Vườn thú Hà Nội hay công viên Thủ Lệ là công viên chuyên đề duy nhất ở Hà Nội. Công viên chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 19-5-1975 nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác. Vườn thú Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động công ích thuộc sở Giao thông Công chính Hà Nội, được thành lập ngày 6-8- 1976 với nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giới thiệu chim thú nhằm phục vụ nhân dân tới tham quan vui chơi giải trí học tập, góp phần bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quí hiếm có giá trị kinh tế và khoa học của đất nước. Đồng thời, trong quá trình hình thành và phát triển, cùng với nhu cầu giải trí ngày càng tăng của người dân và du khách, vườn thú Hà Nội ngày càng hoàn thiện hơn với
Nằm ở trung tâm phía Tây của Thủ đô, vườn thú Hà Nội có vị trí thuận lợi cho hoạt động du lịch và hoạt động vui chơi giải trí. Được xây dựng trên một thế đất đẹp có mặt hồ trong xanh rộng khoảng 9,9 ha công viên có đồi và các gò đất cao, chạy dài theo hai bên hồ tạo thành một quần thể thắng cảnh hấp dẫn. Với diện tích 21 ha thuộc địa bàn phường Ngọc Khánh quận Ba Đình, tài nguyên vườn thú có nhiều nét đa dạng. Trong số bốn công viên lớn ở Hà Nội, công viên Thủ Lệ là địa điểm có độ bao phủ cây xanh dày nhất với hệ thống các loài thực vật phong phú. Vườn bao gồm 8700 cây xanh, 13000 cây cảnh và 36000m2 thảm cỏ. Do có độ bao phủ dày của thảm thực vật cho nên không khí ở đây rất mát mẻ,
nhiệt độ trong ngày nắng thường thấp hơn nhiệt độ trong nội thành từ 3°- 5°c.
Thêm vào vẻ đẹp xanh mát của vườn thú là 2100 m2 bồn hoa tạo nên một thế giới sinh vật khá đa dạng, nhiều màu sắc. Vườn thú Hà Nội là điểm du lịch duy nhất ở Thủ đô có nguồn tài nguyên động vật phong phú cả về số lượng và chủng loại với 600 cá thể động vật thuộc 100 loài trong đó có trên 30 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: hổ Đông Dương, báo gấm, gà lôi đuôi trắng, cá cóc Tam Đảo... Nguồn tài nguyên quý hiếm này tạo nên nét đặc trưng riêng của vườn thú mà không phải điểm du lịch nào cũng có được.
Là công viên chuyên đề duy nhất ở thủ đô với hệ thống các loài động thực vật quý hiếm, vườn thú Hà Nội được trang bị các điều kiện vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tấng khá đầy đủ. Tuy nhiên hệ thống này vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng các yêu cầu đặc thù của công viên và thoả mãn nhu cầu của du khách.
Hệ thống điện - nước ở vườn thú tương đối đầy đủ với 633 m cáp ngầm, 194 m cáp treo. Nguồn điện phong phú là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục cho các loại hình vui chơi giải trí. Nhưng phần lớn nguồn điện ở đây chỉ phục vụ được cho việc vận hành các trò chơi, chứ chưa đủ cung cấp cho toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng trong công viên.
I t< r v to - a l-OM />nrMw.il .1r.< v»i«r< h a - ítm rtam t w. Ik ru m n u i I r iK I — ỉ ếnmk V K tt lỉXI(>:oni IX S 7 II\ h m ! 4m III III IU _ ,
Bên cạnh hệ thống điện, vói đặc thù của một công viên chuyên để, nơi nuôi dưỡng và chăm sóc các loài động thực vật, vườn thú có một trạm bơm và một bể chứa có công suất hoạt động khá lớn, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu nước cho công viên, một hệ thống ống dẫn nước đến tùng chuồng thú phục vụ cho việc làm vệ sinh chuồng trại. Tuy tiềm năng nước khá dồi dào nhưng việc khai thác ở đây chưa thực sự hiệu qủa để phục vụ các khu vui chơi, đảm bảo vệ sinh chuồng trại và thoả mãn nhu cầu của du khách.
Hệ thống đường đi trong vườn thú do gần đây được nâng cấp mở rộng nên tương đối hoàn chỉnh. Đến nay nhiều con đường đã được bê tông hoá, tạo điều kiện tăng cường quỹ đất, xây dựng chuồng thú. Tuy nhiên cũng còn một số phần đường chưa được mở rộng và sửa sang lại do đó thường xuyên xảy ra ách tắc.
Hệ thống chuồng trại là một trong nhiều cơ sở vật chất quan trọng của vườn thú, với khoảng 40 chuồng, đật rải rác trên diện tích 14.000 m2 chia thành ba khu vực. Các chuồng trại được sơn sửa và bảo dưỡng hàng năm. Ngoài ra, vườn thú còn có khu trưng bày sinh vật cảnh rộng 120 m2 phục vụ khách tham quan.
Hiện nay, hệ thống các trò chơi ở vườn thú còn nghèo về chủng loại, kém về chất lượng. Toàn bộ phương tiện vui chơi giải trí ở đây chỉ bao gồm 2 nhà bóng, 4 gian đu quay con giống, 1 máy bay bập bênh, 1 nhà ô tô điện acquy, 2 gian ô tô điện bay, 40 xe đạp nước, nhà trượt patin, xe điện... Hầu hết các phương tiện này đều do các doanh nghiệp tư nhân đấu thầu xây dựng nên quy mô cuả trò chơi còn nhỏ, nhiều trò còn trùng lặp về nội dung. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trò chơi phần nhiều đã quá cũ và hết khấu hao. Hầu hết các trò chơi đều chỉ dành phục vụ đối tượng nhỏ tuổi, chưa có các hoạt động vui chơi thực sự cuốn hút đối với đối tượng khách là người lớn. Hệ thống các trò chơi là điểm yếu nhất của vừơn thú.
v ề cơ sở dịch vụ ngoài một vài quầy bán đồ ăn nhẹ, đồ lưu niệm, đồ chơi... vườn thú không có một hệ thống dịch vụ được sắp xếp theo quy hoạch, chưa đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách. Hầu hết các cơ sở này do tư nhân đứng ra tổ chức nên cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ còn chưa tốt, quy mô còn nhỏ bé.
Nhìn chung, so với nhiều công viên khác ở Hà Nội, điều kiện tài nguyên tự nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật ở vườn thú là khá đầy đủ. Song phần lớn phương tiện vui chơi giải trí ở đây có quy mô nhỏ, trang bị lạc hậu, đơn điệu kém hấp dẫn và còn xa mới bắt nhịp được với xu thế phát triển hiện đại của các loại hình VCGT trên thế giới. Đồng thời vườn thú cũng chưa tận dụng hết tiềm lực tự nhiên để khai thác có hiệu quả, nâng cao sức hấp dẫn du khách.
Vườn thú Hà Nội có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo gồm 484 nhân viên. Trong đó có một giám đốc, hai phó giám đốc, một số trưởng phòng, ban làm công tác quản lý. Trong tổng số 484 cán bộ công nhân viên, có thể chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ như sau
- Trình độ trên đại học: có 5 người chiếm 1,1% tổng số lao động, đều ở
cương vị lãnh đạo: Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kỹ thuật, 2 người làm công tác quản lý tổng thể vườn.
Trình độ đại học: có 36 người chiếm 7% tổng số lao động. Đây là đội ngũ nòng cốt làm việc tại các phòng ban thuộc khối hành chính sự nghiệp như phòng kế toán, phòng tổ chức và phòng hành chính.
Trình độ trung cấp: Có 23 người chiếm 4% tổng số lao động. Đây là những người được phân công làm công tác quản lý, các tổ chăm sóc nuôi dưỡng cây, chim, thú ở vườn thú. Số cán bộ công nhân viên này là cầu nối giữa ban quản lý và công nhân lao động ở vườn.
Số còn lại là công nhân lao động ở vườn thú. Số lượng này chiếm khoảng 88% tổng số lao động. Đây là lực lượng chính tạo ra các sản phẩm du lịch ớ vườn
thú, trực tiếp tham gia công tác nuôi dưỡng chăm sóc chim, thú, cây cảnh nhằm phục vụ cho hoạt động VCGT ở vườn.
Từ sự phân chia này, có thể thấy số lượng cán bộ công nhân viên đã được đào tạo ở vườn thú còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 12% tổng số lao động. Như vậy phần lớn lao động ở vườn thú (88%) chưa qua đào tạo chính quy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Đây cũng là một điểm yếu hạn chế sự phát triển của vườn thú. Mức thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi cán bộ công nhân vườn thú là 650.000 đồng.
Nằm ỏ một vị trí thuận lợi giữa một trung tâm đô thị mới, lại là công viên chuyên đề duy nhất ở Hà Nội, vườn thú Thủ Lệ có lợi thế đặc biệt để thu hút và hấp dẫn khách thăm quan. So vói nhiều công viên ở Hà Nội, hàng nãm số lượng khách tới vườn thú đạt mức cao hơn, trung bình từ 1,3 đến 1,5 triệu khách/năm, trong khi các công viên còn lại nơi cao nhất cũng không đạt nổi mức 1 triệu người/năm. Theo báo cáo hàng năm của vườn thú Hà Nội, năm 2002 tổng số lượt khách tới vườn là 1.590.000 lượt người, trong đó số lượng người lớn là 930.000 lượt người chiếm 59% tổng số khách du lịch và khách trẻ em là 660.000 lượt người chiếm 41% tổng số khách. Như vậy, khách người lớn nhiều gấp rưỡi số khách trẻ e m .
Nguồn khách tới vườn thú thường là cư dân Thủ đô, dân cư các tỉnh, thành phố lân cận. Khách du lịch nội địa và quốc tế đến công viên chưa nhiều. Qua phỏng vấn ngẫu nhiên khách nội địa, có khoảng 57% khách du lịch là người sinh sống và làm việc tại Hà Nội, số khách ngoại tỉnh là 43%.
Như nhiều công viên khác, hoạt động của vườn thú cũng có tính thời vụ. Khách thường đến đây nhiều vào các tháng hè (từ tháng 5-tháng 9), dịp Tết Nguyên Đán, các ngày lễ lớn 1-5, 1-6, 2-9. Theo số liệu thống kê năm 2002, số khách ngày 2-9 và 1 Tết âm lịch đạt con số 105.000 lượt khách/ngày. Thời gian vườn thú vắng khách là những tháng mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 1)
Tuy vườn thú Hà Nội thu hút nhiều khách hơn so với một số công viên khác do tính chất chuyên đề duy nhất ở khu vực phía Bắc, nơi lưu giữ bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm. Nhưng vườn thú vẫn chỉ hoạt động cầm chừng vì các hoạt động giải trí ở đây chưa đủ sức hấp dẫn du khách. Đó là lý do khiến cho doanh thu ở Vườn không cao dù lượng khách vào tương đối lớn. Nguyên nhân của tình trạng này là những lý do sau:
- Trước hết, vì nơi đây tập trung một lượng động thực vật lớn trong đó có nhiều loại quý hiếm nên có sức thu hút nhất định đối với du khách. Tuy nhiên thời lượng lưu lại vườn thú của du khách không lớn vì số lượng động thực vật chưa thật phong phú, vấn đề vệ sinh chuồng trại tạo bầu không khí trong lành ở xung quanh các chuồng thú chưa được bảo đảm. Hàng ngày lượng chất thải từ hơn 90 chuồng chim thú gây ô nhiễm nặng cho môi trường, gây khó chịu cho khách thăm quan.
- Hoạt động VCGT còn rất nghèo nàn, chưa thật thu hút khách tham gia. Vườn thú thiếu hẳn các hoạt động giải trí dành cho người lớn - nguồn khách chủ yếu đến vườn thú, làm giảm đáng kể thời gian lưu lại công viên. Ngay cả hoạt động vui chơi giải trí hiện có cũng không đủ sức cuốn hút lứa tuổi thiếu nhi vì nhiều trò chơi còn đơn giản với quy mô nhỏ, trùng lặp cả về nội dung và hình thức.
- Vườn thú chưa khai thác triệt để các tiềm năng tự nhiên sẵn có để phục vụ du khách. Trong khi tiềm năng về nguồn nước ở hồ Linh Lang rất lớn, loại hình VCGT dưới nước ở đây lại rất ít về số lượng và chất lượng.
- Dịch vụ ở vườn thú chưa đáp ứng được đòi hỏi đa dạng của du khách. Các cửa hàng phục vụ đồ ăn nhẹ, giải khát, các cửa hàng lưu niệm chưa được sắp xếp vào những khu vực thích hợp, gây mất mĩ quan và cản trở sự đi lại của du khách. Hầu hết hàng quán trong công viên chưa đẹp, mặt hàng chưa phong phú, thiếu hấp dẫn nên chưa góp phần tăng hiệu quả hoạt động của công viên.
- Vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh cho khách trong thời gian vui chơi tại vườn Thú cũng là một nhược điểm còn tồn tại, làm mất đi sự yên tâm, thoải mái,
cản trở hoạt động của khách trong quá trình tham quan. Hiện tượng trộm cắp cướp giật đồ vẫn còn xảy ra gây tâm lý hoang mang, khó chịu cho du khách.
-C ơ sở vật chất yếu kém như khu nhà vệ sinh công cộng thiếu nước không
đủ thoả mãn nhu cầu vệ sinh của du khách. Cơ sở trông giữ xe còn nhỏ hẹp chưa đáp ứng nhu cầu, cơ sở y tế còn yếu kém không đảm bảo cấp cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp, các ghế đá, nơi nghỉ ngơi thư giãn cho khách còn ít... đây là những điểm yếu cần khắc phục trong hiện trạng hoạt động của vườn Thú.
Ngay từ khi ra đời, với chức năng là một cơ sở hoạt động công ích phục vụ nhu cầu VCGT của người dân Thủ đô và các tỉnh thành lân cận, vườn Thú Hà Nội đã chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội của người dân Thủ đô. Cùng với thời gian, mặc dù có thể còn nhiều khiếm khuyết song không thể phủ nhận hiệu quả và ý nghĩa mà vườn thú đã đạt được.
Về ý nghĩa môi trường, độ phủ xanh tương đối dày gắn liền với hồ Linh Lang, vườn thú Hà Nội trở thành một trong những lá phổi điều hoà khí hậu Thủ đô. Việc bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và thực hiện nhân giống tại vườn thú có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường.
Về mặt xã hội, trong thời kỳ bao cấp, vườn thú là một trong những cơ sở VCGT hiếm hoi của người dân Thủ đô và cư dân các vùng lân cận. Đặc biệt với sự quần tụ tương đối phong phú các loại động thực vật, vườn thú trở thành điểm thăm quan học tập có ý nghĩa đối với học sinh. Việc thăm quan tìm hiểu đời sống sinh vật có thể giúp du khách thấy rõ hơn về sự phong phú của các loài, tạo điều kiện mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Mặc dù quy mô hoạt động còn nhỏ bé, đơn điệu và lạc hậu, với sự cố gắng của mình, vườn thú cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu VCGT của người dân Thủ đô.
Về mặt kinh tế, doanh thu hàng năm của vườn thú không lớn, đóng góp cho ngân sách thành phố không đáng kể. Song, với sự tồn tại của mình, vườn thú đã tạo thêm công ăn việc làm, nơi nghỉ ngơi VCGT của người lao động Thủ đô và vùng lân cận
Tuy nhiên hiện trạng hoạt động VCGT và chất lượng dịch vụ của vườn thú còn yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Vườn thú cần được mở rộng và nâng cấp hơn nữa các loại hình trò chơi cũng như các cơ sở dịch vụ của mình. Đây là vấn đề cần được ban quản lý vườn Thú, Sở Giao thông Công chính và các cơ quan hữu quan nghiên cứu phát triển để vườn thú không những đáp ứng nhu cầu của người dân thành phô' mà còn là một điểm đến hứa hẹn trong