Tập quán quốc tế

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 26)

III. ĐẦU TƯ TƯ NHÂN NƯỚC NGOÀI 1 Các nguồn luật liên quan

2. Tập quán quốc tế

a. Tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu

Quan điểm truyền thống của luật tập quán về trách nhiệm quốc gia mà các nước tư bản phát triển chấp nhận có thể được tóm tắt như sau: mỗi quốc gia có quyền đòi hỏi người nước ngoài tuân thủ luật pháp của mình và không

vi phạm trật tự công cộng, tập quán của cộng đồng nơi người nước ngoài sinh sống; mỗi quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ các quyền nhân thân và tài sản của người nước ngoài phù hợp với luật pháp của mình, theo các điều ước quốc tế có liên quan; người nước ngoài vi phạm luật pháp nước sở tại sẽ bị xử lý ở các mức độ khác nhau phù hợp với luật pháp nước sở tại, và nước sở tại có trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với nước mà người nước ngoài mang quốc tịch.

Trong trường hợp người nước ngoài và tài sản của họ được đối xử ngang bằng với các công dân nước sở tại thì về nguyên tắc quốc gia mà người đó mang quốc tịch không có gì để khiếu nại, trừ phi họ chứng minh được rằng bộ máy tư pháp và hành chính của nước sở tại đã không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu được cộng đồng quốc tế công nhận chung.

Các nước phát triển hiểu "tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu" là việc tài sản của thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không thể bị nước sở tại trưng thu, trừ khi vì những mục đích công cộng và phải được bồi thường nhanh chóng và tương xứng với giá trị thực của tài sản đó theo giá thị trường vào thời điểm trưng thu. Trường hợp trưng thu tài sản nước ngoài mà có sự phân biệt đối xử tới mức vi phạm luật quốc tế thì nước mà người đó mang quốc tịch có quyền can thiệp. Như vậy việc vi phạm tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu nói trên là hành vi bất công và vi phạm luật quốc tế.

Quan điểm truyền thống về trách nhiệm quốc gia nêu trên xuất phát từ quan điểm của các nước phương Tây về việc chính phủ không can thiệp vào hoạt động đầu tư nước ngoài và quyền tự do sở hữu tư nhân.

b. Nguyên tắc bình đẳng

Các nước Mỹ Latinh cho rằng thực tế "bảo hộ ngoại giao" mà các nước phương Tây thực hiện đối với công dân của họ là "một thủ đoạn áp bức bất công", vì nó thường kèm theo những đòi hỏi bồi thường quá đáng, bất hợp lý và đe dọa sử dụng vũ lực. Theo họ, các nước độc lập có chủ quyền có toàn

quyền quyết định các vấn đề của mình. Người nước ngoài không được hưởng bất kỳ đặc quyền nào khác với công dân của nước sở tại. Do đó, tòa án nước sở tại là cơ quan có thẩm quyền duy nhất quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Để đáp lại quan điểm về tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu, các nước Mỹ Latinh đưa ra học thuyết về đãi ngộ quốc dân (học thuyết Calvo) với những nội dung sau:

i) Luật quốc tế chỉ đòi hỏi các nước dành cho người nước ngoài các quyền về cơ bản giống như cho công dân của họ;

ii) Luật quốc gia điều chỉnh các quyền và đặc quyền dành cho người nước ngoài;

iii) Tòa án quốc gia là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến người nước ngoài; người nước ngoài không thể viện đến sự bảo hộ ngoại giao để đòi bồi thường thiệt hại;

iv) Quyền tài phán của một tòa án quốc tế không thể áp đặt đối với việc giải quyết tranh chấp với người nước ngoài.

Khi các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu ra đời, đã tiến hành quốc hữu hóa hàng loạt tài sản tư nhân, công khai bác bỏ các nguyên tắc của luật pháp tư sản về sở hữu tư nhân, từ chối nghĩa vụ đền bù khi tiến hành quốc hữu hóa tài sản tư nhân nước ngoài. Theo các nước này, tài sản nước ngoài trên lãnh thổn của họ phải chịu sự chi phối hoàn toàn của luật pháp sở tại. Luật pháp quốc tế không điều chỉnh quan hệ tài sản trong phạm vi một quốc gia vì luật pháp quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ giữa quốc gia, không áp dụng đối với quan hệ giữa một quốc gia với một công ty nước ngoài (không phải là chủ thể của luật quốc tế).

Các nước Á - Phi mới giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng tranh cãi về giá trị phổ biến của trách nhiệm quốc gia với lý do là nguyên tắc này do các nước phương Tây đưa ra, không có sự tham gia hay tán

thành của họ. Các nguyên tắc này bị các nước mới giành được độc lập cho là không công bằng, không thỏa đáng và mang tính "thực dân" sâu sắc. Bản thân các nước này cũng tiến hành quốc hữu hóa (cho đến thập kỷ 1970) hoặc cải tổ kinh tế, đụng chạm đến các quyền lợi kinh tế nước ngoài. Họ phản đối nguyên tắc "tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu", lập luận rằng việc làm của họ nằm trong khuôn khổ quyền chính đáng của một quốc gia có chủ quyền, phù hợp với yêu cầu chính đáng của họ là giành độc lập cả về chính trị lẫn kinh tế. Đồng thời, họ tiến hành đấu tranh trên diễn đàn quốc tế nhằm khẳng định chủ quyền vĩnh viễn của quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên về tài sản của mình.

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w