NGHIỆP VỤ TỰ DOANH

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 34)

I- Lý thuyết

1- Khái niệm

Là nghiệp vụ trong đó công ty chứng khoán thực hiện việc mua và bán chứng khoán cho chính mình.

 Chứng khoán tự doanh:  Chứng khoán niêm yết  Chứng khoán chưa niêm yết

 Chứng khoán lô lẻ của khách hàng

2- Quy định về hoạt động tự doanh

+CTCK phải có đủ tiền và chứng khoán

+CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước

+Phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trực tiếp trong giao dịch với khách hàng

+Nếu lệnh mua/ bán CK của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, CTCK không được mua/ bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua/ bán loại chứng khoán đó

+Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua và bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện

 Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán

 Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết

 Đầu tư quá 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết

3- Những yêu cầu trong hoạt động tự doanh - Tách biệt quản lí

- Ưu tiên khách hàng - Bình ổn thị trường

4- Quy trình nghiệp vụ tự doanh

Xây dựng chiến lược đầu tư

Khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư

II- Thực trạng nghiệp vụ tự doanh

1- Tổng quan về hoạt động tự doanh ở Việt Nam

Thông thường chức năng chính của CTCK là cầu nối giữa nhà đầu tư với Trung tâm giao dịch chứng khoán, người chơi chứng khoán sẽ phải đến các CTCK để thực hiện một số thủ tục như mở tài khoản chứng khoán, lưu ký chứng khoán vào các CTCK. Khi đã là thành viên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, sẽ phải mở tài khoản lưu ký của bản thân công ty tại Trung tâm này và đồng thời mở tài khoản lưu ký cho khách hàng của mình. Tất nhiên với dịch vụ này, CTCK sẽ thu được một mức phí nhất định.

Thực hiện đầu tư

Song, với nghiệp vụ tự doanh, CTCK sẽ tham gia mua bán chứng khoán như một tổ chức độc lập, bằng chính nguồn vốn của công ty, chứ không phải bằng tài khoản của khách hàng.

Tuy nhiên đây là một hoạt động khó khăn và phức tạp, hoạt động này có thể mang lại cho CTCK những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất không nhỏ. Để thực hiện nghiệp vụ này thành công, ngoài đội ngũ nhân viên phân tích thị trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhậy với những biến động của thị trường, CTCK còn phải có một chế độ phân cấp quản lý và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý, trong đó việc xây dựng chế độ phân cấp quản lý và ra quyết định đầu tư... là một trong những vấn đề then chốt, quyết định sự sống còn của CTCK.

Ở các nước phát triển có thị trường chứng khoán phát triển thì nghiệp vụ tự doanh là rất phổ biến, bởi lẽ các CTCK có kinh nghiệm và quản lý tốt chẳng tội gì mà không kinh doanh chứng khoán.

Một câu hỏi được đặt ra là: Ở Việt Nam vào thời điểm hiện nay các CTCK sẽ thực hiện nghiệp vụ tự doanh như thế nào? Hoạt động tự doanh của các CTCK vào thời điểm hiện nay vẫn chưa thực sự nổi bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới. Điều này có thể được nhìn nhận dưới rất nhiều lý do khác nhau như: tính chất phức tạp của hoạt động tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai...

2003 – nay: các công ty tập trung vào trái phiếu và cổ phiếu niêm yết.

Năm 2004, cùng với môi giới, nghiệp vụ tự doanh cũng được các công ty chú trọng thực hiện, nhiều công ty tăng vốn điều lệ để được thực hiện nghiệp vụ này như CTCK Sài Gòn tăng vốn 2 lần lên 20 tỷ đồng, CTCK Thăng Long tăng vốn từ 9 tỷ lên 43 tỷ đồng, CTCK Ngân hàng ĐT&PT và CTCK Ngân hàng NN&PTNT tăng vốn lên 100 tỷ để gia tăng tiềm lực tài chính, có điều kiện mở rộng các loại hình kinh doanh chứng khoán. Tổng giá trị giao dịch và doanh thu tự doanh đã tăng mạnh qua các năm mặc dù mức độ có khác nhau ở từng công ty

2- Tự doanh ở các công ty chứng khoán 2007-2009

Năm 2007

Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007). Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao.

Đối với khối CtyCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của 59 CtyCK). Một số

công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: CtyCK ngân hàng Sacombank (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 571 tỷ đồng), CtyCK Vndirect (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 458 tỷ đồng).

Năm 2008

Gần 70% trong số 26 công ty chứng khoán - CTCK (xem bảng) đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) năm 2008 có lợi nhuận âm, một số công ty có mức thua lỗ rất lớn. Số CTCK còn lại có lợi nhuận, nhưng không đáng kể, ngoại trừ SSI. Tỷ lệ thua lỗ này khá tương đồng với cảnh báo mà ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán (VASB) đã đưa ra từ giữa năm 2008.

Những số lỗ khổng lồ

Bất ngờ nhất có lẽ là khoản lỗ lên tới 554 tỷ đồng của CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC). Với khoản lỗ này, BSC chỉ còn vỏn vẹn 274 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong khi vốn điều lệ của công ty này là 700 tỷ đồng (vào thời điểm cuối năm 2008, tổng các khoản trích lập dự phòng giảm giá của BSC là gần 633,5 tỷ đồng). Tuy nhiên, tỷ lệ lỗ/vốn điều lệ của BSC chỉ là 79,16%, không phải là mức thua lỗ lớn nhất. Xét theo tiêu chí này, kỷ lục tạm thời thuộc về CTCK Bảo Việt (BVSC). Với khoản lỗ 452 tỷ đồng trên vốn điều lệ 451 tỷ đồng, tương đương 100,2% vốn điều lệ,

BVSC đã khiến khá nhiều NĐT bất ngờ. Dù vậy, do vốn chủ sở hữu lớn có được từ thặng dư phát hành và tích lũy các năm trước, BVSC vẫn duy trì mức vốn chủ sở hữu lớn, lên tới 1.067,57 tỷ đồng. Một số CTCK khác cũng có tỷ lệ lỗ/vốn điều lệ lớn như: Kim Long, Âu Việt, Hải Phòng…

Nguồn: Tổng hợp từ HASTC, cập nhật hết ngày 3/4/2009. Đơn vị: tỷ đồng Bảng 7: danh sách kết quả kinh doanh 16 CTCK công bố từ HASTC.

Phân tích sơ bộ BCTC năm 2008 tóm tắt cho thấy, các CTCK thua lỗ chủ yếu do hoạt động tự doanh. BVSC phải trích lập các khoản đầu tư lên tới hơn 445 tỷ đồng, VNDirect trích 105,8 tỷ đồng, CTCK Hải Phòng trích 87,7 tỷ đồng… Chỉ có hai CTCK có khoản trích lập tương đối lớn, nhưng vẫn duy trì được kết quả kinh doanh có lãi là CTCK TP. HCM (trích lập 200 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 23,54 tỷ đồng) và CTCK Sài Gòn (trích lập 25,7 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 250,5 tỷ đồng).

Riêng CTCK Kim Long, dù đã cắt lỗ các khoản đầu tư từ quý IV/2008 nên không phải trích lập dự phòng, nhưng Kim Long cũng có khoản lỗ lên tới 347,44 tỷ đồng, tương đương 70% vốn điều lệ.

Sự thua lỗ của CTCK là hình ảnh chung, phù hợp với diễn biến TTCK suy giảm và kém thanh khoản trong năm 2008. Những CTCK có nghiệp vụ chính là môi giới và tư vấn cũng thua lỗ. Trường hợp CTCK Tầm Nhìn, vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, đủ cho nghiệp vụ môi giới, nhưng sau 2 năm hoạt động, doanh thu (năm 2007 và 2008) chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng, khoản lỗ tổng cộng lên đến hơn 13 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ còn non nửa (11,2 tỷ đồng). Một số CTCK dù đã đi vào hoạt động từ trước năm 2007, nhưng doanh thu vẫn rất khiêm tốn, thể hiện hoạt động môi giới chưa hiệu quả, như trường hợp của CTCK Nam Việt, doanh thu các năm 2007 và 2008 chỉ đạt lần lượt 30 triệu đồng và 277 triệu đồng!

Trong số 26 CTCK nêu trên, một số công ty sau khi lỗ đã có vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 31/12/2008 thấp hơn 100 tỷ đồng, mức vốn cần thiết để triển khai nghiệp vụ tự doanh như: EuroCapital, Nam An, Phú Hưng, Gia Quyền… Thậm chí, tại CTCK Quốc Gia, vốn chủ sở hữu chỉ còn 20,4 tỷ đồng, thấp hơn mức vốn yêu cầu tối thiểu là 25 tỷ đồng cho nghiệp vụ môi giới. Với trường hợp của CTCK Tầm Nhìn, dù đã tăng vốn điều lệ lên 25 tỷ đồng để vừa đủ cho nghiệp vụ duy nhất là môi giới, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn 11 tỷ đồng.

→ Tóm lại, năm 2008 nghiệp vụ tự doanh ở hầu hết các công ty chứng

khoán xem như thất bại nặng nề.

Năm 2009

Từ đầu năm, hàng loạt công ty chứng khoán đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh. Theo quy định, nghiệp vụ này yêu cầu vốn pháp định của doanh nghiệp là 100 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ trong tình hình khó khăn lúc bấy giờ.

Cổ phiếu xuống dốc không phanh, thậm chí có những mã blue-chip giảm còn 50 - 70% giá trị sổ sách, khiến nhiều công ty chứng khoán lỗ nặng ở mảng tự doanh.

Để giảm bớt gánh nặng, nhiều công ty chứng khoán đã bắt đầu cắt giảm nhân sự, đóng cửa các đại lý nhận lệnh, thu hẹp diện tích hoặc chuyển sàn ra khỏi khu vực trung tâm để giảm bớt chi phí. Không ít công ty chứng khoán đang “ngán” cổ phiếu khi rút bớt hoạt động tự doanh chứng khoán khỏi các nghiệp vụ của mình. Đa phần trong số đó là các doanh nghiệp có quy mô

vừa và nhỏ như Công ty CP chứng khoán Việt Tín (VTSS), Thái Bình Dương (PSC), Gia Anh (GASC), Mê Kông (MSC)...

Nhưng nhìn chung mảng tự doanh chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu doanh thu của các CTCK. Tại SSI, trong tổng doanh thu 303,83 tỷ đồng có 172,52 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư chứng khoán và góp vốn.

Tương tự, hoạt động tự doanh của HSC chiếm tỷ trọng 63,23% trong tổng doanh thu; KLS là 52,21%; đặc biệt với IBS, con số này lên tới 81%. BVSC chỉ công bố BCTC dạng tóm tắt, nhưng giải trình kết quả kinh doanh của Công ty cho biết, trong quý II nghiệp vụ tự doanh của BVSC gặt hái được 36 tỷ đồng doanh thu, tăng tới 200% so với quý I…

CTCP chứng khoán Kim Long (KLS) công bố báo cáo tài chính kiểm toán (BCTC) năm 2009 với tổng doanh thu thuần 434,8 tỉ đồng (tăng 65% so với năm 2008), lợi nhuận sau thuế đạt 352 tỉ đồng và EPS đạt 5.089 đồng. Trong BCTC, mảng tự doanh đóng góp hơn 337 tỉ đồng doanh thu, trong khi mảng môi giới chỉ đóng góp 30 tỉ đồng.

CTCP chứng khoán TP.HCM (HCM) đạt tổng doanh thu 491,27 tỉ đồng (tăng 34,8% so với năm 2008), trong đó doanh thu từ hoạt động đầu tư góp vốn đạt 267,8 tỉ đồng, doanh thu môi giới chứng khoán đạt 121,2 tỉ đồng. HCM đạt lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 278,11 tỉ đồng (tăng hơn 100 lần so với năm 2008).

Còn theo CTCK Thăng Long (TSC), 10 tháng đầu năm, TSC lãi khoảng 100 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận thu được chủ yếu từ nghiệp vụ môi giới và tự doanh; ngoài ra, lợi nhuận của Công ty còn có sự đóng góp từ nghiệp vụ tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành.

Với CTS, 10 tháng đầu năm, Công ty đạt 127 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó, nghiệp vụ tự doanh đóng góp khoảng 45%. Lãnh đạo CTS cho biết, Công ty vẫn duy trì được mức lợi nhuận ổn định. Nếu trong 6 tháng đầu năm, tự doanh đóng góp khoảng 80% lợi nhuận của Công ty thì thời gian gần đây, Công ty cũng cân bằng hơn với nghiệp vụ môi giới và tính đến nay, nghiệp vụ môi giới chiếm hơn 50% lợi nhuận toàn Công ty.

Trên thực tế, thị trường thuận lợi sẽ giúp các CTCK dễ bề xoay xở hơn trong cả mảng tự doanh lẫn môi giới. Ngoài ra, mức hoàn nhập dự phòng giảm giá cổ phiếu cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho các CTCK.

Một CTCK lớn sắp niêm yết trên sàn là CTCK Ngân hàng Nông nghiệp (Agriseco) dự kiến lãi trong năm nay khoảng 400 tỷ đồng. Ông Hà Huy Toàn, Giám đốc Agriseco cho biết, mảng tự doanh trái phiếu đóng phần chủ lực trong lợi nhuận của Agriseco, mặc dù năm nay, doanh thu phí môi giới của Công ty cũng đạt kỷ lục (khoảng 60 - 70 tỷ đồng). Ông Toàn cho rằng, mức lợi nhuận của Công ty cũng không quá ảnh hưởng từ biến động lên - xuống của thị trường, bởi Agriseco không tập trung vào mảng tự doanh. Với TAS, dự kiến trong năm 2009, Công ty sẽ lãi từ 25 - 30 tỷ đồng, trong đó, nghiệp vụ môi giới chiếm khoảng 60%; 40% còn lại là từ nghiệp vụ tự

doanh và tư vấn tài chính. Kết thúc 10 tháng đầu năm, TAS đạt 18 tỷ đồng lợi nhuận. Với kết quả lãi trong năm nay, TAS sẽ chuyển niêm yết từ sàn UPCoM lên niêm yết tại HNX trong quý I/2010.

Với 60% lợi nhuận từ mảng tự doanh, 10 tháng đầu năm CTCK Tân Việt (TVSI) đạt lợi nhuận sau thuế đạt 64 tỷ đồng, hoàn thành hơn 200% so với kế hoạch. Dự kiến, trong năm nay, TVSI đạt khoảng 70 tỷ đồng lợi nhuận, vì Công ty sẽ thực hiện một khoản trích lập dự phòng giảm giá vào cuối năm nay.

Nguyên nhân thua lỗ 2009:Theo Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), cho rằng, phong trào thành lập các công ty chứng khoán trong những năm trước làm xáo trộn mạnh về nhân sự lĩnh vực này. Ngoài ra, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp cũng bị yếu đi. Nhiều công ty chứng khoán mới ra đời không có nhân sự cơ bản nên không có những dịch vụ cốt lõi dẫn tới những hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ và thua lỗ trong hoạt động đầu tư.

Giải pháp: Theo nhiều chuyên gia, các công ty chứng khoán không nên chạy

theo phong trào đầu tư chứng khoán mà cần đẩy mạnh vai trò là “cầu nối” giữa công ty niêm yết và nhà đầu tư. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, giành giật khách hàng bằng mọi giá như áp dụng các dịch vụ cho vay ngắn hạn để nhà đầu tư "lướt sóng" mà không khuyến cáo về mức độ rủi ro cho khách hàng.

VAFI khuyến cáo, trong thời điểm này, các công ty chứng khoán cần phải đổi mới theo hướng chuyên nghiệp chứ không chạy theo phong trào. Với cách thức tư duy hiện tại, sẽ có khoảng 80% công ty chứng khoán phải tiến

hành thủ tục giải thể. Trong bối cảnh giao dịch trên thị trường rất ảm đạm khiến phí môi giới sụt giảm thì công ty chứng khoán nên đẩy mạnh chức

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w