Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm (Trang 63)

Trong tình hình khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng đều lâm vào tình trạng kiệt quệ, thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã cho ra nhiều gói hỗ trợ nhưng chủ yếu tập trung vào kích cầu mà ít hỗ trợ các doanh nghiệp.

Thiết bị y tế là mặt hàng có giá trị rất lớn, cần lượng vốn lớn cho hoạt động, công ty hầu như không đủ vốn lưu động để tự nhập khẩu mà phải dựa nhiều vào phần trả trước của chủ đầu tư, hạn mức của ngân hàng hoặc từ khoản thanh toán của các dự án trước.

Hơn nữa, khách hàng chủ yếu của mặt hàng này hầu hết là các cơ sở công lập, chi tiêu bằng nguồn vốn Ngân sách. Khi Chính phủ thắt chặt chi tiêu công, điều này ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch mua sắm mới, bổ sung, thay thế thiết bị hay thanh toán cho các kế hoạch mua sắm trước của các cơ sở này. Điều này ảnh hưởng gián tiếp tới dòng tiền của doanh nghiệp nhập khẩu.

Vì vậy, doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị y tế đang rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Tăng đầu tư cho y tế, giáo dục không chỉ góp phần an sinh xã hội mà còn làm tăng dung lượng của thị trường thiết bị y tế nhập khẩu. Chính phủ cần có các gói hỗ trợ, các khoản vay với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp xét theo năng lực kinh doanh và uy tín trên thị trường.

Chính phủ cũng cần chỉ đạo các ngân hàng nên sự linh hoạt, thông thoáng trong chính sách cho vay, bảo lãnh, cấp hạn mức cho doanh nghiệp, nên có sự phân loại doanh nghiệp theo uy tín, kết quả kinh doanh, theo vùng, theo lĩnh vực để có các hướng ứng xử với từng nhóm doanh nghiệp vì nó sẽ là đòn bẩy hữu hiệu cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w