese Plywood: a brief
introduction”,http://www2.gol.com/users/nhavens/htmlfile/jply01.html 7. Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (2011), “Thực trạng ngành công
nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”,
http://www.vietnamforestry.org.vn/LinkedFiles/NFP/VIFOREST/9020 9-%20Bao%20cao%201%20-%20cong%20nghiep%20che%20bien %20go%20thach%20thuc%20va%20co%20hoi%5B1%5D.pdf
8. Nguyễn Thị Hường, Tạ Lợi (Đồng chủ biên) (2007), Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương lí thuyết và thực hành, tập 1, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
9. Ministry of Agriculture, forestry and fisheries (2008), “Japanese Agricutural Standard for plywood”,
http://www.famic.go.jp/english/jas.pdf
10.Thảo Nguyên (2011), “Ván nhân tạo – mặt hàng xuất khẩu giàu tiềm năng”, http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n75298/Van-nhan-tao- %E2%80%93-mat-hang-xuat-khau-giau-tiem-nang
11.Anh Ngọc (2013), “Thuế xuất khẩu đói với mặt hàng
gỗ”,http://www.tapchitaichinh.vn/Bo-Tai-chinh-tra-loi/Thue-xuat- khau-doi-voi-mat-hang-go/20098.tctc
12.Duy Phong (2011), “Nhìn lại chặng đường thực hiện dự án 5 triệu hecta rừng”, http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-
thitruong/2011/6/28854.html
13.Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương (2009), “Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản giới thiệu về hệ thống tiêu chuẩn JAS”, http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&catid=45:Qu%E1%BA%A3n%20l %C3%BD%20Ti%C3%AAu%20chu%E1%BA%A9n%20- %20Ch %E1%BA%A5t%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng&id=1570:thng-v-vit- nam-ti-nht-bn-gii-thiu-v-h-thng-tieu-chun-jas 14. Đông Thành (2012), “Công nghệ phụ trợ ngành gỗ…vẫn chỉ là phụ”, http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-cong-nghiep-phu-tro-nganh- go-van-chi-la-phu-4493.html
15.Thanh Trà (2012), “Ngành gỗ chế biến: Vượt rào để nắm cơ hội”, http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-nganh-che-bien-go--vuot- rao-can-de-nam-co-hoi-2664.html
16. Phạm Thái (2012), “Sản xuất ván nhân tạo vào khuôn khổ”, http://www.baomoi.com/San-xuat-van-nhan-tao-vao-khuon-
kho/45/10044119.epi
17.Hoàng Thế Thỏa (2013), “Tác động từ quyết định giảm lãi suất”, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Tac-dong-tu-quyet-dinh-giam-lai- suat/20133/165140.vgp
18.Tuấn KD (2011), “Xuất khẩu gỗ 2011: Đơn hàng đầy, nguyên liệu vơi”, http://ctat8.vn/News/90/791/xuat-khau-go-2011-don-hang-day- nguyen-lieu-voi-.aspx
19.Xúc tiến thương mại (2012), “Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam vẫn gặp khó khăn do biến động thị trường”,
http://xttm.agroviet.gov.vn/XTTMSites/vi- VN/69/58/231/61550/Default.aspx