Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ:

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 56)

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

2. Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ:

Thông thường nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm các điều khoản chính sau đây:

- Các bên ký kết hợp đồng: ghi rõ đầy đủ chính xác tên, địa chỉ của mỗi bên, nếu không sẽ gặp khó khăn trong việc thông báo, khiếu nại, kiện tụng

- Lời mở đầu; đề cập đến các điểm như bên giao có sở hữu về công nghệ (sáng chế, bí quyết kỹ thuật) đã thực hiện việc sản xuất và bán sản phẩm, có quyền có khả năng chuyển giao công nghệ đó, bên nhận có mong muốn và có khả năng công nghệ để sản xuất ra sản phẩm, do đó hai bên thoả thuận như sau:

- Các định nghĩa: Để rõ ràng, tránh hiểu nhầm các bên thống nhất nêu ra các định nghĩa, chẳng hạn, về sản phẩm, thông tin kỹ thuật, lãnh thổ hợp đồng, giá bán tịnh lợi nhận vv…

- Đối tượng của hợp đồng: Quy định rõ loại công nghệ, phạm vi công nghệ, sản phẩm được chế tạo theo công nghệ phải được xác định chi tiết, phương pháp sản xuất, quy trình công nghệ, nhãn hiệu hàng hoá, vv… Cần xác định rõ thời hạn và tiến độ giao công nghệ..

- Các tài liệu: Thoả thuận các tài liệu mà bên bán phải cung cấp, ví dụ, các bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật và thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật, quy trình sản xuất và lắp ráp, sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng vv… Trong điều khoản này cũng phải quy định số lượng các tài liệu, ngôn ngữ tài liệu, quyền sở hữu tài liệu, thời gian và địa điểm cung cấp tài liệu.

đơn, hoặc giấy phép độc quyền hay giấy phép toàn quyền

- Lãnh thổ hợp đồng: Quy định những lãnh thổ mà bên nhận công nghệ có quyền (hoặc độc quyền) sử dụng công nghệ sản xuất sản phẩm và bán sản phẩm đó.

- Đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật: Điều khoản này thường bao gồm các vấn đề như: số lượng người giảng dạy và trình độ chuyên môn của họ, số người cần đào tạo, lĩnh vực, thời gian đào tạo, địa điểm, ngôn ngữ, hình thức đào tạo, tài liệu học tập, hỗ trợ kỹ thuật về lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, chi phí đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật do bên nào chịu.

- Các cải tiến: Các bên thường quy định trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu bên có sự hoàn thiện, cải tiến hoặc sáng chế tiếp theo liên quan đến công nghệ đã giao thì phải thông báo cho bên kia biết và theo yêu cầu của bên được thông báo cung cấp cho họ kiến thức hoàn thiện, cải tiến hoặc sáng chế đó. Chi phí về việc cung cấp các cải tiến đó cũng phải được xác định trong điều khoản này.

- Bảo hành - bảo đảm

 Phần bảo hành quy định bên giao công nghệ cam kết tính không khuyết tật của công nghệ, bằng cách sử dụng công nghệ có thể sản xuất ra sản phẩm và sản phẩm đó đưa lại lợi ích như mục đích đã dự kiến

 Phần bảo đảm thường nêu bên giao công nghệ đảm bảo một số đặc tính kỹ thuật hoặc kết quả, chẳng hạn như bảo đảm kết quả đào tạo, chất lượng sản phẩm, khối lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng… - Giữ bí mật: Điều khoản này quy định bên nhận công nghệ trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng không được để lộ, cũng như cung cấp bất kỳ thông tin kỹ thuật nào đã nhận được cho người thứ ba trừ khi có sự đồng ý của bên giao

- Giá cả: Giá công nghệ phải được quy định cụ thể

trả gọn nhiều lần

. Có thể quy định trả kỳ vụ bằng mức phần trăm cố định của giá bán tịnh hoặc của lợi nhuận thu được. Đồng thời cũng có thể quy định vừa trả gọn vừa trả kỳ vụ.

- Thanh toán: Quy định thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán, loại tiền thanh toán. Nếu trả kỳ vụ còn quy định ngày tính toán để trả kỳ vụ, thông báo về số tiền trả kỳ vụ, bên nhận công nghệ phải lưu giữ các bản thanh toán, tái liệu hoá đơn, hồ sơ cần thiết cho việc tính toán và thẩm tra việc trả kỳ vụ.

- Thuế: Phân chia nghĩa vụ nộp thuế giữa các bên. Trong điều khoản này thường quy định rằng các loại thuế và chi phí bên ngoài nước bên nhận do bên giao công nghệ chịu. Nếu chính phủ bên nhận công nghệ đánh thuế hải quan, tiền trích nộp đối với bên giao thì bên giao chịu. Các khoản thuế và trích nộp đối với bên nhận thì bên nhận chịu.

- Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá: Các bên có thoả thuận rằng bên giao công nghệ có thể cấp cho bên nhận công nghệ giấy phép (độc quyền hoặc không độc quyền) sử dụng nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ đã giao trong thời hạn hiệu lực hợp đồng, hoặc trong một thời hạn dài hạn.

- Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp: điều khoản này thường quy định rằng nếu bên thứ ba tuyên bố việc sử dụng công nghệ được giao là vi phạm một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu công nghiệp thuộc về họ va khởi kiện chống lại bên nhận thì bên nhận lập tức thông báo và chuyển giao tài liệu liên quan cho bên giao công nghệ để giải quyết. Bên nhận không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với yêu sách của bên thứ ba và có quyền đòi hỏi giao bồi thường thiệt hại phát sinh do việc vi phạm đồng gây ra.

- Bất khả kháng: Không bên nào chịu trách nhiệm trước bên kia về việc không hoặc chậm trễ thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của hợp đồng này do gặp

bất khả kháng

- Thời hạn hiệu lực: Bao gồm khoảng thời gian có hiệu lực hợp đồng (thường từ 5 đến 10 năm), ngày bắt đầu hiệu lực, việc gia hạn và những trường hợp kết thúc hợp đồng

- Luật áp dụng: Quy định một nguồn luật cụ thể để áp dụng cho hợp đồng, chẳng hạn luật nước bên nhận công nghệ.

- Giải quyết tranh chấp: các bên thoả thuận bất kỳ một tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng hoặc có liên quan tới hợp đồng được giải quyết tại một cơ quan trọng tài cụ thể, ví dụ, tại toà án trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế.

- Thông báo: Điều này thường quy định rằng mọi thông tin, liên lạc giữa các bên được tiến hành bằng điện thoại, telex, fax... và sau đó phải được xác nhận bằng văn bản và gửi tới địa chỉ sau:

+ Bên giao công nghệ. + Bên nhận công nghệ

- Ngôn ngữ: Phải quy định ngôn ngữ hợp đồng, ngôn ngữ tài liệu, ngôn ngữ dùng cho thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 56)