Hồ Thanh Nhàn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 67)

Hồ Thanh Nhàn nằm cách trung tâm thành phô' khoảng 4km, thuộc địa phận phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng với diện tích 170.000m2, hồ Thanh Nhàn mới chỉ thực sự được biết đến nhiều kể từ khi Dự án xây dựng Công viên Tuổi trẻ thủ đô được triển khai. Trước đây, hồ Thanh Nhàn chủ yếu được biết đến với chức năng tiếp nhận nước thải của khu vực xung quanh, điều hoà nước mưa và nuôi cá. Khi thực hiện dự án xây dựng Công viên Tuổi trẻ thủ đô, hồ đã được nạo vét, tách nước thải... trả lại các giá trị về sinh thái cảnh quan.

Cũng tương tự như hồ Bảy Mẫu với công viên Lênin, hồ Thủ Lệ với công viên - vườn thú Thủ Lệ, hồ Thanh Nhàn được nhắc tới như là một bộ phận không thể tách rời của công viên Tuổi trẻ thủ đô. Công trình này được đầu tư khoảng 20triệu USD và do lực lượng thanh niên xung kích chịu trách nhiệm thi công. Hiện nay, công trình đang trong quá trình hoàn thiện. Dự kiến khi kết thúc, toàn bộ công trình sẽ có tổng diện tích khoảng 27ha, bao gồm cả

/ M PMIO O .I M //•«« tlm. ĩk.,*k u> thư nm tm T,*r f ) „ /».,/,* V A / / I t lỵ n t s fk w III l>> "* £■

hồ Thanh Nhàn và diện tích dành cho mặt đất, khu vui chơi giải trí và các công trình xây dựng.

Thông qua công tác kiểm kê, đánh giá các tài nguyên du lịch ở khu vực các hồ trong nội thành Hà Nội, có thể khẳng định rằng: tiềm năng phát triển du lịch của các khu vực này là rất lớn. Ngoài các hồ đã trình bày ra trên đây, Hà Nội còn rất nhiều hồ khác cũng có tiềm năng không kém. Có thê kể ra đây những hồ như Linh Đàm, hồ Thành Công, hồ Văn Chương, hồ Đống Đa.... Trước xu hướng gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu du lịch sinh thái thủ đô, vấn đề đầu tư khai thác, sử dụng các hồ này vào phục vụ du lịch đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Như đã nói ở trên, ngày 7/7/2001, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định thu hồi đất số 635/QĐ/TTg, trong đó đã ra lệnh thu hồi đất ở xung quanh một số hồ trong phạm vi nội thành Hà Nội. Đồng thời các sông, hồ của thành phố cũng đang được triển khai nạo vét, cải tạo, kè đá, tách nước thải... Sự can thiệp của công tác quản lý này là hết sức đúng đắn và kịp thời. Nó đã mang lại những hiệu quả tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong công tác khai thác sử dụng hồ.

3.1.3. Hệ thống cóng viên cây xanh Hà Nội-một cảnh quan thiên nhiên nhân sinh

Hệ thống cổng viên cây xanh là một nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội. Có thể chia các công viên ở Hà Nội làm hai loại:

- Công viên cây xanh. Đây là những “công viên truyền thống”. Loại công

viên này đã được xây dụng và đưa vào hoạt động từ lâu: công viên Thống Nhất, công viên Bách Thảo, vườn thú Thủ Lệ.

- Công viên vui chơi giải trí. Những công viên này mới được xây dựng và đưa vào khai thác: Công viên vui chơi giải trí Hồ Tây, công viên Cầu Đôi, công viên tuổi trẻ Thủ đô

/ «( r u 10 0 I M I l m m r M i amt ' '■>' t * •'»>«» /tai »«»««1Tm n /•.. Ịkn n h V I H ■ I : . t u - . I. ,„r ......

3.1.3.1 Công viên Thông Nhất (Công viên Lê nin)

Cồng viên Thống Nhất được xây dựng với mục đích làm nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của cán bộ công nhân viên chức và nhân dân Thủ đô và các vùng phụ cận. Trải qua gần bốn mươi năm, đến nay công viên Thống Nhất vẫn giữ vai trò là một trong những điểm nghỉ ngơi,VCGT của Hà Nội.

Công viên được khởi công xây dựng năm 1958 và hoàn thành ngày 30/5/1961. Công viên được mang tên “Thống Nhất” để biểu thị lòng khát khao mong mỏi đất nước sớm thống nhất. Năm 1980 công viên được đổi tên thành công viên Lênin nhân kỷ niệm 110 ngày sinh của Người. Ngày 01-10-1997, tên của công viên lại được đổi lại thành công viên Thống Nhất và hiện là tên chính thức của công viên.

Trước khi xây dựng, nơi đây còn là một khu vực hoang vắng, dân cư thưa thớt. Một phần công viên hiện nay là khu vực bãi rác của thành phố. Trong khu vực có một dải cây xanh rất phát triển (ở khu vực phía Bắc và một phần phía Đông công viên hiện nay) và một số hồ nước tự nhiên. Với những thuận lợi về tự nhiên và không gian, khu vực này đã được chọn để cải tạo và xây dựng thành một khu công viên phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi giải trí của nhân dân Thủ đô.

Nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, ngay giữa lòng thành phố, công viên Thống nhất được giới hạn bởi 4 đường phố chính: phố Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt, trong đó phần phía Đông và phía Tây Bắc giáp khu dân cư. Trên tổng diện tích 48 ha, Những người thiết kế công viên đã khéo léo kết hợp các dải cây xanh và hồ nước tự nhiên tạo nên một không gian đẹp rất hài hoà. Công viên có nhiều đảo, bán đảo (đảo Hoà Bình, đảo Thống Nhất, bán đảo Phong Lan, đảo Dừa) tạo cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Đây là công viên giải trí được đánh giá là đẹp và có vị trí thuận lợi nhất ở Thủ đô.

/ f f r u / D M H u , A n v n w V mr1(1Tran t : tếam ế W i ( « n n w m I ' 1*1 /* « • * \ » / / í » /••> •’/ IH S Ị H S I. u .í m ttr 4 : II... - —

Đối với một công viên vui chơi giải trí, kết cấu hạ tầng và điều kiện vật chất kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng, quyết định kết quả hoạt động và khả năng thu hút khách của công viên. Bén cạnh các công trình được coi là không thể thiếu như hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, mạng lưới vườn hoa cây cảnh, các cơ sở dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác thì một hệ thống trò chơi hấp dẫn đa dạng là tối cần thiết và quyết định nhất đối với hoạt động của công viên. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật ở công viên này đã và đang xuống cấp khá nghiêm trọng.

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động vui chơi ở đây khá nghèo nàn về chủng loại, ít về số lượng mà chất lượng cũng không được đảm bảo tốt, đây đó một số phương tiện vui chơi giải trí đã không còn hoạt động nữa.

Theo như thông báo của Ban giám đốc công ty công viên thì trong số các loại hình vui chơi giải trí: đu quay, đu mây, ôtô acqui, ôtô điện, xe trượt trên ray, đu quay cảm giác, tàu hoả mini, thuyền chèo tay, nhà gương di dạng và trò chơi điện tử, chỉ có trò chơi điện tử và ôtô điện là mới được đưa vào hoạt động gần đây, còn lại là các trò chơi đã hình thành từ rất lâu. Sau một thời gian dài sử dụng, thiếu sự duy tu bảo dưỡng cộng với sự phá hoại của kẻ xấu, nhiều hết trò chơi đã bị hư hỏng, xuống cấp thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người chơi. Cùng với sự cũ kỹ lạc hậu, không được cải tiến, các trò chơi ở đây không còn sức thu hút đối với du khách.

Đối với các trò chơi hình thành đã lâu như đu quay, nhà gương dị dạng, nhà thuyền... Vì những lý do khác nhau, các hình thức này gần như không còn gây được hứng thú cho người tham gia.

Đu quay : hình thức đơn điệu, bán kính quay nhỏ, số lượng chỗ ngồi ít, chật hẹp, vận tốc thấp, động cơ hay bị trục trặc, nhiều chỗ đã bị hoen gỉ.

Nhà gương : Qua thời gian dài sử dụng không được tu bổ, nhà gương đã xuống cấp trầm trọng. Một phần của khu nhà bị biến thành nơi để phế liệu, hệ thống chiếu sáng bên trong thường bị hư hỏng nhưng không được thay thế kịp thời do không đủ kinh phí. Do đó nhà gương thường phải đóng cửa vì không có khách mặc dù giá vé vào cửa chỉ là 1000 đ/người/lượt. Vai trò của khu nhà gương đang dần mất đi.

Nhà thuyền của công viên trước đây khá hấp dẫn với lợi thế của hồ nước rộng, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Song, do sự xuống cấp về cơ sở vật chất, nhiều chiếc thuyền đã bị mục nát, người đi thuyền phải chịu sự ẩm ướt do nước ri vào thuyền đôi lúc có nguy cơ chìm, lật thuyền gây tâm lý lo lắng và dẫn đến nguy hiểm thực sự cho người tham gia. Vì vậy, lượng khách ngày một thưa dần.

Đối với các trò chơi mới đưa vào khai thác gần đây: như ôtô điện, xe trượt trên ray... Ngay cả đối với các hình thức tạm gọi là mới mẻ này cũng đã bị xuống cấp khó có thể phục hồi.

Ô tô điện: hiện nay chỉ còn 3 xe có thể hoạt động được nhưng cũng đã bị hoen gỉ nhiều. Do hệ số an toàn của thiết bị không cao, nhiều du khách đã bị điện giật. Khu vực này đã phải đóng cửa một thời gian dài. Với tình trạng như hiện nay, thật khó có khả năng thu hút khách trở lại.

Đối với khu trượt trên ray: vốn là một trò chơi khá mới, ban đầu thu hút khá nhiều khách tham gia đặc biệt là thanh thiếu niên do tò mò, hiếu kỳ. Tuy nhiên do chiều dài ray trượt không đủ lớn, không đủ kích thích và thoả mãn tính ưa mạo hiểm của người chơi nhất là khi trong thành phô' đã xuất hiện các trò chơi cuốn hút hơn. Khu vui chơi này trở nên lạc hậu và không còn hấp dẫn như trước.

Hệ thống điện của công viên được cung cấp bởi hai trạm biến áp đặt trong phạm vi công viên. Nhưng công suất của chúng lại không đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện năng của công viên dẫn đến tình trạng một số khu vui chơi thiếu điện vận hành, diện tích được chiếu sáng của công viên bị thu hẹp. Nhìn chung hệ thống chiếu sáng trong công viên không đảm bảo, công viên chỉ được chiếu sáng một phần nhỏ (khoảng 10-15% diện tích cần chiếu sáng). Do đó nhiều khu vực ở trong tình trạng ánh sáng yếu ớt hoặc không có ánh sáng, làm giảm sự hấp dẫn đối với du khách đồng thời tạo thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển ở đây.

Hệ thống cấp thoát nước của công viên cũng đang ở trong tình trạng thiếu và xuống cấp. Lượng nước cung cấp cho việc tưới các vườn hoa cây cảnh không đủ. Có nhiều đoạn đường ống bị hỏng gây rò ri thất thoát nước làm cho tình trạng thiếu nước trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó nhiều đoạn cống thoát nước trong công viên đã bị sập lấp gây nên tình trạng úng ngập kể cả trong những ngày nắng.

Với công viên VCGT, muốn kéo dài thời gian lưu lại của du khách, ngoài sự hấp dẫn của các khu VCGT còn phải kể đến hệ thống các quán ăn, quán giải khát phục vụ nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi của khách. Song, hiện nay tại công viên các quán ăn, quán giải khát chưa đáp ứng nhu cầu của khách tham quan về số lượng, chất lượng, giá cả cũng như chất lượng phục vụ. Nhiều quán ăn, quán giải khát của công viên này bị đóng cửa hoặc hoạt động cầm chùng. Hiện tại chỉ còn lại một cửa hàng cung cấp dịch vụ ăn uống duy nhất thuộc thành phần kinh tế quốc doanh đang hoạt động cầm chừng là Quán Gió. Dịch vụ ăn uống, giải khát của tư nhân cũng không nhiều. Các dịch vụ này thường bày bán ngay trên vỉa hè, đường đi lại với hình thức không đẹp, gây mất mỹ quan chung, ơ đây thường diễn ra hiện tưọng ép giá hoặc bày bán hàng hoá kém phẩm chất.

Công ty công viên Thống Nhất được thành lập ngày 01.10.1997 với chức năng là cơ quan chủ quản trực tiếp của công viên. Hiện nay công ty này có tổng số 300 cán bộ công nhân viên. Hầu hết số cán bộ công nhân viên này trước đây đều thuộc công ty công viên cây xanh. Trong đó, số có trình độ đại học là 17 người (chiếm 5,7%), số có trình độ trung cấp là 4 người (chiếm 1,3%) số còn lại (93%) có trình độ hết phổ thông trung học. Độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty là 38 tuổi.

Theo ban lãnh đạo công ty, cán bộ công nhân viên công ty được chia làm hai bộ phận chính: bộ phận văn phòng (45 người - tập trung toàn bộ cán bộ có trình độ đại học và trung cấp), bộ phận sản xuất trực tiếp (225 người). Thực trạng công việc tại bộ phận văn phòng là khối lượng công việc nhiều nhưng số lượng cán bộ nhàn rỗi ở đây cũng không ít. Các nhân viên không được phân công việc cụ thể. Lý do là nhiều công việc không phù hợp trình độ của nhân viên mặt khác một số nhân viên không nhận thức được vai trò của mình do đó xảy ra tình trạng lãng phí nhân công chất xám, hiệu quả công việc không cao. Bộ phận sản xuất trực tiếp được chia thành nãm bộ phận chính: bộ phận vận hành trò chơi, bộ phận sửa chữa, bộ phận chăm sóc vườn hoa cây cảnh, bộ phận đảm bảo vệ sinh cho công viên và bộ phận bảo vệ. Mức thu nhập hiện nay của cán bộ nhân viên ở đây là thấp (Thu nhập bình quân của cán bộ nhàn viên sản xuất trực tiếp là từ 450 ngàn đồng tới 800 ngàn đồng / tháng).

Có thể nói, hiện nay tại công ty này đang có sự lãng phí khá lớn về nhân công và chất xám, trong khi những người thực sự cần thiết cho công việc ở cả khối văn phòng và sản xuất trực tiếp đều thiếu. Do hạn chế về trình độ, hiệu quả công việc ở đây còn thấp. Đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng hoạt động cầm chừng, thiếu hiệu quả của công viên nói chung và bộ máy quản lý của nó nói riêng. Con người là yếu tỏ' quyết định nhất đối với sự thành công của mỗi đơn vị. Ban lãnh đạo công ty công viên Thống nhất cần có

những biện pháp hữu hiệu phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới, nhằm đưa công viên thoát khỏi tình trạng hiện nay.

Được xây dựng từ rất sớm, công viên Thống Nhất ngày nay đã có lịch sử phát triển khá dài. Trong quá trình phát triển, công viên đã trải qua những giai đoạn khác nhau với những mức độ phát triển khác nhau. Đã có thời kỳ công viên đóng vai trò là trung tám VCGT- gần như là duy nhất của Thủ đô. Công viên đã thu hút được nhiều lượt khách tới tham quan, nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi giải trí. Tuy nhiên hiện nay công viên đang ở trong tình trạng hoạt động cầm chừng và đang mất đi vai trò là nơi nghỉ ngơi thư giãn yêu thích của người dân Thủ đô.

Với vai trò là địa điểm nghỉ ngơi VCGT ở Hà Nội, nguồn khách chính của công viên là cư dân Thủ đô và các tỉnh lân cận, khách nội địa và một số ít khách nước ngoài (chủ yếu là “Tây Ba lô”). Đáng chú ý công viên không hề có các đoàn khách tới từ các công ty Du lịch.

Hiện nay lượng khách đến công viên rất ít. Theo thống kê lượng khách đến công viên trong năm 2002 là 251.874 lượt, trung bình mỗi ngày có khoảng 500-700 lượt, trong đó khách ở lứa tuổi thiếu nhi chiếm 40% và người đã trưởng thành chiếm khoảng 60%. Trên thực tế con số có thể sai khác.

Đối tượng khách đến công viên với mục đích nghỉ ngơi thư giãn chủ yếu

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)