Giải pháp sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm (Trang 60)

Để nhập khẩu thiết bị y tế đòi hỏi phải có một số vốn lớn. Do đặc điểm công ty là kinh doanh cùng lúc nhiều mặt hàng nên lượng vốn lưu động của công ty không chỉ dành riêng cho thiết bị y tế mà phải chia cho các lĩnh vực khác. Để đạt được kết quả cao trong hoạt động nhập khẩu TTBYT trong khi lượng vốn đang eo hẹp công ty phải làm tốt công tác sử dụng vốn bao gồm:

Sử dụng linh hoạt các dòng tiền của công ty, tiền được thanh toán từ các dự án trước, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn; yêu cầu khách hàng tạm ứng trước một phần giá trị hợp đồng; thanh toán từng phần với đối tác nước ngoài, sử dụng hạn mức ngân hàng để làm bảo lãnh; liên kết với các đối tác khác để có thể tranh thủ vốn của họ.

Tăng việc thực hiện các phương án kinh doanh trong mảng làm thầu vì các dự án này thường không phải vay vốn, có thể chỉ cần sử dụng bảo lãnh của ngân hàng, tín chấp để tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng.

Tính toán các chi phí thời gian thu hồi vốn trong kinh doanh cũng như dự tính trước những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.

Hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng để giảm các chi phí phạt, chi phí sửa chữa không đáng có. Thường xuyên đốc thúc các đối tác nhanh chóng hoàn thiện hàng hóa, chứng từ, thực hiện làm đúng ngay từ đầu, đẩy nhanh tiến độ bàn giao để nhanh chóng được thanh toán.

Hằng năm, TOCONTAP HANOI được cấp một lượng hạn mức nhất định từ các ngân hàng nhưng thời hạn hết hạn mức của mỗi ngân hàng lại khác nhau và không được kiểm soát sát sao, đôi khi gần thời điểm hết hạn mức mới phát hiện trong khi quá trình thương thảo, đàm phán hạn mức mới thường rất mất thời gian. Trong giai đoạn không còn hạn mức, công ty buộc phải vay, từ đó phát sinh lãi vay và nhiều chi phí khác. Do vậy, liên lạc thường xuyên với ngân hàng, nhờ họ thông báo tình hình cấp hạn mức, tránh để tình trạng hết hạn mức là một giải pháp vốn không khó thực hiện nhưng mang lại nhiều lợi ích.

Bên cạnh quan hệ với các ngân hàng lớn, nên mở rộng thêm quan hệ với các ngân hàng nhỏ để tranh thủ nguồn hạn mức từ họ. Mặc dù chi phí sử dụng vốn cao hơn và lượng han mức cung cấp cũng không bằng ngân hàng lớn nhưng trong tình hình đói vốn, đây có thể coi là biện pháp tạm thời hữu hiệu.

Tăng nhanh tốc độ luân chuyển các mặt hàng để không cần tăng thêm lượng vốn lưu động mà hiệu quả sử dụng vốn lại tăng lên. Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn và tránh tình trạng ứ đọng vốn hay dây dưa trong thanh toán tiền hàng.

Là công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng, vì vậy công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng có thế mạnh để tăng nhanh lượng vốn lưu động phục vụ nhập khẩu TTBYT.

Ngoài ra còn phải quản lý tốt chất lượng hàng dự trữ, thanh lý kịp thời hàng tồn kho để giải phóng vốn.

Khi bỏ vốn ra hoạt động kinh doanh phải xây dựng được các phương án kinh doanh khả thi để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao.

Thường xuyên cập nhập phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đồng vốn để kịp thời đề ra các phương án đối phó thích hợp. Thực hiện các chế độ trách nhiệm vật chất đối với quá trình sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w