Thách thức

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015 (Trang 58)

Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp chế biến gỗ, do đó phải tiếp tục phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu với giá thành ngày càng gia tăng đẩy giá cả xuất khẩu tăng cao giảm lợi thế cạnh tranh về

giá cả của Hải Linh. Hiện nay, với sản lượng xuất khẩu tăng hằng năm, cùng với thị trường xuất khẩu ngày càng rộng mở, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện đứng thứ 6 trên thế giới, đứng thứ 2 ở Châu Á và đứng đầu Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong tổng diện tích rừng gần 13,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên chiếm 77%, rừng trồng 23%, rừng mới trồng (chưa đạt tiêu chuẩn rừng và không được tính tỷ lệ che phủ rừng) chiếm gần 2,7%, mật độ cây lấy gỗ còn thấp chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu gỗ. Do vậy, việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn khá lớn, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm gỗ. Trong khi đó, nguồn cung ứng gỗ nguyên liệu lại giảm do tác động của việc đóng cửa rừng của thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Viêt Nam như: Lào, Indonesia…Thêm vào đó, doanh nghiêp chế biến ván nhân tạo hiện nay chịu sự cạnh tranh gay gắt về nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào - chủ yếu là các loại cây rừng trồng có tuổi thọ 6 -10 năm từ doanh nghiệp chế biến dăm gỗ và chế biến sản xuất giấy. Đặc biệt, khi ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang đứng đầu thế giới có hàng trăm các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ hoat động trên cả nước thì sự cạnh tranh về gỗ nguyên liệu đầu vào lại càng trở nên khốc liệt.

Về rào cản kĩ thuật, Đạo luật về truy xuất nguồn gốc gỗ vào thị trường Mỹ, đạo luật FLEGT (tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản) của EU có hiệu lực vào 3/2013 buộc phải xuất khẩu sản phẩm gỗ làm từ gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hoặc có chứng chỉ FSC (Bộ tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới về cấm buôn bán gỗ và các sản phẩm từ nguồn bất hợp pháp) làm giảm khả năng mở rộng thị trường sang thị trường tiềm năng lớn như EU và Hoa Kì. Theo yêu cầu của châu Âu và Mỹ, phải sử dụng 70% nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 30% còn lại là gỗ có nguồn gốc, các lô đồ gỗ nhập vào EU phải minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc gỗ nguyên liệu mới cho nhập khẩu. Trong khi nguồn gỗ trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu chứng

minh nguồn gốc xuất xứ, trên địa bàn cả nước mới có khoảng 20,000 hécta rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 9,900 hécta vùng nguyên liệu để phục vụ nhà máy giấy của Nhật tại Quy Nhơn, trên 10 ngàn hécta là nguyên liệu của Công ty giấy Bãi Bằng, chỉ có khoảng chưa đầy 300 hécta rừng chứng chỉ FSC thuộc quyền sử dụng của một nhóm hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị. Sản phẩm gỗ ván ép plywood của Hải Linh xuất sang thị trường nước ngoài sẽ là gỗ nguyên liệu để chế tác các sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ, nội ngoại thất. Khi những sản phẩm đồ gỗ này được xuất khẩu sang nước thứ ba – nước áp dụng các quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ thì đây sẽ là tiêu chuẩn mà đối tác nhập khẩu gỗ váp ép đòi hỏi Hải Linh phải đáp ứng.

Bối cảnh nền kinh tế thế giới, sau 4 năm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – 2009 nền kinh tế các quốc gia vẫn lâm vào khủng hoảng, các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ và Nhật Bản tuy có chút cải thiện vào năm 2012 nhưng thời gian tới vẫn là giai đoạn đầy khó khăn và thách thức. Trong khi đó ở khu vực châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone vẫn tiếp tục lan rộng và chưa có lối ra tác động tiêu cực đến thị trường xuất nhập khẩu của thế giới cũng như Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước phát triển giảm, các nhà đầu tư thuộc nhiều tập đoàn kinh tế thế giới lại khá thận trọng trong chi tiêu dẫn tới khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh rất khó. Nền kinh tế thế giới thời gian tới vẫn thực sự khó khăn cả ở phía cung lẫn phía cầu. Cung yếu làm suy giảm cầu và cầu suy giảm không kích thích được cung. Những vấn đề như bảo hộ mậu dịch, rào cản kĩ thuật, biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm nguyên liệu, năng lượng… càng làm trầm trọng hơn bối cảnh kinh tế thế giới vì thế việc tăng tốc độ và quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam như các năm trước là rất khó khăn.

lãi suất cơ bản được Ngân Hàng nhà nước tiếp tục hạ xuống tuy nhiên khả năng tiếp cận với những nguồn tín dụng này vẫn còn rất hạn chế, điều kiện cho vay trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân là do hê thống ngân hàng chịu tác động tiêu cực từ khủng hoảng nợ xấu và bong bóng bất động sản nhà đất 2012 nên thận trọng hơn trong việc cho vay.

Những năm tới đây, Việt Nam tiếp tục thực hiện những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, tài chính, bán lẻ, dich vụ liên quan đến sản xuất theo biểu cam kết gia nhập WTO, bên cạnh những cơ hội lớn như giảm thuế suất xuất nhập khẩu đầu ra đầu vào, rào cản thương mại dần được dỡ bỏ...vẫn tồn tại những thách thức không nhỏ. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chịu sự canh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường xuất khẩu của mình, đối mặt với hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng khó khăn và tinh vi hơn để bảo hộ nền sản xuất của quốc gia nhập khẩu. Hơn nữa, hiện nay, trong cơ chế thị trường với chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất xuất khẩu càng làm tăng tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh trong nước, đòi hỏi Hải Linh phải có bước đi vững chắc, linh hoạt, chủ động sáng tạo khẳng định vị thế của Công ty.

Việt Nam là một trong 20 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu. Mùa khô tình trạng hạn hán, cháy rừng diễn ra rất phổ biến cộng thêm việc khai thác trái phép gỗ, chắt phá rừng làm nương rẫy diễn ra tràn lan càng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Trong tương lai nếu không có biện pháp đóng cửa rừng, thắt chặt hoạt động khai thác bừa bãi, phủ xanh đồi trọc thì tài nguyên rừng – đầu vào cho ngành công nghiệp gỗ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w