Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015 (Trang 54)

Một là, khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp còn hạn chế. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là một trong ba nguồn vốn chủ yếu để Hải Linh thực hiện xuất khẩu hàng hóa bao gồm nguồn vốn tự có, tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại do nhà nhập khẩu cung cấp. Đầu năm 2011, khi chỉ số lạm phát của Việt Nam tăng cao, Nhà nước ra sức thắt chặt tín dụng nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô làm lãi suất cho vay tăng cao đột ngột, có thời kỳ doanh nghiệp phải vay với lãi suất lên tới 20% - 25% không kích thích các doanh nghiệp vay vốn. Năm 2012, nỗ lực làm giảm lãi suất cho vay của Ngân Hàng nhà nước đã được đưa ra giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ tuy nhiên nguồn vốn cho vay ít, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu vay là rất lớn, điều kiện cho vay ngặt nghèo Hải Linh khó tiếp cận được, đây là nguyên nhân khiến Công ty không thể kí kết và thực hiện các hợp đồng lớn trong thời gian qua.

Hai là, ở Việt Nam còn thiếu các trung tâm khảo sát nghiên cứu thị trường quốc tế. Trước khi mở rộng sang một thị trường nào đó, các doanh nghiệp đều phải tiến hành thu thập thông tin về thị trường để có định hướng xuất khẩu cụ thể. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để tổng hợp, thu thập thông tin một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Do đó cần sự hỗ trợ của các cơ quan, trung tâm chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy vậy, hoạt động của

các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam còn mờ nhạt, chưa phát huy được vai trò cung cấp thông tin tham khảo cần thiết cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Hải Linh nói riêng để các doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược xuất khẩu và mở rộng thị trường của mình.

Ba là, hoạt động xúc tiến quảng bá cho sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài chưa được Nhà nước quan tâm đầu tư. Nhà nước chưa có định hướng rõ ràng cho việc xúc tiến quảng bá sản phẩm gỗ. Hiện nay, ở Việt Nam mới có một cơ quan duy nhất thực hiện hoạt động xúc tiến là cục Xúc tiến Thương Mại. Các hoạt động xúc tiến chưa có nhiều tác dụng, ở Việt Nam hàng năm chỉ có thể thực hiện được một số hội chợ triển lãm như hội chợ Hồ Chí Minh Expo. Số doanh nghiệp được giới thiệu tham gia hội chợ quốc tế như Hội chợ Expo, Hight Point còn rất ít.

Bốn là, quản lí rừng thiếu bền vững chưa đáp ứng được yêu cầu về chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Mặc dù quy định về chuỗi hành chỉnh sản phẩm COC được Hội đồng quản trị rừng thế giới FSC ban hành từ 1999, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quản lí rừng theo mô hình này.

Năm là, nguyên vật liệu sản xuất gô ván ép plywood chủ yếu vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu do thiếu nguyên liệu và ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Như đã phân tích ở chương 1, việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam vẫn còn khá lớn, hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập trên 80% nguyên liệu gỗ trong khi diện tích rừng thế giới ngày càng thu hẹp đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao. Hơn nữa, ở Việt Nam ngành công nghiệp phụ trở cho ngành công nghiệp gỗ chưa phát triển từ keo kết dính, sơn phủ bề mặt…đều phải nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w