Khó khăn trong huy động vốn

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 78)

I- Một số lý do dẫn đến việc các công ty chứng khoán phải sát nhập hoặc bị mua bán.

3- Khó khăn trong huy động vốn

Trước tiên chúng ta cùng xem xét nghiệp vụ đòi hỏi vốn lớn nhất của CTCK: Bảo lãnh phát hành. Tại Việt Nam, quy định bắt buộc CTCK phải mua lại toàn bộ số chứng khoán không phân phối hết trong đợt bảo lãnh.

Thời gian trước, khi TTCK đang ở giai đoạn đầu tiên phát triển, đây là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận rất lớn cho các CTCK. Tuy nhiên, tiềm ẩn rủi ro của việc này là khi CTCK bảo lãnh phát hành với giá cao, không phân phối hết được chứng khoán thì phải mua toàn bộ số chứng khoán chưa phân phối hết vào tài khoản tự doanh của mình. Thị trường IPO đang trầm lắng, trái phiếu C.ty tại Việt Nam chưa phát triển, vì vậy trong giai đoạn hiện nay nghiệp vụ này thực sự chưa cần thiết với các CTCK.

Vấn đề lớn nhất là nghiệp vụ tự doanh của các CTCK hiện tại đang chưa đủ vốn theo quy định của Nghị định 14/CP. Muốn đáp ứng nghiệp vụ này, CTCK phải có vốn 100 tỷ đồng, một yêu cầu rất khó thực hiện tại thời điểm này. Nếu muốn tiếp tục duy trì nghiệp vụ này, CTCK phải tăng đủ vốn bằng cách duy nhất là phát hành thêm cổ phiếu (do các C.ty nhỏ chưa đủ vốn hiện tại đang lỗ, không có lợi nhuận giữ lại để tăng vốn và không có thặng dư vốn do chưa chào bán ra công chúng/chào bán riêng lẻ). Hiện tại, cổ đông của các CTCK nhỏ không mặn mà với việc mua thêm cổ phiếu mà C.ty sẽ phát hành, vì họ không thể đầu tư thêm vốn vào một C.ty đang lỗ. Phương án bán cho cổ đông chiến lược cũng gặp nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan. Khách quan khi cơn bão tài chính của thế giới ảnh hưởng nặng nề tới

các đối tác tiềm năng quốc tế. Đặc biệt phần tự doanh lỗ quá nặng của các CTCK thực ra là rào cản trong việc đàm phán giá chào bán của các đối tác chiến lược này. Khó khăn chủ quan là từ Hội đồng quản trị của các CTCK, họ không muốn bán bằng mọi giá cho đối tác chiến lược vì sẽ mất quyền kiểm soát C.ty vào tay người khác.

Trong tình hình khó khăn như hiện nay, nhiều C.ty phải cắt giảm nhân lực, giảm lương, thu hẹp diện tích và địa bàn hoạt động.Theo thống kê của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), hiện nay trong tổng số 105 CTCK đã được cấp phép hoạt động, có 70-80% trong số đó hoạt động cầm cự, thậm chí phải cắt giảm nhân lực, giảm lương, thu hẹp diện tích và địa bàn họat động…để tồn tại chứ đừng nói tới việc huy động thêm vốn để đảm bảo việc kinh doanh 4 nghiệp vụ theo nghị định của Chính phủ.

Theo Andrew J.Sherman và Milledge A.Hart thì có nhiều lý do để làm cho xu hướng sát nhập và mua bán (mergers and acquisitions)-M&A ngày càng phát triển là :

-M&A là cách thức hiệu quả để xâm nhập vào một thị trường mới. Và M&A cũng là phương cách hiệu quả để tiếp cận, mở rộng hoạt động và thị trường ra quốc tế

-M&A là cách để sở hữu những tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp khác. -Việc thu hút vốn sau M&A có triển vọng hơn và nhất là có sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ.

-M&A giúp cho các doanh nghiệp giảm nhẹ những rủi ro và chi phí trong nghiên cứu và ứng dụng những phát minh mới; phát triển công nghệ mới.Và cũng giảm chi phí hơn khi phải xây dưng từ đầu để có được những tài sản vô hình như uy tín, thương hiệu , sự trung thành và mối quan hệ của khách hàng .

- M&A đôi lúc xảy ra như là sự cần thiết để cạnh tranh.

Có nhiều phương thức để thực hiện M&A như thương lượng, chào thầu, lôi kéo cổ đông bất mãn, thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và mua lại tài sản .

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 78)