Trang thiết bị y tế là các loại máy móc, vật tư phục vụ cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không chỉ chất lượng các mặt hàng trang thiết bị y tế được từng bước hiện đại mà số lượng cũng ngày càng đa dạng. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, TOCONTAP đã tham gia hàng chục hợp đồng nhập khẩu lớn nhỏ với hàng trăm mặt hàng khác nhau. Để có thể xem xét cụ thể cơ cấu hàng trang thiết bị y tế nhập khẩu của TOCONTAP, trước hết cần phân loại các thiết bị này vào các nhóm lớn.
Theo Thông tư số 13/2002/TT-BYT ngày 13 tháng 12 năm 2002 về việc hướng dẫn điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế (thực hiện Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/6/2002 của Chính phủ), trang thiết bị y tế được hiểu là bao gồm các loại máy, thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong đó, trang thiết bị y tế được chia thành bốn loại:
1. Thiết bị y tế: bao gồm các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học và đào tạo trong lĩnh vực y tế.
2. Phương tiện vận chuyển chuyên dụng: bao gồm phương tiện chuyển thương (Xe chuyển thương, xuồng máy ghe máy chuyển thương, xe ô tô cứu thương). Xe chuyên dùng lưu động cho y tế (X quang, xét nghiệm lưu động, chuyên chở vacxin...).
3. Dụng cụ, vật tư y tế: gồm các loại dụng cụ, vật tư, hoá chất xét nghiệm được sử dụng cho công tác chuyên môn trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.
4. Các loại dụng cụ, vật tư cấy, ghép trong cơ thể như xương nhân tạo, nẹp vít cố định xương, van tim, máy tạo nhịp tim, ống nong mạch, ốc tai điện tử, thuỷ tinh thể.
Tuy nhiên, TOCONTAP không nhập khẩu các dụng cụ, vật tư cấy, ghép trong cơ thể nên xét theo tiêu chí này, ta có cơ cấu nhập khẩu của trang thiết bị y tế của công ty theo 3 nhóm mặt hàng. Thống kê về mặt số lượng của từng nhóm hàng cho ta kết quả ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Số lượng thiết bị y tế nhập khẩu theo từng nhóm hàng của công ty giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Đơn vị tính: Theo mặt hàng Nhóm hàng nhập khẩu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 9 tháng 2013
Máy, thiết bị (máy/hệ thống)
202 180 42 228 120 32 339 489
Bộ dụng cụ, vật tư tiêu hao, hóa chất
7 91 11 15.585 120 9 413 34
Phương tiện vận chuyển chuyên dụng (chiếc)
1 1 0 58 2 0 0 0
Tổng 210 272 53 15.871 242 41 752 523
Nguồn: Phòng Tổng hợp
Bảng 2.5 được thống kê dựa trên số liệu hiện vật của từng nhóm mặt hàng. Bảng được cụ thể hóa trong Phụ lục (đính kèm ở cuối bài viết). Từ bảng 2.5, có thể thấy máy, thiết bị là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu hàng thiết bị y tế. Xét về mặt số lượng, lượng máy nhập về thấp hơn so với dụng cụ. Còn phương tiện chuyên dụng được nhập với số lượng rất ít.
Tuy nhiên mỗi loại mặt hàng có giá trị chênh lệch rất lớn. Do đó, để tính toán cơ cấu mặt hàng khó có thể quy theo đơn vị hiện vật. Do đó, bài viết sẽ tính toán cơ cấu mặt hàng theo giá trị.
Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng TBYT theo giá trị của từng nhóm hàng giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Đơn vị tính: % Nhóm hàng nhập khẩu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 9 tháng 2013 Máy, thiết bị 87,5 87,9 82,5 91,2 94,3 99,2 95,8 96,3 Bộ dụng cụ, vật tư tiêu hao, hóa chất 11,8 10,9 17,5 5,9 4,6 0,8 4,2 3,7
Phương tiện vận chuyển chuyên dụng
0,7 1,2 0 2,9 1,1 0 0 0
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 2.6 lại cho thấy giá trị nhập khẩu hàng năm của máy móc, thiết bị luôn chiếm khoảng 80% đến 90% tổng lượng nhập khẩu. Trong khi đó, vật tư hóa chất, phương tiện vận chuyển có tỷ trọng khá thấp thậm chí năm 2011 và giai
đoạn từ đầu năm đến nay, công ty không nhập phương tiện vận chuyển chuyên dụng nào. Điều này không khó giải thích khi so sánh về mặt giá trị cũng như khối lượng cũng như kích cỡ, dụng cụ vật tư có giá trị thấp hơn nhiều so với máy móc. Với một nguồn kinh phí có hạn, khách hàng thường chỉ lựa chọn thay mới các chi tiết, bộ phận, tăng trang bị các dụng cụ, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh chứ ít có điều kiện thay mới, bổ sung máy móc, thiết bị. Hơn nữa nhu cầu dụng cụ, vật tư tiêu hao cũng thường xuyên hơn, cần được bổ sung liên tục hơn máy móc. Dụng cụ, vật tư lại gọn nhẹ, dễ giao nhận và không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật sử dụng của đơn vị tiếp nhận. Khi tiến hành nhập khẩu máy chính thường phải nhập khẩu kèm các bộ dụng cụ, vật tư tiêu hao của thiết bị đó. Tuy nhiên, có một số năm, lượng máy nhập khẩu chiếm đa số trong số lượng TBYT nhập khẩu của công ty là do công ty thực hiện các dự án hỗ trợ y tế có nguồn vốn từ Chính phủ hoặc nguồn vốn tài trợ nước ngoài cho các bệnh viện nên đối tượng mặt hàng sẽ là các máy móc, hệ thống máy móc nhằm nâng khả năng chăm sóc y tế cũng như mức độ hiện đại cho các cơ sở y tế này. Còn đối với phương tiện vận chuyển chuyên dụng như xe cứu thương, xe đẩy bệnh nhân, xe truyền máu cấp cứu một số có thể mua của các hãng ô-tô trong nước tuy nhiên nhu cầu sản phẩm này không thường xuyên, thời gian sử dụng dài, lâu phải thay thế.