Khó khăn từ hoàn cảnh khách quan của nền kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 74)

I- Một số lý do dẫn đến việc các công ty chứng khoán phải sát nhập hoặc bị mua bán.

1- Khó khăn từ hoàn cảnh khách quan của nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hết sức khó khăn. Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn do lạm phát tăng cao. Và hậu quả là trong suốt những tháng qua thị trường chứng khoán tuột dốc thảm hại. Các CTCK cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Với các CTCK có quy mô nhỏ lẻ thì tình hình còn tệ hại hơn. Các C.ty này bị thua lỗ nặng và có thể dẫn tới phá sản. Trong tình cảnh như vậy, xu hướng sáp nhập các CTCK có thể là

một giải pháp nhằm giúp các CTCK vượt qua được những ngày tháng khó khăn này.

Trên sàn giao dịch hầu như không có người hay có chăng chỉ còn lác đác vài nhà đầu tư kiên trì. Phí giao dịch phải giảm để hút khách khiến cho các CTCK lao đao, "gồng mình" gánh những khoản phí tối thiểu hàng ngày. Trong tình cảnh này, để nhẹ gánh hơn với các chi phí các C.ty bắt đầu tính tới phương án cắt giảm nhân sự. Các CTCK cũng tự an ủi bằng lý luận đây là dịp để "thanh lọc" chất lượng đội ngũ nhân viên.

Theo thống kê của UBCK Nhà nước, hiện đang có 105 CTCK đang hoạt động trên nước Việt Nam, trong đó có khoảng gần 30 C.ty đang phải rút bớt các nghiệp vụ kinh doanh để thoát khỏi áp lực tăng vốn trong điều kiện thị trường đang trong giai đoạn giảm sút và kinh doanh kém hiệu quả.

Thống kê cho thấy: chi phí duy trì hoạt động của một CTCK là 1,5 - 2 tỷ đồng một tháng, và tối thiểu là 500 triệu, trong khi doanh thu từ môi giới chỉ đạt khoảng 500 triệu mỗi C.ty. Tuy nhiên, khoản lỗ lớn nhất của các CTCK đó là từ hoạt động tự doanh. Nếu trông chờ vào phí môi giới như hiện nay thì phải bù lỗ khoảng 250 triệu. Nếu nhìn vào mảng tự doanh, nhiều loại cổ phiếu hiện chỉ còn 40-50% so với 4, 5 tháng trước, vốn rất khó bán khi thị trường đang giảm, đến nay khi thị trường nhìn thấy màu xanh lại bị UBCK NN đề nghị hoãn bán chứng khoán tự doanh. Ngoài việc kinh doanh chứng khoán khó khăn vốn đã khó khăn do thị trường mất tính thanh khoản, tiền nhàn rỗi trong nhân dân còn đổ vào các ngân hàng do mức lãi suất ngân

hàng hiện nay đang rất cao. Như vậy việc kinh doanh chứng khoán đã khó lại càng khó.

Kể từ đầu tháng 3/2009, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) liên tục có các quyết định về việc chấp thuận cho các CTCK (CTCK) được rút bớt nghiệp vụ kinh doanh. Có thể kể đến, C.ty cổ phần (CTCP) Chứng khoán Hà Nội được chấp thuận rút bớt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tự doanh chứng khoán (chỉ còn môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán);CTCP Chứng khoán Nam Việt được chấp thuận rút bớt nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, chỉ còn môi giới chứng khoán; CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam chỉ còn nghiệp vụ môi giới, tự doanh và tư vấn đầu tư chứng khoán, sau khi được rút bớt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Hàng loạt CTCK khác như Việt Tín, Tràng An, Thái Bình Dương, Thủ Đô, Tầm Nhìn, Chứng khoán SME... cũng được UBCK chấp thuận cho rút bớt những nghiệp vụ do các C.ty này đề xuất.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 74)