KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 43)

2.3.1. Nguồn khách

Nguồn khách có nhu cầu tham gia hoạt động du lịch sinh thái bao gồm chủ yếu người dân sống ở khu vực nội thành Hà Nội. Kết quả điều tra cho thấy tại các điểm du lịch sinh thái quen thuộc hiện nay (ở khu vực phụ cận Hà Nội) thường có khoảng 70-80% số lượng khách vào ngày thường và 90% vào những ngày nghỉ cuối tuần là người từ các quận nội thành Hà Nội. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu du lịch sinh thái tập trung vào thị trường mục tiêu là người dân nội thành. Một lý do nữa, tuy không cơ bản nhưng là lý do thực tế là điều kiện thời gian và điểu kiện vật chất chưa cho phép đề tài mở rộng ra đến hết các đối tượng sống ở các huyện (vùng nông thôn) của thành phố Hà Nội.

Hà Nội là thủ đô của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan đầu não, các nhà máy, công ty lớn, các trường cao đẳng và đại học, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề.... Do tính chất của công việc, một số người, đặc biệt là sinh viên là người từ các nơi trong nước tới cư trú tạm thời để làm việc và học tập tại các trường đóng trên địa bàn thành phô Hà Nội. Rất có thể nhiều người chỉ có mặt tại Hà Nội trong thời gian theo học, sau đó họ sẽ trở về địa phương của mình sinh sống, làm việc. Xét về từng cá nhân cụ thể họ không phải là “người Hà Nội”, tức là không phải là đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên khi nhìn một cách chung nhất, khi nghiên cứu nhu cầu du lịch của người dân thủ đô không

/ PKỊ lUẨÌ - r a - n H r« ■ I ■» • I I . _

thể không chú ý đến đối tượng là học sinh, sinh viên. Nói một cách khác, sự di biến động hay nguồn gốc của từng sinh viên cụ thể không làm mất đi vai trò của lớp người này trong cơ cấu dân số của Hà Nội.

Hà Nội là nơi tập trung đông nhất các cơ quan đại sứ quán, các văn phòng đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các cơ sở liên doanh, liên kết, đầu tư nước ngoài... Vì vậy đây còn là nơi có nhiều người nước ngoài làm việc và cư trú tạm thời. Cũng theo quan điểm kể trên, xét về từng cá nhàn cụ thể họ không phải là “người Hà Nội”, song trên bình diện chung cũng có thể coi đây là một nhóm thực tế có trong cấu trúc của dân cư Hà Nội.

Do những đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau (đặc điểm tâm lý, sở thích, khả năng chi trả, thời gian nhàn rỗi, trình độ thưởng thức, nhận thức...)- nhu cầu đối với hoạt động du lịch sinh thái sẽ không như nhau.

Về mặt không gian, Hà Nội chia làm hai khu vực cư trú tương đối khác biệt nhau đó là khu vực nội thành và ngoại thành, khu vực nông thôn và thành

Bảng 2.3. Dân sô Hà Nội chia theo khu vực

Đơn vị: nghìn người

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Thành thi 1274,9 1343,1 1455,8 1496,4 1552,1 1581,3 1607,8 Nồng thôn 1156,1 1149,8 1100,2 1125,1 1132,9 1155,1 1165,4

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2002

Nội thành là nơi tập trung dân cư đông đúc trên một diện tích hẹp, mật độ bình quân 15 nghìn người/km2. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá phát triển mạnh, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, con người bị vây quanh bởi những khối bê tông cốt thép đồ sộ, tốc độ làm việc căng thảng... Tuy nhiên, dân số ờ nội thành lớn hơn, những người dân nội thành thường có nguồn thu nhập cao

hơn (gấp hơn ba lần), tỷ lệ hộ giàu lớn hơn và tỷ lệ hộ nghèo nhỏ hơn so với ngoại thành. Từ tất cả những nguyên nhân đó tổng nhu cầu du lịch của vùng nội thành sẽ lớn hơn so với ngoại thành.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)