III. ĐIỂU CHỈNH QUỐC TẾ QUAN HỆ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
b) Hiệp định nhiều bên và khu vực
Các quốc gia có chế độ kinh tế - xã hội giống nhau hoặc trình độ phát triển tương đồng thường ký với nhau các hiệp định, nhất là trong cùng khu vực, để ấn định những khuôn khổ chung cho luật quốc gia về chuyển giao công nghệ, hoặc cho hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa họ với nhau hay với các nước ngoài khu vực.
Hiệp định tiêu biểu được ký kết giữa các nước đang phát triển là Hiệp định Anđét năm 1979 giữa năm nước Mỹ latinh. Hiệp định này quy định những chủ thể tham gia chuyển giao công nghệ, các loại công nghệ có thể chuyển giao, các biện pháp chung trong viện nghiên cứu, mua bán, ứng dụng, tiếp thu và phát triển công nghệ, các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ này.
Các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt là khối SEV) trước đây thực hiện quan hệ chuyển giao công nghệ trong nội bộ khối rất tích cực. Quy chế của SEV quy định (trong điều VI khoản A) rằng các cơ quan chuyên môn của SEV sẽ thông qua các biện pháp khuyến khích về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật. Nghị quyết Xôphia năm 1949 về chuyển giao kỹ thuật của SEV đã quy định về việc cấp bằng chứng nhận cho các phát minh, sáng chế và bí quyết kỹ thuật các nước thành viện.
Các nước trong EEC đã ký Công ước Luychxămbua về Bằng sáng chế
châu Âu ngày 15 - 12 - 1975, quy định một sự bảo hộ thống nhất trên lãnh thổ
của tất cả các nước thành viên EC. Năm 1982, Ủy ban châu Âu thông qua chương trình nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Chương trình này là cơ sở cho các hiệp định song phương về hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của các nước EC. Ngoài ra, các nước EC và các nước châu Phi. Caribê và khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn ký Công ước Lomé trong đó có vấn đề tăng cường chuyển giao công nghệ.