III. ĐIỂU CHỈNH QUỐC TẾ QUAN HỆ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
a) Bộ luật xử sự về chuyển giao công nghệ
Trong khuôn khổ UNCTAD đã diễn ra các cuộc thương lượng nhằm soạn thảo một Bộ luật bao gồm các quy phạm và nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong vấn đề chuyển giao công nghệ mang tính chất thương mại. Bộ luật này được dự định áp dụng rộng rãi đối với tất cả các bên của quan hệ này, ở mọi nước hay nhóm nước. Tuy nhiên, Bộ luật có dành cho các nước đang phát triển một số ưu đãi nhất định.
Mục đích của Bộ luật được ghi rõ là nhằm thiết lập hệ thống tiêu chuẩn công bằng chung cho quan hệ chuyển giao công nghệ, để các bên, nhất là các nước đang phát triển, có được kỹ thuật phụ vụ xây dựng và phát triển kinh tế; cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các bên để tạo lòng tin giữa họ với nhau; giới hạn các chính sách có tính chất hạn chế kinh doanh trong quan hệ chuyển giao công nghệ.
Các nguyên tắc quan trọng sau đây đã được ghi nhận trong Bộ luật: i) quyền tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật của các quốc gia: ii) bình đẳng
chủ quyền giữa quốc gia chuyển giao và quốc giao và quốc gia nhận công nghệ; iii) các quốc gia có quyền ban hành luật lệ điều chỉnh quan hệ chuyển giao công nghệ; iv) hợp tác quốc tế, đồng thời có một số ưu đãi đối với các nước đang phát triển; v) các bên cùng có lợi; và vi) chấp nhận quyền sở hữu tài sản công nghiệp. Bộ luật quy định một số khuôn khổ cho luật quốc gia liên quan đến chuyển giao công nghệ, không công nhận việc phân biệt đối xử về chính trị hay thực hiện những hạn chế kinh doanh trong các thoả thuận về chuyển giao công nghệ, ấn định khung quyền hạn và nghĩa vụ của các bên và một số ưu đãi cho các nước đang phát triển.
Trong quá trình soạn thảo Bộ luật, sự tranh cãi tập trung vào việc xác định việc thực tiễn hạn chê kinh doanh, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến thoả thuận chuyển giao công nghệ và hiệu lực pháp lý cần thiết của Bộ luật. Việc xác định các thực tiến hạn chế kinh doanh gặp phải khó khăn chủ yếu là do các nước phát triển, mà đằng sau họ chính là các công ty tư bản xuyên quốc gia, muốn duy trì các thực tiễn này để ràng buộc các bên nhận công nghệ theo những điều kiện của họ. Hạn chế sự phát triển độc lập của các nước đang phát triển.
Vấn đề luật áp dụng trong quan hệ chuyển giao công nghệ có tầm quan trọng thiết yếu vì đó là phương tiện đảm bảo lợi ích của các bên liên quan, nhất là trong tình huống có tranh chấp. Các nước phát triển chủ trương các bên tham gia hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền tự lựa chọn luật áp dụng trong quan hệ của họ. Các nước đang phát triển, nhìn chung, chủ trương áp dụng luật quốc gia nơi xảy ra tranh chấp, có nghĩa là luật của các nước tiếp nhận công nghệ.
Trong khi các nước đang phát triển mong muốn soạn thảo và ký kết được một văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ thì các nước phát triển chống lại mạnh mẽ và chủ trương soạn thảo một bộ luật xử sự chỉ có giá trị khuyến nghị và hướng dẫn cho các hoạt động này.
Quá trình thương lượng để hoàn tất bộ luật còn tiếp tục và sự hình thành của một dự thảo với những nội dung nên trên đây cho thấy mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế đối với việc điều chỉnh pháp lý quan hệ chuyển giao công nghệ, đồng thời cũng đánh dấu một mối quan hệ.