Nguyên tắc chỉ đạo cho chủ nhà trọ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 25)

Chọn nơi thích hợp đ ể làm nơi ăn nghỉ cho khách du lịch sinh thái. Du

khách thường thích nghỉ tại những địa điểm có khí hậu trong lành, phong cảnh đẹp và tạo cảm giác được gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên đối với du lịch sinh thái, mục tiêu bảo tồn luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, những khu vực lưu trú dành cho khách du lịch sinh thái cần phải có cảnh quan tự nhiên đẹp và đặc biệt không gây ra nhũng tác động ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của các loài động thực vật hay thẩm mỹ cảnh quan, đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái.

Làm giảm tới mức thấp nhất những tác động tới thiên nhiên và văn hoá địa

phương khi lập k ế hoạch xây diữig khu ăn nghỉ. Việc xây dựng cơ sở lưu trú cho

du lịch thường ảnh hưởng trực tiếp tói môi trường tự nhiên và vãn hoá của khu bảo tồn. Những công trình xây dựng không hợp lý sẽ có thể gây ra rất nhiều tác hại xấu cho môi trường, cảnh quan, văn hoá bản địa....Bởi vậy, cần lập kế hoạch chi tiết và khoa học cho mỗi công trình cụ thể với sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học chuyên môn nhằm hạn chế đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường và văn hóa địa phương.

Bám sát các thông tin về ảnh hưởng của khu ăn nghỉ với môi trường xung quanh như phong cảnh, tiêu hao năng lượng, ô nhiễm.... Sự hình thành các khu nghỉ phục vụ mục đích du lịch ít nhiều tác động tới cảnh quan môi trường . Nếu những tác động đó vượt quá ngưỡng cho phép sẽ có thể gây ra những hậu quá

khôn lường. Do đó, việc theo dõi, giám sát về sự ảnh hưởng của khu ăn nghỉ đôi với môi trường là rất cần thiết để có những biện pháp điều chỉnh cần thiết và thích hợp, đảm bảo công tác bảo tồn song song với phát triển hoạt động du lịch.

Không cung cấp những công cụ hay dịch vụ không cần thiết. Du lịch sinh

thái luôn đặt mục tiêu bảo tồn lên hàng đầu. Những công cụ phục vụ hoạt động du lịch và các dịch vụ đáp ứng những yêu cầu của du khách luôn đi kèm với việc tạo ra những tác động nhất định tới môi trường tự nhiên cũng như nhân văn của khu bảo tồn. Do đó, việc giảm thiểu những công cụ và dịch vụ không cần thiết là điểu tất yếu. Tận dụng những vật dụng, nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên và chỉ sử dụng các công cụ và dịch vụ khi điều đó thật cần thiết và hợp lý.

Giải thích về thiên nhiên và văn hoá địa phương cho du khách. Khi không

hiểu biết và nắm bắt được giá trị của tự nhiên và văn hoá địa phương, du khách rất dễ có những hành động xâm hại tới tự nhiên và văn hóa tại những nơi mình đến tham quan. Sự giải thích về tự nhiên và văn hóa địa phương cho du khách không chỉ ngăn chặn được những hành vi đó mà còn làm tăng tính hấp dẫn cho chương trình du lịch sinh thái.

Trao đổi thông tin với các nhà tự nhiên học địa phương, các nhóm bảo tồn.

Du lịch sinh thái luôn chú trọng tới việc hoà hợp và bảo tồn thiên nhiên. Điều này cũng có nghĩa là các công trình, cơ sở lưu trú, ãn uống trong phạm vi khu bảo tồn cần phải có kiến trúc và quy mô phù hợp với cảnh quan tự nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường. Để thực hiện tốt yêu cầu này, trước khi quy hoạch, các nhà đầu tư cần trao đổi thông tin với những chuyên gia khoa học địa phương và các nhóm bảo tồn.

Cho khách ăn những món ăn và bán cho họ những món quà làm bằng sản

phẩm địa phương^ Mỗi vùng đất thường có những sản vật riêng biệt mang đậm

nét văn hoá bản địa mà không trùng lặp với bất kỳ một nơi nào khác. Những món ăn bản địa, những món quà lun niệm làm từ nguyên liệu độc đáo của địa phương

sẽ tạo nên sự mới lạ, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách. Đồng thời, việc cung cấp cho khách du lịch món ăn và bán cho họ những món quà làm bằng sản phẩm địa phương cũng là một biện pháp tích cực tạo công ăn việc làm cho người dân, đóng góp cho phúc lợi địa phương, đảm bảo nghệ thuật ẩm thực và nghệ thuật thủ công truyền thống của địa phương được duy trì và phát triển.

Đem những hiểu biết và thông tin thu lượm được từ du lịch sinh thái phục

vụ trở lại cho cộng đổng địa phương. Từ những kiến thức và thông tin tích luỹ

được trong quá trình tham gia hoạt động du lịch, các chủ nhà trọ có thể giúp đỡ cộng đồng địa phương trên các phương diện: trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng phục vụ du khách, tổ chức kinh doanh các dịch vụ du lịch, cung cấp thông tin về những đặc trưng thu hút du khách của cộng đồng cư dân bản địa... Những hoạt động này giúp người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái dễ dàng và hiệu quả hơn, gián tiếp mang lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng bản địa.

Tham gia vào các sự kiện và hoạt động giáo dục liên quan đến bảo tồn

thiên nhiên và giữ gìn văn hoá địa phương. Sự đa dạng về sinh học và nền văn hoá

bản địa độc đáo là hai yếu tố cơ bản quyết định sức hấp dẫn của một điểm du lịch sinh thái, là những điều kiện cần thiết để phát triến du lịch sinh thái. Tham gia vào các hoạt động giáo dục liên quan đến bảo tồn tự nhiên và giữ gìn văn hoá địa phương, các chủ nhà trọ được cung cấp những kiến thức và kỹ năng nhằm bảo vệ tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Điều đó cũng có nghĩa là họ được tạo cơ hội để "bảo vệ" số lượng du khách của nhà trọ, "bảo vệ" nguồn thu nhập của chính bản thân mình.

1.5.4. Nguyên tác chỉ đạo cho các nhà quản

Nghiên cứu về sức chứa của điểm du lịch đê khống chế số lượng du khách tối đa và kiểm soát lượng khách thăm quan hàng ngày. Giới hạn về sức chứa là số lượng du khách cực đại mà điểm du lịch có thế chấp nhận mà không gây suy

thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội với cộng đồng địa phương và không làm suy thoái nền kinh tế bản địa truyền thống. Sô lượng du khách và khách thăm quan hàng ngày tại điểm du lịch sinh thái không được phép vượt quá giới hạn đó. Việc xác định chính xác khả nãng chịu tải cụ thể của điểm du lịch

sinh thái sẽ là cơ sở quan trọng để quy định các biện pháp quản lý và điều tiết số

lượng du khách một cách phù hợp, đó chính là tạo ra sự phát triển hoạt động du lịch sinh thái một cách tối ưu.

Hạn chê các hành vi có tác động xấu đến tự nhiên cho dù nó có tác động

được coi là rất nhỏ. Môi trường sinh thái rất nhạy cảm, chỉ một tác động nhỏ

cũng có thể là nguyên nhân gây nên sự phá huỷ môi trường nghiêm trọng. Không những thế, tác động đó còn có thể sẽ được nhân lên hàng triệu lần bởi các du khách khác và gây nên những hậu quả khôn lường. Ví dụ việc vô ý vứt một tàn thuốc là có thể gây nên hậu quả cháy toàn bộ một khu rừng rộng lớn.

Lập ra một cơ chế quản lý đ ể lợi nhuận từ du lịch sinh thái được dùng cho

việc báo vệ các khu báo tồn thiên nhiên. Một số phần trăm nhất định trong nguồn

thu từ các hoạt động du lịch sinh thái phải được dành ra nhằm quay lại đầu tư cho các hoạt động bảo tồn. Cần tổ chức quản lý và giám sát chặt chẽ để những khoản ngân sách này được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Lợi nhuận từ du lịch được dùng cho việc bảo vệ các Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là một trong những nguyên tắc cơn bản nhất của du lịch sinh thái.

Thiết lập các phương tiện giáo dục môi trường như trung tâm du khách,

các bảng chỉ dẫn, các nội quy, quy định... Đây là một trong những biện pháp hiệu

quả nhằm nâng cao tính giáo dục của du lịch sinh thái tại các khu thiên nhiên như vườn quốc gia, KBT... Nhưng trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp thông tin toàn diện về hoạt động bảo tồn một cách trực tiếp và sinh động cho khách du lịch. Bên cạnh đó còn nhắc nhở du khách tuân thủ các quy định, nội quy của điểm du lịch sinh thái. Những vấn đề người quản lý cần quan tâm khi xây dựng các phương

tiện này là: thông tin phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác và hình thức của các phương tiện này cần phù hợp với cảnh quan tự nhiên.

Cung cấp thông tin và nội dung giáo dục môi trường liên quan đến tự

nhiên và văn hoá địa phương. Có rất nhiều hình thức để cung cấp thông tin giáo

dục môi trường hiệu quả như tập gấp, báo chí chuyên đề, sách hướng dẫn.. .Tuy nhiên đối với mỗi đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái cần được thông tin khác nhau. Các nhà điều hành và hướng dẫn viên cần được cung cấp thông tin chi tiết, phong phú và đầy đủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong công tác tổ chức, thực hiện và điều hành tour; Đối với du khách, tại điểm tiếp nhận, cần đưa ra những thông tin cô đọng và rõ ràng thông qua những tập gấp được trình bày đẹp và hấp dẫn... Việc cung cấp thông tin và nội dung giáo dục môi trường về tự nhiên và vãn hoá bản địa hiệu quả không những góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhà điều hành, hướng dẫn viên, du khách, chính quyền và người dan sở tại mà còn gián tiếp tạo nên sức hấp dẫn của du lịch sinh thái tại KBT.

Thu thập hệ thống thông tin khoa học về việc quản lý hệ sinh thái và giáo

dục môi trường. Mục đích của nguyên tắc này là giúp cho các nhà quản lý có cái

nhìn tổng quát và có những kiến thức cơ bản trong công tác quản lý hệ sinh thái và giáo dục môi trường từ đó nâng cao năng lực quản lý. Trên cơ sở hệ thống thông tin khoa học này, người quản lý có thể tìm ra những mô hình quản lý hiệu quả, phù hợp với đặc thù của điểm du lịch và những phương pháp giáo dục môi trường mới sinh động, hấp dẫn hơn đối với khách du lịch.

Cung cấp các cơ hội nghiên cứu và đào tạo cho những nhà điều hành và

hướrĩẹ dẫn viên du lịch. Những kiến thức về tự nhiên, giáo dục môi trường và vãn

hoá bản địa của các nhà điều hành, cũng như của hướng dẫn viên đóng vai trò quyết định trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thành công chương trình nói riêng và phát triển du lịch sinh thái nói chung. Vì vậy, tạo điều kiện cho các

nhà điều hành và các hướng dẫn viên du lịch nghiên cứu, tìm hiểu KBT cũng chính là cách "đầu tư" hiệu quả của nhà quản lý điểm du lịch sinh thái.

Hỗ trợ các hoạt động giáo dục môi trường do các nhóm tình nguyện và tổ

chức tư nhân đảm nhận. Có nhiều hình thức khác hỗ trợ cho công tác giáo dục

môi trường: tài trợ kinh phí, chính sách ưu đãi về giá vé vào điểm du lịch, cung cấp thông tin và các chuyên gia về giáo dục môi trường.... Mục tiêu của công tác này là góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể ở mội điểm du lịch sinh thái và tính chất của hoạt động giáo dục môi trường mà các nhà quản lý sẽ có những hình thức và mức độ hỗ trợ thích hợp.

Gắn du lịch sinh thái vào k ế hoạch quản lý khu bảo tồn thiên nhiên như là

một bộ phận quan trọng. Có thể nói du lịch sinh thái là một công cụ đắc lực trợ

giúp cho công tác bảo tồn. Song nếu không được hoạch định và quản lý tốt thì rất có thể chính hoạt động du lịch sẽ gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường tự nhiên và nhân văn mà khó có thể cứu vãn nổi. Vì vậy, cần có những chiến lược và kế hoạch quản lý cụ thể nhằm đảm bảo phát triển bền vững như: phân vùng, quy hoạch bảo vệ động vật hoang dã, điều chỉnh và giám sát số lượng khách...

Giám sát các ảnh hưởng qua lại của du lịch đối với bảo tồn thiên nhiên và

cộng đồng địa phương. Những thay đổi của môi trường tự nhiên và nhân vãn cần

được theo dõi và ghi lại một cách chính xác và có hệ thống. Giám sát và đánh giá những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thiên nhiên và người dân địa phương sẽ chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của việc phát triển du lịch. Từ đó, người quản lý có thê đưa ra những điều chỉnh cẩn thiết trong chương trình du lịch, giới hạn số lượng du khách... nhằm hạn chế dến mức tối đa những mặt trái của ngành "công nghiệp không khói" này. Chính vì vậy, hoạt động giám sát các ảnh hưởng qua lại của du lịch đối với bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương cần được thực hiên liên tục và thực sự nghiêm túc.

1.6 SỨC CHỨA1.6.1. Khái niệm 1.6.1. Khái niệm

Trong việc tổ chức và triển khai du lịch sinh thái, việc xác định sức chứa là hết sức quan trọng. Nó là cơ sở để đưa ra các giải pháp và các biện pháp cụ thể để đảm bảo cho hoạt động du lịch sinh thái được bền vững.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), sức chứa du lịch là khả năng của một điểm du lịch có thể đáp ứng ở mức độ cao cho du khách song chỉ gây tác hại cho nguồn tài nguyên ở mức có thể chấp nhận được.

Khái niệm trên chỉ ra rằng có những giới hạn nhất định trong việc tham quan du lịch của du khách, sự không tôn trọng giới hạn đó sẽ làm giảm mức độ hài lòng của khách và/hoặc mang lại những tác động xấu đến môi trường tự nhiên, văn hoá và xã hội của khu vực.

Sức chứa du lịch bao gồm nhiều yếu tố thành phần như vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội, kinh tế v.v... Mức độ quan trọng của các yếu tố này và mối liên hệ giữa chúng đối vói sức chứa du lịch không như nhau. Chúng phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh không gian và thời gian cụ thể.

Sức chứa sinh học (cũng còn có thê gọi là sức chứa sinh thái) là số lượng khách tối đa có thê có mặt tại địa điểm trong một đơn vị thời gian nhất định song không làm mất đi sự cân bằng sinh thái vốn có của nó. Điều đó có nghĩa là sau một thời gian thiên nhiên có thể tự phục hồi được tình trạng ban đầu không cần sự hỗ trợ của con người.

Sức chứa vật lý là ngưỡng về mặt không gian dành cho mỗi du khách tại điểm du lịch. Ngưỡng này phụ thuộc vào loại hình du lịch, vào đặc điểm của khu vực, vào tập quán địa phương.

Sức chứa tâm lý là mức độ thoải mái của du khách, của người dân địa phương trong chuyến du lịch. Những yếu tô' gây sức ép đối với tâm lý của khách là môi trường văn hoá, xã hội, là chát lượng dịch vụ, thái độ ứng xử...

Sức chứa kinh tế của khu du lịch là khả năng đáp ứng các nhu cầu về mặt

kinh tế của du khách tại địa phương.

Một số nhà nghiên cứu, trong đó có Ceballos- Lascurain (1996) cho rằng sức chứa du lịch của một khu vực cụ thể có liên quan đến các yếu tố khác nhau như chính sách du lịch, hiện trạng tham quan, các yếu tố có ảnh hưởng đến tham

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 25)