mỗi quốc gia hoàn toàn có quyền tự hạn chế quyền hạn của chính mình. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng những hạn chế như vậy không phù hợp với chủ quyền quốc gia. Trọng vụ Aminoil, Toà trọng tài đã xem xét về việc có thể dẫn điều khoản ổn định để hạn chế quyền chủ quyền của Côloét trong việc quốc hữu hóa hay không, khi việc quyết định quốc hữu hóa đó không bao gồm biện pháp tịch thu. Quyết định của trọng tài thể hiện một số nguyên tắc sau:
i) Nguyên tắc pacta sunt servanda không vượt lên trên quyền chủ quyền của quốc gia trong việc quốc hữu hóa với điều kiện có bồi thường thích đáng;
ii) Một điều khoản ổn định không có giá trị hạn chế chung đối với chủ quyền của quốc gia, trừ khi trong điều khoản đó quy định rõ ràng cấm quốc hữu hóa và với điều kiện là điều khoản đó được thoả thuận theo đúng luật áp dụng về ký kết hợp đồng và chỉ có giá trị trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Điều khoản ổn định được áp dụng phổ biến trong một số hợp đồng đầu tư ký giữa quốc gia và công ty xuyên quốc gia. Chẳng hạn Hợp đồng giữa Gana và công ty Kaiser Aluminium & Chemical Co. (1984) về việc bán điện cho một cơ sở khai thác nhôm, quy định một chế độ tài chính ổn định trong vòng 20 năm. Cũng công ty nói trên đã đạt được thoả thuận về chế độ tài chính ổn định trong thời hạn là 70 năm với Chính phủ Giamixa cho việc khai thác bôxít ở nước này.
V. ĐIỀU CHỈNH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY XUYÊNQUỐC GIA QUỐC GIA
1. Khái niệm
Nếu như các nước phát triển và các công ty xuyên quốc gia là những tác nhân chính cho việc phát triển các quy định liên quan đến điều chỉnh quốc tế đối với đầu tư nước ngoài, thì các nước đang phát triển lại đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng những khuôn khổ cho điều chỉnh quốc tế đối với
các công ty xuyên quốc gia. Nhiều tổ chức của Liên hợp quốc, tổ chức khu vực và các hiệp hội chuyên ngành, phát nhân quốc tế đã tham gia vào cố gắng nhằm pháp điển hóa các quy phạm và nguyên tắc đặc trưng để điều chỉnh hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Cố gắng nói trên xuất phát từ lập trường của các nước đang phát triển mong muốn xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế mới dựa trên một cơ cấu quốc tế bình đẳng hơn, nhất là trong quan hệ đầu tư quốc tế. Mặc dù đa số các nước đang phát triển đón nhận đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi, song họ vẫn lo ngại về những tác động tiêu cực trong hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.
Ngày nay, điều chỉnh quốc tế đối với các công ty xuyên quốc gia càng trở nên cần thiết vì các công ty này là những nhà đầu tư hàng đầu và trên quy mô vô cùng lớn trong nền kinh tế thế giới.
Một nỗ lực khu vực theo hướng nói trên là Bộ Luật Andin về đầu tư
nước ngoài, thông qua ngày 31 - 12 - 1970. Tháng 6 - 1976 các nước trong tổ
chức OECD thông qua Tuyên bố về đầu từ quốc tế và các công ty đa quốc
gia, trong đó quy định các nguyên tắc chỉ dẫn hoạt động của cá công ty
xuyên quốc gia liên quan đến các lĩnh vực cạnh tranh, hoạt động tài chính, sử dụng các mối quan hệ nghề nghiệp, khoa học kỹ thuật và xuất bản thông tin.
2. Bộ luật về quy tắc xử sự của các công ty xuyên quốc gia
Trong khuôn khổ Liên hợp quốc các cố gắng nhằm điều chỉnh hoạt động của các công ty xuyên quốc gia được thực hiện trong các lĩnh vực cụ thể và chuyên ngành sâu. Có thể kể ra đây một số văn kiện đáng chú ý như:
• Tuyên bó về các nguyên tắc ba bên (giới chủ, công đoàn và quốc gia) của Tổ chức lao động thế giới (ILO) liên quan đến các công ty xuyên quốc gia và chính sách xã hội, thông qua năm 1977.
• Tập hợp các nguyên tắc và quy phạm công bằng trên phạm vi đa phương nhằm kiểm soát các tiễn thương mại hạn chế, được thoả luận dưới sự bảo trợ của UNCTAD thông qua năm 1980.
• Dự thảo hiệp đinh quốc tế về các khoản thanh toán bất hợp pháp, được soạn thảo dưới sự bảo trợ của Hội đồng Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc.
• Bộ luật quốc tế về thương mại hóa các sản phẩm thay thế sữa mẹ, được soạn thảo dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ của Liên hợp quốc dàng cho trẻ em.
• Các nguyên tắc chỉ đạo việc bảo vệ người tiêu dùng được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua năm 1985 trong nghị quyết số 39/248 ngày 9 - 4 - 1985;
• Bộ luật quốc tế về xử sự trong việc phân phát và sử dụng thuốc trừ sâu, được thông qua tháng 11 - 1985.
Việc soạn thảo Bộ luật xử sự của các công ty xuyên quốc gia được thực hiện trong Ủy ban các công ty xuyên quốc gia của Liên hiệp quốc. Đây là nỗ lực quốc tế lớn nhất, toàn diện nhất, xét cả về đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng về địa lý trong lĩnh vực này. Trong quy trình thương lượng, có một sự nhất trí rộng rãi rằng các công ty xuyên quốc gia phải tôn trọng luật lệ và các thủ tục pháp lý của quốc gia nơi chúng được thành lập. Đây là một bằng chứng nói rằng các công ty xuyên quốc gia được đặt dưới thẩm quyền của các quốc gia nơi chúng hoạt động.
Dự thảo Bộ luật quy định:
• Các công ty xuyên quốc gia phải hoạt động theo mục tiêu và ưu tiên phát triển của các quốc gia mà họ đầu tư và đóng góp tích cực vào việc thực thi các mục tiêu đó;
• Các công ty xuyên quốc gia phải tôn trọng truyền thống, giá trị và mục tiêu xã hội và văn hóa của các quốc gia nơi họ hoạt động;
• Các công ty xuyên quốc gia phải tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản tại các nước mà họ hoạt động trong lĩnh vực sử dụng nhân công:
• Hợp tác với các chính phủ sở tại trong việc chuyển vốn và lãi về nước, không gây khó khăn nghiêm trọng cho cán cân thanh toán của nước sở tại;
• Tránh áp dụng chính sách giá cả không phù hợp với giá thị trường; • Tuân thủ luật của nước sở tại về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; • Hợp tác một cách thiện chí với chính phủ sở tại trong việc đàm phán lại các hợp đồng đầu tư khi hoàn cảnh có thay đổi cơ bản.
Dự thảo Bộ luật đã nêu ra những quy phạm cụ thể để điều chỉnh hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (là những yếu tố quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng không được coi là chủ thể của luật quốc tế). Tuy nhiên, bên cạnh giá trị pháp lý hạn chế của một văn kiện được coi là bộ luật xử sự, có một thực tiễn đáng tiếc nữa là việc thương lượng để đi đến thông qua văn kiện này vẫn chưa được hoàn tất.
Tất cả những phân tích trên đây về điều chỉnh pháp lý đầu tư quốc tế cho thấy các quy phạm pháp lý quốc tế đầu tư quốc tế cho thấy các quy phạm pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này còn đang trong quá trình pháp triển, chưa hoàn chỉnh và chưa có tính vững chắc. Các quy phạm này đang được dần dần hình thành, phản ánh nhu cầu và thực tế của cộng đồng quốc tế và được khẳng định bằng việc xuất hiện ngày càng nhiều các văn kiện pháp lý quốc gia, song phương, khu vực và đa phương điều chỉnh đầu tư trực tiếp của người nước ngoài.
Chương III
ĐIÊU CHỈNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂNGIAO CÔNG NGHỆ GIAO CÔNG NGHỆ