Giải pháp cho việc phát triển M&A các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 101)

nên nhìn chung khó khăn lớn nhất cho các thương vụ M&A này là giá trị đem lại cho nhau là rất thấp.“Hiện nay nhiều CTCK có danh mục đầu tư thua lỗ thì với M&A, ai sẽ muốn mua các danh mục đầu tư này", ông Thi phân vân.

Tuy nhiên, M&A sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các CTCK gay gắt hơn mặc dầu là lành mạnh hơn; M&A tạo ra xung đột ở cấp quản trị cấp cao và chính sách nhân sự, sự đổ vỡ trong quan hệ giữa các nhân sự cấp cao sẽ ảnh hưởng đến C.ty và sự thay đổi, xáo trộn nhân viên cũng là khó khăn cho bộ phận quản lý nhân sự để làm sao mọi thành viến cảm thấy thích nghi được với những thay đổi của C.ty .Và tất nhiên M&A cũng tạo ra nạn thất nghiệp, mặc dầu nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao và nhân sự thật sự có năng lực cũng đang khan hiếm; các CTCK sau M&A sẽ trở thành những C.ty thống lĩnh và có thể thao túng thị trường chứng khoán VN.

II- Giải pháp cho việc phát triển M&A các công ty chứng khoán tại Việt Nam Nam

1 - Cần phải kiện toàn hệ thống luật điều chỉnh hoạt động M&A:

Hệ thống luật này cần phải quy định chi tiết để điều chỉnh trên cả 2 phương diện:

(i) các thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia,…

(ii) các tình huống xử lý tài chính, lao động và các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện thương vụ M&A.

Về pháp lý , M&A thuộc phạm vi điều chỉnh của các Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh , Luật chứng khoán và Luật đầu tư. Trong các văn bản pháp luật có những bất hợp lý về xác định thị phần và thị phần kết hợp ; qui định chào mua công khai; kiểm soát giao dịch cổ đông lớn và giao dịch thâu tóm; phát hành riêng lẻ cho các đối tác chiến lược. Do đó cần có những qui định cụ thể và chi tiết về các nội dung này.

Về thực tiễn, M&A của các CTCK còn mới ở VN ,cơ quan nhà nước nên tổ chức thường xuyên những cuộc hội thảo về M&A , giúp cho các CTCK hiểu được lợi ích và hệ quả sau M&A .

Đối với các trung gian. Cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, phát

triển hệ thống cơ sở dữ liệu,… để trở thành nhà thiết lập “thị trường” cho bên mua và bên bán gặp nhau được thuận tiện cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho các bên.

Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế trẻ, có tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động M&A trong thời gian tới sẽ hết sức sôi động. Do đó, các chủ thể tham gia vào hoạt động này cần phải có những hiểu biết sâu sắc về M&A để

có thể đưa ra những “quyết sách” đúng đắn và kịp thời, trong đó các cơ quan quản lý Nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Thành lập những C.ty tư vấn có chuyên môn cao để giúp các CTCK có những biện pháp phòng chống những hậu quả gây thiệt hại, bởi sau M&A sẽ tạo nên những tập đoàn kinh tế lớn có khả năng thống lĩnh và thao túng thị trường.

Nguồn nhân lực cũng cần quan tâm vì muốn M&A thành công thì cần thiết phải có một đội ngũ chuyên viên về luật, tài chính –ngân hàng,kiểm toán, thẩm định giá, nhân sự…M&A mới xuất hiện ở VN nhưng diễn ra quá nhanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng , cho nên cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Các CTCK phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về xác định mục tiêu, tìm kiếm đối tác tốt nhất, các thủ tục pháp lý , thuế, lao động .. để chủ động khi tiếp cận M&A và đồng thời có những chiến lược phát triển cụ thể để đối phó với khả năng bị thôn tính bởi các CTCK nước ngoài.

Cần có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan như Uỷ ban chứng khoán nhà nước , Cục quản lý cạnh tranh, Công an kinh tế …để kiểm soát hoạt động M&A. Muốn M&A của các CTCK hoạt động hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các chủ thể liên quan để đạt được mục tiêu là giúp các CTCK VN đủ năng lực để cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế sau hội nhập.

Theo ông Đào Hữu Thành, Chủ tịch HĐQT CTCK Click&Phone, đầu tiên, cần có khung pháp lý cụ thể cho hoạt động này. Hiện tại, đã có các văn bản pháp luật của một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, song còn chưa thống nhất và cụ thể. Bên cạnh đó, cần xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động M&A nói riêng. Trong hoạt động M&A, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... đặc biệt cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Đồng thời, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho hoạt động M&A, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Có như vậy, thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và chuyên nghiệp hơn.

2- Doanh nghiệp cần xác định chiến lược M&A

Ông Đặng Xuân Minh cho biết, trong quá trình tiến hành các thương vụ M&A các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và lựa chọn cơ hội M&A. Số lượng các cơ hội và các doanh nghiệp rất nhiều, nhưng để lựa chọn được đối tác chiến lược, hoặc mua được doanh nghiệp phù hợp không phải là điều đơn giản.

Việc rà soát, đánh giá, định giá doanh nghiệp và đàm phán giá là điểm mà các doanh nghiệp dù mua, hay bán đều gặp khó khăn. Nhiều thương vụ đã không thể hoàn thành do sự không thống nhất của bên mua và bên bán về mức giá, do doanh nghiệp là một tài sản phức tạp và có những yếu tố giá trị vô hình và giá trị kỳ vọng.

Quản trị và tái cấu trúc doanh nghiệp là vấn đề liên quan đến hậu giao dịch M&A, và đây cũng là điểm các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Mua được doanh nghiệp hoặc mời được cổ đông chiến lược mới chỉ là sự khởi đầu; vấn đề quan trọng là phải phối hợp như thế nào, hòa hợp văn hóa ra sao, quản trị C.ty như thế nào... để đạt được giá trị cộng hưởng tốt hơn.

Theo quan điểm của ông Đặng Xuân Minh, hoạt động M&A sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, vì vậy để tận dụng các cơ hội do M&A mang lại các doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tham gia vào các hoạt động này. Không phải thương vụ M&A nào cũng thành công. Việc hoàn thành giao dịch chỉ là một sự mở đầu mới và cần một quá trình để đem lại giá trị tốt hơn. Vì vậy, vấn đề quản trị C.ty sau M&A là điều cần được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Các doanh nghiệp cần xác định chiến lược M&A là một phần quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu phát triển kinh doanh của mình. Tất cả các chính sách và quyết định liên quan đến M&A đều cần phải được thực hiện trong khuôn khổ chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng doanh nghiệp bị mua, bị sáp nhập là một thực thể pháp lý sống với đầy đủ các nhân tố riêng như chế độ quản trị, nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, bạn hàng... Các doanh nghiệp trong mỗi thương vụ M&A đều có những nét khác biệt về yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc do vậy không có hợp đồng mẫu nào chung cho tất cả các giao dịch M&A. Ngoài ra các bên phải quy định đầy đủ các điều khoản

cơ bản liên quan đến giao dịch M&A và đưa vào hợp đồng đầy đủ các đặc điểm yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của doanh nghiệp. Các bên cũng cần chú ý đến vấn đề hậu M&A, bởi vì không giống như việc mua bán hoàng hóa thông dụng khác, doanh nghiệp bị sáp nhập, bị mua sẽ chuyển giao toàn bộ các giá trị, hoạt động vào doanh nghiệp mua, sáp nhập

3 - Cần sự hỗ trợ từ chính phủ

Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay liệu có diễn ra tình trạng sát nhập ồ ạt giữa các CTCK trong thời gian tới không? Và, để hỗ trợ cho các CTCK vượt qua “cơn sóng gió” này sẽ cần đến những biện pháp nào? Ông Nguyễn Thanh Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) cho rằng: “Sẽ có những khó khăn, nhưng trong

thời gian tới có thể sẽ không diễn ra sự sát nhập ồ ạt”. Ông nói thêm, trong

bối cảnh hiện nay, ai cũng gặp khó khăn. Ngay cả như một định chế tài chính lớn như City Group cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ của chính phủ. Các CTCK nhỏ sẽ có những khó khăn riêng và các CTCK lớn cũng có những vấn đề của họ. Quan trọng là chính phủ cần có những chính sách gì để cứu vãn tình thế.

Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, việc đánh thuế thu nhập đối với các nhà đầu tư chứng khoán chẳng hạn. Cần nhìn nhận các khoản đầu tư chứng khoán như đầu tư trung và dài hạn để tạo ra công ăn việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất của doanh nghiệp… nếu chỉ hướng đến việc thu thuế, nhất là trong thời điểm hiện nay có thể sẽ gây ra tình trạng bán tháo của các nhà đầu tư nhằm tránh khoản thuế sẽ phải đó. Và như vậy, càng khiến cho thị trường trở nên khó

khăn hơn. Bên cạnh việc xem xét lại chính sách thuế, UBCK cũng cần tạo điều kiện để các CTCK phát triển các dịch vụ nghiệp vụ phái sinh, phối hợp mở sàn giao dịch vàng, các chính sách lãi suất, cho vay… nhằm tạo tiền đề tâm lý cho nhà đầu tư.

Hiện nay, để phù hợp với tình hình hiện tại, nhiều CTCK đã có các động thái sắp xếp, thu gọn bộ máy hoạt động, từ việc cắt giảm nhân sự cho đến việc đóng cửa bớt các chi nhánh nhằm giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, để giảm gánh nặng chi phí cho các CTCK còn cần sự trợ giúp từ UBCK và Bộ Tài chính. Trước mắt, các cơ quan này có thể xem xét giảm các các khoản phí giao dịch, phí đường truyền, cắt bỏ quy định bắt buộc lắp camera theo dõi giao dịch, lắp cửa từ và nhất là giảm quy định về diện tích sàn giao dịch bắt buộc như hiện nay là 200 m2 xuống ở mức nhỏ hơn, nhằm giảm chi phí mặt bằng cho doanh nghiệp.

Hiện nay, hoạt động bán ra dường như vẫn là xu hướng chủ đạo trên thị trường chứng khoán, nguồn cung không ngừng tăng lên, còn cầu lại giảm mạnh khiến cho thị trường liên tục suy giảm. Các nhà đầu từ cũ lần lượt tìm cách rút lui để giảm thiểu thiệt hại về vốn, nhà đầu tư mới vẫn đứng ngoài cuộc chơi, khiến cho các CTCK càng trở nên khó khăn hơn. Trước mắt, để các CTCK tháo gỡ khó khăn rất cần sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý và các cơ quan hoạch định chính sách.

VASB cho rằng để các CTCK tháo gỡ khó khăn trước mắt và tiếp tục phát triển hoạt động, rất cần sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý và các cơ quan

hoạch định chính sách. Về thuế thu nhập cá nhân trong kinh doanh chứng khoán, VASB đề xuất: để thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán, nhằm tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn ổn định, trước mắt đề nghị Quốc hội, Chính phủ nên tạm thời tiếp tục hoãn chưa đánh thuế thu nhập đối với lĩnh vực chứng khoán.

Để củng cố và phát triển hoạt động của các CTCK, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký VASB cũng cho rằng số lượng CTCK ở Việt Nam là quá lớn nếu so sánh với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, Thái Lan chỉ có 41, Malaysia là 37, Đài Loan là 31, trong khi con số ở Việt Nam là 98, và “chưa có dấu hiệu dừng lại”. Do đó, Chính phủ nên xem xét và hạn chế việc thành lập thêm các CTCK, trên cơ sở đó tăng cường củng cố số C.ty hiện có.

Trước các đề xuất này của VASB, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: cơ quan quản lý đã và đang tăng cường công tác kiểm soát tính thanh khoản, rủi ro đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, sẽ tăng cường giám sát, quy trình quản lý nội bộ, quản lý rủi ro, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động cũng như tính thanh khoản của các CTCK để đưa ra giải pháp. Ngoài ra, cơ quan này cũng đã trình Chính phủ đề án chống khủng hoảng và đang xem xét lại các hoạt động repo, giao dịch ký quỹ đối với các CTCK.

Do đó, theo đại diện của một C.ty chuyên về tư vấn M&A, khi lựa chọn đối tác M&A, CTCK cần tính đến các yếu tố như: thị phần, nhân sự, giá trị thặng dư… CTCK có ý định thực hiện sáp nhập cần xem xét trạng thái hoạt

động của mình, đánh giá xem mình có thống lĩnh hay thiếu "chân" ở vùng, miền nào (nếu có) để có hướng sáp nhập phù hợp. Ngoài ra, cần điều hoà nhân sự, tránh "hao binh tổn tướng", định hướng rõ ràng kế hoạch kinh doanh, tránh tình trạng phải đối mặt với cuộc chia tay ngoài ý muốn từ những mâu thuẫn xuất phát từ M&A.

Còn theo bà Hoa, nếu coi bài toán M&A như một nước cờ tốt trong việc cắt giảm chi phí, nhân đôi cơ hội đầu tư cho CTCK khi lượng khách hàng được quy về một mối thì kết quả cuối cùng để phân thắng bại còn phải chờ vào thiện chí của các bên cũng như sức khoẻ của nền kinh tế, cung - cầu của thị trường. Ngoài ra, bên cạnh vấn đề khung pháp lý chưa thực sự đầy đủ thì việc sáp nhập CTCK chưa có tiền lệ tại Việt Nam cũng có thể gây ra những vướng mắc trong quá trình sáp nhập CTCK. Do đó, tham khảo xu hướng sáp nhập CTCK ở các nước là việc cần làm trước khi thực hiện M&A.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 101)