Trưng thu tài sản, những thay đổi đơn phương về phía nước nhận đầu tư

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 33)

III. ĐẦU TƯ TƯ NHÂN NƯỚC NGOÀI 1 Các nguồn luật liên quan

c) Trưng thu tài sản, những thay đổi đơn phương về phía nước nhận đầu tư

nhìn tổng quát, không phải là một chính sách khuyến khích đầu tư tích cực. Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài cũng không an tâm trước sự bất ổn và khó đoán trước của một chế độ thuế cho phép miễn thuế lúc này, sau đó lại tăng thuế để bù lại những thất thu do việc miễn thuế lúc trước. Các văn kiện quốc tế liên quan đến đầu tư, như Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về đối xử với đầu tư nước ngoài, khuyến nghị các quốc gia nhận đầu tư thực hiện một chế độ thuế hợp lý và ổn định; trường hợp thực sự cần áp dụng miễn thuế, thì nên xác định rõ các lĩnh vực có thể được miễn thuế và áp dụng không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước với các thủ tục gọn nhẹ.

Ngoài ra, các quốc gia có công dân hay tổ chức xuất khẩu đầu tư sang các nước đang phát triển được khuyến khích áp dụng các biện pháp ưu đãi về tài chính để tạo thuận lợi cho dòng đầu tư đó.

c) Trưng thu tài sản, những thay đổi đơn phương về phía nước nhận đầu

Mỗi quốc gia sẽ không trưng thu một phần hay toàn bộ đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ của mình, hay có những biện pháp đem lại hiệu quả tương tự, trừ khi việc đó thực hiện theo đúng các thủ tục pháp lý hiện hành, một cách thiện chí, vì mục đích công cộng không phân biệt đối xử trên cơ sở quốc tịch và phải có bồi thường thích đáng. Một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, còn quy định rõ trong Luật đầu tư nước ngoài của mình rằng sẽ không tiến hành quốc hoá đầu tư nước ngoài.

Vấn đề gây tranh cãi nhiều ở đây liên quan đến các biện pháp bồi thường khi tiến hành trưng thu tài sản nước ngoài. Đa số các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương ghi nhận công thức bồi thường “đầy đủ, hữu nghị và nhanh chóng”. Luật quốc gia của nhiều nước, cả nước đáng phát triển và phát triển, sử dụng thuật ngữ chung hơn, như “công bằng” hay “thoả đáng”

để mô tả đòi hỏi liên quan đến bồi thường. Cả hai cách thể hiện đều hàm ý một nội dung như nhau. Theo các quyết định của trọng tài quốc tế, mức độ bồi thường tuy thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp.

Trên cơ sở quy định của nhiều hiệp định song phương về đầu tư và các quyết định của trọng tài, Ngân hàng Thế giới đáng khuyến nghị (trong Những

chỉ dẫn về đối xử với đầu tư trực tiếp của nước ngoài) những tiểu chuẩn rất

thực tế để xác định mức độ bồi thường thoả đáng. Theo chỉ dẫn thứ ba, bòi thường được coi là thoả đáng nếu nó dựa trên giá trị thoả đáng trên thị trường của tài sản bị trưng thu. Trường hợp không thoả thuận được thì giá trị đó sẽ được xác định sau khi đã tính đến tất cả các hoàn cảnh có liên quan như tính chất và thời hạn đầu tư.

Còn hai yếu tố quan trọng khác liên quan đến việc xác định thế nào là bồi thường thoả đáng: đó là hiệu quả và thời hạn của việc bồi thường. Luật quốc gia và hiệp định song phương về đầu tư của nhiều nước gắn vấn đền này với quy định về lưu chuyển tư bản. Trên cơ sở thực tiễn này, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị coi sự bồi thường là hữu hiệu nếu nó được trả bằng chính đồng tiền mà nhà đầu tư mang vào (nếu đồng tiền đó còn chuyển đổi được), hay bằng đồng tiền được IMF quy định là được sử dụng tự do, hay một đồng tiền khác mà nhà đầu tư chấp nhận.

Nhiều hiệp định đầu tư song phương đòi hỏi bồi thường cho việc trưng thu đầu tư nước ngoài phải được thực hiện ngày, không chậm trễ; nhưng nhiều quốc gia cho rằng bồi thường ngay không phải là một đòi hỏi hợp lý. Cũng có những hiệp định đầu tư song phương hoặc đa phương thừa nhận ra rằng có thể có những chậm trễ hợp lý trong việc trả bồi thường, do đó chỉ cấm những chậm trễ không hợp lý. Có những hiệp định ghi nhận quốc gia tiến hành trưng thu tài sản có thể gặp khó khăn về ngoại tệ, do vậy có thể bồi thường theo kiểu trả góp, với điều kiện phải thanh toán lãi suất đầy đủ cho những khoản trả chậm.

Trong trường hợp quốc gia sở tại trưng thu tài sản như là một hình phạt do nhà đầu tư vi phạm luật pháp cúa quốc gia đó và trên cơ sở phán quyết của toà án nước sở tại thì không đặt ra vấn đề bồi thường.

Trường hợp xảy ra những thay đổi bất thường trên quy mô rộng lớn (như chiến trang, thay đổi chế độ …), vấn đề bồi thường có thể được giải quyết thông qua thương lượng giữa quốc gia nhận đầu tư và quốc gia mà nhà đầu tư mang quốc tịch; nếu thương lượng không thành thì có thể giải quyết bằng trọng tài quốc tế. Trên thực tế, các quốc gia hoặc quy định cụ thể về cam kết bồi thường trong luật đầu tư nước ngoài của mình, hoặc có những thoả thuận trên cơ sở có đi có lại với các quốc gia khác trong các hiệp định bảo hộ đầu tư.

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w