Sứcchứa thực tế

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 33)

Do bị chi phối bởi nhiều nhân tố như điều kiện môi trường (tự nhiên cũng như xã hội), hoàn cảnh thực tế trong thời gian có hoạt động du lịch (tình hình chính trị, kinh tế, thời tiết...) nên số khách tối đa có thể sẽ thấp hơn PCC. Để phân

biệt người ta dùng một thuật ngữ khác là sức chứa thực tế(RCC):

RCC=PCC- Cf,

Cfj là các biến điều chỉnh. Các biến điều chỉnh này liên quan chặt chẽ tới

các đặc điểm và điều kiện cụ thể, không cố định trong không gian và thời gian.

1.6.2.3 Sức chứa tôi ưu

Giá trị của sức chứa tối ưu nói lên số lượng khách tối đa được phục vụ một cách tốt nhất, đem lại cho họ sự hài lòng về chất lượng phục vụ.

ECC=P.RCC

P: hệ số khai thác tối ưu.

CHƯƠNG 2. NHU CẦU DU LỊCH SINH THÁI CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI

2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM T ự NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

CỦA KHU V ự c NGHIÊN c ứ u 2.1.1. Đậc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Địa hình

Địa hình của Hà Nội và phụ cận tương đối đơn giản so với nhiều khu vực khác ở miền Bắc. Phần lớn lãnh thổ Hà Nội và phụ cận là vùng đồng bằng với độ cao trung bình từ 5-20m so với mực nước biển. Độ cao của địa hình hạ thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam, cùng với hướng dốc của dòng chảy sông Hồng. Bao quanh vùng đồng bằng, về phía bắc, tây và tây nam là một dải đất cao nhấp nhô những đồi và thung lũng .

Đáng chú ý đối với du lịch là các vùng đồi núi thấp thuộc rìa của đồng

bằng phía Bắc và phía Tây, cách Hà Nội khoảng 60-70km như Ba Vì, Tam

Đảo, với một số đỉnh cao trên một nghìn mét. Ở đây, do đặc điểm vốn có của tự nhiên và do sự khai phá của con người còn có giới hạn nên còn tồn tại ít nhiều thảm thực vật rừng tự nhiên ở độ cao lớn do dốc cao hiểm trở và xa khu dàn cư. Thêm vào đó, một phần cũng là nhờ bàn tay lao động cần cù của con người đã tu bổ và trồng được hàng chục nghìn ha rừng trồng. Những khu rừng trồng này với một số loài phát triển tốt như thông, bạch đàn, keo lá chàm làm đẹp thêm phong cảnh tự nhiên ở đây, đồng thời góp phần cải tạo môi trường trong khu vực.

Về phía Nam và Tây Nam của Hà Nội, thuộc địa phận tỉnh Hà Tây, Ninh Bình, Hoà Bình những khối đá vôi sót và dãy núi đá vôi tạo nên nhiều thế

; I t r ư 10-01-041 D a r m m e m t n ề S f» » ỊlỊim Ilm r*«a* , v » ỉ * íấ««* \» « J/(s «/»;>»/ Ik 4m II u i u i _

mạnh khác. Điểm nổi bật nhất ở đây là các dạng địa hình karst với những hệ thống hố, phễu, máng trũng, tạo nên những khối đá vôi riêng biệt dạng tháp và tháp cụt, cùng với các hang động rất có giá trị đối với du lịch. Điển hình như khu vực Chùa Hương, Quan Sơn, Tam Cốc, Bích Động...

2.1.1.2 Khí hậu

Nằm sát khu Đông Bắc, trên con đường tràn qua của front cực và khối khí cực đới NPc, trong mùa đông nhiệt độ của khu vực tương đối thấp, lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình vĩ tuyến. Do vị trí địa lý và địa hình đặc biệt, gió tây nam kiểu gió Lào khô nóng ít ảnh hưởng. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, không bị ngắt quãng như ở Trung bộ. So với nhiều địa phương khác, khí hậu của khu vực khá ôn hoà, thuận lợi vófi điều kiện sống của con người.

Bảng 2.1. Một vài đặc trưng của chế độ nhiệt ở khu vực nghiên cứu

Đặc trưng Thái Nguyên

(36m) Hà Nội (5m) Phủ Liễn (114m) Nam Đinh (3mj Nhiệt độ năm Nhiệt độ tháng cao nhất Nhiệt độ tháng thấp nhất Biên độ năm Biên độ ngày 23,0 28,3(VI) 16,1(1) 12-13 7-8 23,4 28,8(VII) 16,6(1) 12-13 6-7 23,0 28,2(VII) 16,7(1) 11-12 6-7 23,5 29,0(VII) 16,8(1) 12-13 6,0

Nguồn: Khí hậu Việt Nam

Theo Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, nhiệt độ không khí trung bình

năm trong khu vực vào khoảng từ 23°- 24° c, tổng nhiệt độ toàn năm khoảng

8500-8600°C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20° c là từ tháng 12 đến tháng 3. Lạnh nhất là tháng 1, có nhiệt độ trung bình khoảng 13°-14°c. Trừ 2-3 tháng trong thời kỳ chuyển tiếp, còn lại 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng

9, nhiệt độ trung bình vượt quá 27°c và tối cao trung bình vượt quá 30°c. Hai

trong năm là 29°c (tháng 7). Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ trung

bình vào khoảng từ 6°- 7°c, ở trung du tăng lên 7°- 8°c và ở ven biển giảm

xuống 5°c. Thời kỳ nhiệt độ dao động mạnh nhất là những tháng khô hanh đầu mùa đông. Thời kỳ nhiệt độ dao động ít nhất là những tháng ẩm ướt, nửa cuối mùa đông

Điều kiện nhiệt độ thuận lợi đối với con người phần đông nằm trong

khoảng từ 18-24°c Theo chỉ số đó, hàng năm trong khu vực có 6 tháng, từ

tháng 11 đến tháng 4 là có điều kiện tốt về nhiệt độ. Sáu tháng còn lại, từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiệt độ cao trên 27°c. Đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 nhiệt độ lên tới 29°c, có ảnh hưởng ít nhiều đến điều kiện sông và hoạt động của con người.

Song, chính vì vậy mà trong thời gian này nhu cầu du lịch sinh thái của khách lại càng cao. Do điều kiện khí hậu nóng bức, môi trường thành phố trớ nên ngột ngạt, khó chịu, khách có xu hướng tìm đến những nơi có khí hậu mát mẻ hơn. Các khu vực thiên nhiên ở phụ cận Hà Nội hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái: Ba Vì, Tam Đảo và các hồ nước lớn như Đại

Lải, Suối Hai, Quan Sơn, Đồng Mô - Ngải Sơn... Nhiệt độ các điểm này

thường thấp hơn ở Hà Nội tới vài độ. Thí dụ như Tam Đảo có 11 tháng nhiệt

độ phù hợp, chỉ riêng tháng 6 nhiệt độ cao hơn 23°c một chút. Ở Ba Vì, từ cốt

400m trở lên nhiệt độ bao giờ cũng thấp hơn đồng bằng từ 1,5 - 3,5°c . Nói

chung, do độ cao so với đồng bằng, do các lưu vực nước và do lớp phủ thực vật ở các điểm du lịch này làm cho vi khí hậu dễ chịu hơn ở thành phố.

Lượng mưa trung bình năm trong khu vực khoảng 1600-1800mm. Tuy vậy, phần phía bắc mưa tương đối ít, chỉ khoảng 1400-1600mm, còn vùng rìa đồng bằng, giáp núi lượng mưa thường tăng, tới 1800-2000mm. Số ngày mưa trong năm vào khoảng 130-140 ngày. Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5

/ M r m n o<.OÀ> /V riM M i w irlUKỊt ĩiam Om, ĩk * * t w» IXM .mtm i Ir.lK Ih,r rế n iĩi \» M rụ X íO llK lt l u s r i l \ h . r u III IU _

đến tháng 10). Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82% và ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78-87%

Thời gian có lượng mưa lớn thường trùng với các tháng mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 10, nhiều nhất là vào 3 tháng 7, 8 và 9. Mưa trong thời gian này thường là mưa rào, mưa dông trong một thời gian ngắn, do đó ít ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Ảnh hưởng nhiều hơn cả tới hoạt động này chính là các hiện tượng thời tiết đặc biệt, như mưa bão hoặc mưa phùn gió bấc kéo dài. Trong khu vực, cả năm có khoảng 60-75 ngày có thời tiết xấu như vậy. Đối với hoạt động du lịch, mưa là một hiện tượng thời tiết gây trở ngại. Vì vậy mà vào thời điểm du lịch, mưa càng ít càng tốt.

Bảng 2.2. Chê độ mưa ở khu vực nghiên cứu

Đặc trưng Thái Nguyên Bắc Giang Hà Nôi Nam Đinh

Lượng mưa nãm (mm) Sô ngày mưa năm

Lượng mưa tháng lớn nhất Số ngày mưa tháng lớn nhất Lượng mưa tháng nhỏ nhất Số ngày mưa tháng nhỏ nhất 2168 142 443(VIII) 18(VIII) 22(1) 5(XI) 1533 121 129(VIII) 16( VIII) 16(1) 4(XII) 1680 142 323( VIII) 16(VIII) 1(1) 6(XI,XII) 1671 134 309(VIII) 15( VIII) 25(11) 7(XII)

Nguồn: Khí hậu Việt Nam

Về mùa đông, gió thường thổi tập trung theo hai hướng: đông bắc hay bắc và đông hay đông nam. Mùa hạ, gió thổi theo hướng đông nam và nam. Các hướng gió này chiếm tần suất 60-70%. Riêng đối với hiện tượng gió tây khô, nóng, có khoảng 6-8 ngày trong một năm, trung du tăng lên, 10-12 ngày.

Vào những ngày này, nhiệt độ lên trên 30°c, độ ẩm tương đối hạ xuống dưới

65%. Tuy nhiên những ngày như vậy lại càng thúc đẩy mọi người tới những điểm du lịch có thời tiết dễ chịu hơn. Ở vùng núi Ba Vì, từ độ cao 400m trở lên chưa bao giờ xuất hiện kiểu thời tiết này

Vùng đồi núi phía bắc và phía tây có nhiệt độ mát mẻ hơn. Khu vực khí

hậu đồi núi thấp Mê Linh - Sóc Sơn, có tổng nhiệt độ từ 8000°c đến 8500°c và

lượng mưa từ 1400 - 2000mm. Khu vực này có hồ Đại Lải và rừng chân núi Tam Đảo điều hoà khí hậu, tạo điều kiện thích hợp cho hoạt động du lịch quanh năm. Đặc biệt là Tam Đảo, nhờ có cấu tạo của địa hình mà ở đây có khí hậu mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Khí hậu đồi núi thấp và trung bình Ba

Vì, có tổng nhiệt độ tương đối thấp, gần 8000°c, lượng mưa tương đối cao

1800-2000mm. Từ độ cao trên 400m có khí hậu rất tốt vào mùa hè, thu hút khách du lịch.

Tuy nhiên khí hậu ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa hè và mùa đông. Do đó các hoạt động du lịch cũng mang tính mùa. Thí dụ như các hoạt động du lịch thể thao nước, bơi lội, tắm mát bị hạn chế vào thời gian mùa đông. Vì vậy phải có các hình thức thay thế thì mới khai thác được quanh nãm.

2.1.1.3 Thuỷ văn

Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn khu vực phụ cận khá dày đặc, thuộc hai hệ thống sông chính: sông Hồng và sông Thái Bình. Mật độ lưới sông tự nhiên khoảng 0,5-1,0 km/km2 . Độ dốc chung của sông ngòi rất nhỏ, chỉ 2- 5cm/km, dòng sông uốn khúc quanh co và có nhiều chi lun.

Chế độ nước sông của đồng bằng chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm 70-75% tổng lượng nước cả năm, cao điểm là vào các tháng 7,8,9. Mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ 11 đến tháng 5) chỉ chiếm 25-30% lượng nước. Các tháng 2, 3, 4 là các tháng có lượng nước và mực nước thấp nhất trong nãm.

Trong khu vực còn có rất nhiều hồ mà nguồn gốc chính là các dòng sông chết, các hồ nhàn tạo. Trong đó có nhiều hồ lớn có thể khai thác phục vụ du lịch, điển hình như: hồ Tây là hồ tự nhiên ở nội thành Hà Nội rộng 520 ha;

hồ Đại Lải rộng 525 ha, hồ Suối Hai rộng 950 ha, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn rộng 1430 ha, hồ Quan Sơn rộng 850 ha. Ở các hồ, lượng nước tương đối điều hoà hơn, sự dao động mực nước không lớn lắm.

Trên các vùng đồi núi, đặc biệt là Ba Vì và Tam Đảo, hệ thống suối, thác khá nhiều, tạo nên những phong cảnh đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Đó chính là cơ sở phát triển các điểm du lịch sinh thái.

Vùng Hà Nội và phụ cận có tiềm nãng nước mặt và nước ngầm rất phong phú. Ngoài việc khai thác nguồn nước cho sinh hoạt, cần sử dụng diện tích mặt hồ và sông cho mục đích du lịch, đồng thời với việc chông úng, ngập và ô nhiễm nguồn nước để khỏi ảnh hưởng đến môi trường nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.

2.1.1.4 Sinh vật

Đối với du lịch sinh thái thảm thực vật và giới động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó tạo nên môi trường trong sạch, làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên và sức háp dẫn đối với khách du lịch.

Tuy nhiên, do đồng bằng bị khai thác từ lâu đời nên thực vật tự nhiên bị tàn phá gần hết. Tất cả đều là cây trồng, từ cây nông nghiệp đến cây phòng hộ, cây lấy bóng mát, cày ăn quả. Động vật hoang dại cũng không còn mấy, thú lớn vắng mặt hoàn toàn. Rừng tự nhiên chỉ còn lại ở các vườn quốc gia như Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương, Cát Bà... do được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt.

Diện tích rừng đã ngày càng được mở rộng với sự đóng góp của hệ thống rừng trồng, thành phần chủ yếu là keo tai tượng, keo lá chàm, bạch đàn và thông đuôi ngựa... Hệ động vật hoang dã chỉ còn lại trong các khu rừng tự nhiên. Ở các hồ nước lớn có tới hơn 20 loài cá cùng các động vật sống dưới nước như: ba ba, tôm, trai, ốc... Các loài chim địa phương và chim di cư như: cò, diệc, giang, le le, vịt trời, sâm cầm... bổ sung cho hệ sinh thái hồ, làm tăng thêm vẻ

đẹp và tính hoang sơ của cảnh núi rừng, sông nước. Hiện nay, một số điểm có các loài cò, vạc sinh sống đang là những điểm hấp dẫn khách du lịch trong khu vực, thí dụ như Đảo Cò ở Thanh Miện Hải Dương, làng cò Ngọc N hị...

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Dân cư

Khu vực nghiên cứu chủ yếu nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, nơi tập trung dân cư đông nhất trong cả nước. Theo số liệu thống kê tổng điều tra dân số năm 1999, mật độ dân số trung bình của khu vực (đồng bằng sông Hồng) khoảng 1151người/km2. Còn nếu tính thêm cả các tỉnh ở vùng rìa đồng bằng thì mật độ này thấp hơn (606người/ km2 ). Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều. Các tỉnh đồng bằng như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương đều có mật độ trên 1 nghìn người/km2. Các tỉnh thuộc trung du và miền núi có mật độ thấp hơn, đặc biệt là Phú Thọ, Bắc Giang mật độ chưa đến 400 người/km2, thấp nhất là Hoà Bình, 162 người/km2.

Nơi tập trung đông nhất là Hà Nội, với 2.672.100 người trên diện tích 921km2, mật độ 2.971 người/km2. Đặc biệt là khu vực nội thành, mật độ lên tới 15nghìn người/km2. Với mật độ dân cư đông đúc như vậy, nội thành Hà Nội đã trở thành nơi có cầu du lịch nói chung, cầu du lịch sinh thái nói riêng vào loại lớn nhất cả nước ta.

Tỷ lệ tãng dân số trong khu vực cũng khác nhau, ở các tỉnh thuộc trung du, miền núi là 23,5%0, còn các tỉnh đồng bằng chỉ có 16,9%0.

Trình độ dân trí giữa các tỉnh cũng có sự khác biệt lớn, biểu hiện ở tỷ lệ

mù chữ trong độ tuổi lao động (ở các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng là 1%,

nông thôn đồng bằng là 5%, còn miền núi tới 30%); tỷ lệ người có trình độ cao đẳng hoặc đại học...

/ 1« rv lo o n m iM ra M X i t rmm t e r Tk*m* M< I tam llmt r k:mầ \r I I H XJU:iUI lustn s 4 ,. III m 114 _

v ề mặt cơ cấu, (trừ các thành phố), dân cư nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn (76,5%).

Ngày nay, trong bối cảnh của chính sách mở cửa, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao, sự gia tăng dân số cơ học ở các đô thị phát triển mạnh. Những dòng người từ nông thôn đổ ra thành thị tìm việc làm ngày một gia tăng gây ra những xáo trộn nhất định.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 33)