Xuất một số phương án chiến lược cụ thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang (Trang 90)

II. Theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật

2. xuất một số phương án chiến lược cụ thể

2.1. Lựa chọn phương án

Để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao vị thế trên thương trường, công ty Cổ phần xi măng Tuyên Quang cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển với nhiều sự đổi mới để có thể tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh, đồng thời tiến hành kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực khác.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Quang Huy

Trên cơ sở đánh giá các phương án chiến lược, phân tích tính khả thi của các phương án tác giả lựa chọn phương án chiến lược là: Đổi mới hệ thống máy móc, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, chú trọng hoạt động quảng cáo để đương đầu với cạnh tranh.

Bởi thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là sự cạnh tranh từ nhiều phía. Vấn đề nan giải nhất là áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ hiện tại. Điều đó khẳng định việc doanh nghiệp cần hạn chế thách thức, đối đầu hiệu quả với nó chứ không phải là việc tìm cách nắm lấy cơ hội. Vấn đề thứ hai là các điểm mạnh - việc công ty có thể làm lại không thể đối đầu hiệu quả với thách thức đó. Công cụ cạnh tranh mà đối thủ đang sử dụng đạt được thành công là chất lượng, thương hiệu. Những điều đó lại là những điểm yếu của công ty.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang trong giai đoạn tái cấu trúc, những khó khăn chung của nước nhà, việc tận dụng các cơ hội xem ra như việc “ đếm cua trong hang”- chưa thể chắc chắn mang lại sự phát triển cho công ty. Ngoài ra, các điểm mạnh hiện nay của công ty là quá ít so với các đối thủ trực tiếp, đặc biệt là xi măng VINACOMIN-Tân Quang.

Công ty sẽ cần phải có những giải pháp để hạn chế tình trạng mất đi những khách hàng thân quen do không có đủ sản phẩm cung cấp ra thị trường dân dụng, vì mỗi năm công ty phải cung cấp cho dự án bê tông hóa đường nông thôn một phần lớn sản lượng.

Lựa chọn phương án “Đổi mới hệ thống máy móc, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, chú trọng hoạt động quảng cáo để đương đầu với cạnh tranh.” đồng nghĩa với việc công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang sẽ lựa chọn phương án phát triển chậm nhưng chắc. Trước mắt công ty sẽ tái cấu trúc lại để đương đầu với những khó khăn trước mắt, sau đó sẽ có những chiến lược phát triển lâu dài để gây dựng lại vị thế trước đây cũng như phát triển lên tầm cao mới.

2.2. Nội dung chiến lược

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Quang Huy

Xuất phát từ phương án chiến lược này tác giả đề xuất chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang là : Chiến lược chi phí thấp. Theo đuổi chiến lược chi phí thấp giúp cho doanh nghiệp có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh về chi phí, theo đuổi chiến lược chi phí thấp có hai ưu điểm.

Thứ nhất vì có chi thấp nên doanh nghiệp có thể đặt giá thấp hơn đối thủ nhưng vẫn có mức lợi nhuận bằng họ. Tuy nhiên, với giá thành thấp đó thì chất lượng của xi măng Tuyên Quang vẫn phải đảm bảo tuyệt đối về mặt chất lượng sản phẩm, điều này đòi hỏi công ty cần chú trọng thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhiều hơn.

Thứ hai, cạnh tranh ngành tăng và các doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh với nhau bằng giá, công ty xi măng Tuyên Quang có khả năng chịu đựng được cạnh tranh tốt hơn các doanh nghiệp khác.

Với chiến lược Chi phí thấp thì công ty xi măng Tuyên Quang sẽ phải chú trọng nhiều hơn đến các chi phí đầu vào, điều này là hoàn toàn có thể vì ngoài điện và than, các yếu tố đầu vào khác đều nằm trong dây chuyền sản xuất của công ty.

Trước mắt công ty sẽ tái cấu trúc lại để đương đầu với những khó khăn trước mắt, sau đó sẽ có những chiến lược phát triển lâu dài để gây dựng lại vị thế trước đây cũng như phát triển lên tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w