III. ĐIỂU CHỈNH QUỐC TẾ QUAN HỆ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
c) Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 điểu chỉnh quan
hệ chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia thành viên. Đặc biệt chú ý là quy định về chuyển giao trong hoạt động của Xí nghiệp của Cơ quan quyền lực quốc tế đáy đại dương. Trong quá trình soạn thảo Công ước, các nước đang phát triển, với lợi thế số đông và được nhóm các nước xã hội chủ nghĩa hậu
thuẫn, đã thành công trong việc đưa vào Công ước một khái niệm mới, đó là “chuyển giao công nghệ bắt buộc”. Điều 5 trong phụ lục III của Công ước quy định rằng các thực thể tư nhân tham gia các hoạt động trong vùng đáy biển quốc tế - mà Công ước gọi là vùng khi được yêu cầu theo những thực thể, điều kiện thương mại công bằng và thoả đáng, phải chuyển giao cho Xí nghiệp những công nghệ mà họ sử dụng để tiến hành hoạt động trong khu vực được cho phép. Việc chuyển giao này được thực hiện thông qua hợp đồng hay thoả thuận cụ thể giữa Xí nghiệp và thực thể đó. Một nước đang phát triển hay một nhóm nước đang phát triển cũng có thể hưởng quy định về chuyển giao công nghệ bắt buộc này nếu họ ký hợp đồng thăm dò khai thác vùng.
Tuy nhiên, các nước phát triển không hài lòng với quy định nói trên của Công ước. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho họ, trong một thời gian dài sau khi Công ước được thông qua, vẫn đứng ngoài Công ước và tìm cách thương lượng lại trong khuôn khổ Ủy ban trù bị thành lập Cơ quan quốc tế lực đáy đại dương. Kết quả là 12 năm sau khi Công ước được thông qua. Hiệp định về việc thi hành phần XI của Công ước được hoàn tất và ký kết; sau đó các nước phát triển mới tham gia Công ước và Công ước nhanh chóng có hiệu lực. Trong Hiệp định, mục 5 về chuyển giao công nghệ quy định không áp dụng Điều 5 của phụ lục III; chuyển giao công nghệ vì mục đích của phần XI sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc: i) Xí nghiệp và các nước đang phát triển muốn có được công nghệ khai thác đáy đại dương phải tiến hành theo các khuôn khổ thương mại công bằng, thoả đáng và các điều kiện thị trường hoặc thông qua các thoả thuận liên doanh; ii) Các quốc gia thành viên cam kết hợp tác với Cơ quan quyền lực để giúp Xí nghiệp, hoặc các nước đang phát triển, có được công nghẹ theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng thoả đáng và với sự bảo vệ hữu hiệu các quyền sở hữu trí tuệ.