1-Đối với phát triển hoạt động M&A các công ty chứng khoán
Thách thức đến từ hệ thống luật. Dù các đạo Luật của Việt Nam đã có hiệu
Luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, hơn nữa mới chỉ quy định một cách chung chung, chứ chưa có hệ thống chi tiết. Điều này vừa làm cho các chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện, vừa làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước khó kiểm soát các hoạt động M&A.
Thách thức đến từ bên mua – bán. Thực tế có nhiều C.ty muốn mua và cũng
có không ít C.ty muốn bán nhưng phần nhiều trong số họ không có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, cũng như không biết được “hậu” của thương vụ M&A sẽ như thế nào? Cũng như họ không thể tự mình tìm kiếm một đối tác phù hợp. Điều này cũng một phần do thách thức thứ ba mang lại.
Thách thức đến từ bên trung gian. Hiện nay cũng có khá nhiều các CTCK,
tư vấn tài chính, kiểm toán tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A. Tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nhân sự, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu,…nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các bên mua – bán gặp nhau.
Cũng một phần do hệ thống luật và thông tin bất cân xứng trên thị trường Việt Nam nên vấn đề định giá doanh nghiệp trong thương vụ M&A cũng rất khó khăn. Nếu như việc mua bán, sáp nhập giữa các chủ thể tư nhân thì vấn đề đó là “thuận mua, vừa bán” nhưng nếu ít nhất 1 bên là Nhà nước thì giá trị đó còn cần phải được phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền vì có liên quan đến một vấn đề khá thời sự trong thời gian qua là “thất thoát vốn Nhà nước”.
Mục đích của việc mua lại CTCK nhỏ là tận dụng mạng lưới khách hàng và các quan hệ hiện tại của đối tác và dễ dàng hơn trong việc nâng vốn điều lệ. Trong khi việc hợp nhất giữa hai CTCK khác nhau có thể gây nên sự xáo trộn trong sắp xếp bộ máy lúc đầu, còn việc mua lại được hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự thống nhất của các cổ đông CTCK. Một điểm vướng mắc nữa cho việc mua lại CTCK là đến nay, UBCK mới xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn việc mua bán, hợp nhất, sáp nhập tự nguyện giữa các tổ chức kinh doanh chứng khoán, việc bao giờ có khung pháp lý chính thức vẫn chưa rõ ràng.
Xét ở một khía cạnh nào đó, CTCK lớn mở rộng được mạng lưới khách hàng, CTCK nhỏ tránh được nguy cơ phá sản, còn nhà đầu tư cũng tránh được rủi ro.Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Lê Hồ Khôi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCK Tràng An, nếu nhà đầu tư biết rằng, CTCK nơi mình đang mở tài khoản có nguy cơ "bị thâu tóm" thì họ sẽ phản ứng bằng việc đóng tài khoản và mở lại tại một CTCK khác, uy tín, đảm bảo hơn và việc này không hề ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng như đối với việc sáp nhập ngân hàng. Do vậy, nếu CTCK nghĩ rằng, việc M&A một CTCK khác sẽ mở rộng được hệ thống khách hàng thì cần phải xem xét lại. Ông Khôi cho rằng, CTCK yếu quá thì nên giải thể, bởi bàn đến việc sáp nhập CTCK nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện là rất khó, ít nhất là vì Việt Nam vẫn chưa có tiền lệ.
Bà Lê Thị Mai Linh, Phó chủ tịch HĐQT CTCK Đông Nam Á (SeABS) cho biết, trong thời điểm này, tự "cứu" chính mình còn chưa xong, huống gì nghĩ đến cứu C.ty khác. Theo bà Linh, trên thế giới, M&A đã rất phổ biến và tỏ ra hiệu quả, song ở Việt Nam hoạt động này vẫn mới mẻ và thiếu khung pháp lý rõ ràng, CTCK khi lựa chọn đối tác sáp nhập cần đề cập đến những yếu tố như: thị phần, nhân sự, giá trị thặng dư để có hướng sáp nhập phù hợp và khả thi. Một số CTCK khác như Công thương, Thăng Long… cũng chưa có kế hoạch để mua lại hay sáp nhập CTCK khác.
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán nhận định, M&A các CTCK khá phức tạp. Để tìm hướng đi mới cho CTCK, theo ông Kỳ, các C.ty thiếu vốn nên giảm bớt nghiệp vụ, còn C.ty lớn thì nên phát triển các dịch vụ mới để mở rộng khách hàng. Ông Kỳ vẫn bảo lưu quan điểm, cơ quan quản lý cần giãn thêm thời gian để các CTCK thiếu vốn có cơ hội tăng vốn, đảm bảo duy trì hoạt động nghiệp vụ cơ bản, việc sáp nhập chỉ là phương án mang tính lý thuế nhiều hơn.
Mặc dù tương lai M&A là sôi nổi, mặc dù xu hướng M&A là tất yếu trong vòng xoáy phát -triển nhưng nếu không giải quyết các thách thức trên thì nó sẽ hạn chế, thậm chí là kéo tụt sự phát triển này trong ngắn hạn.
2- Hoạt động M&A cũng có nhiểu bất lợi đối với các CTCK
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổng giám đốc CTCK Gia Phát (GPS) cho rằng sáp nhập (M&A) là giải pháp tốt nhưng không dễ triển khai trong tình hình
thị trường ảm đạm.Là một luật sư chuyên về M&A tại Việt Nam nên ông Đức cho rằng, hoạt động M&A giữa các CTCK sẽ không nhiều, vì tài sản của các CTCK chủ yếu là khách hàng, công nghệ và nhân lực. Nhưng sự khác biệt về công nghệ giữa các CTCK sẽ là cản trở chính cho quá trình M&A.
Ngoài ra, khác biệt về quản trị và văn hóa doanh nghiệp cũng là điều không dễ dàng cho các CTCK có thể hợp nhất hay các C.ty nhỏ có thể sáp nhập vào các C.ty lớn.
Bên cạnh đó, nhân lực dư thừa, cơ sở vật chất đi thuê là chủ yếu cũng không mang lại tính hấp dẫn cho hoạt động M&A.Cái còn lại đáng kể nhất là khách hàng nhưng khi biết CTCK mà khách hàng đang tham gia sắp phá sản, nhiều khách hàng họ sẽ chuyển ngay tài khoản.
Mặt khác, các CTCK chủ yếu nằm tại các thành phố lớn, cùng địa bàn nên nhu cầu của họ theo tôi là tinh gọn, chất lượng chứ không mở rộng. Vì vậy, hoạt động M&A sẽ không sôi động.
Tuy nhiên, ông Đức cho rằng vẫn có những vụ M&A giữa một bên là CTCK lớn có uy tín và một bên là các CTCK nhỏ, yếu với điều kiện là họ sở hữu các vị trí tốt, thuận lợi trong địa bàn hoạt động.
Một trong những khó khăn nữa ảnh hưởng đến hoạt động M&A các CTCK trong năm 2009 được ông Lê Anh Thi, Giám đốc Tư vấn - Phân tích, CTCK