Như đã trình bày ở chương I, hiện nay thuật ngữ “du lịch sinh thái” như một dạng quảng cáo chạy theo mốt của nhiều doanh nghiệp du lịch. Có không ít hoạt động có tên là “du lịch sinh thái” song thực chất lại là du lịch phản sinh thái (anti-eco-tourism). Các điểm “du lịch sinh thái” được khảo sát, nghiên cứu trong đề tài này về thực chất chưa đúng với tên gọi của nó. Tuy nhiên về mặt nào đó, có thể coi đây là một dấu hiệu tốt về loại hình du lịch này ở thủ đô nói riêng, của cả nước nói chung.
Hầu hết các điểm “du lịch sinh thái” nằm trên một số trục quốc lộ lớn về phía Bắc và phía Tây Thủ đô như đường Láng Hoà Lạc, đường 32, đường
Thăng Long-Nội Bài, đường 5: Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng, đường Hà Nội-Bắc Ninh... v ề phía Nam theo quốc lộ 1, về phía Tây theo quốc lộ 6 trong phạm vi 30-40km không có nhiều điểm du lịch sinh thái như các tuyến phía Bắc.
1. Vườn du lịch sinh thái Minh Khơi (Từ Liêm)
Điểm du lịch này nằm trên đường 32, gần thị trấn Cầu Diễn. Cơ quan quản lý là Công ty vườn quả du lịch Từ Liêm được thành lập (1993) và phát
triển trên cơ sở một nông trường cũ (thành lập 1972). Tổng diện tích tự nhiên
toàn bộ khu du lịch là 42,8ha.
Các dịch vụ phục vụ và thu hút khách có: bóng bàn, cầu lông, bi-a, ăn uống, phục vụ sinh nhật, cưói hỏi, hội nghị và câu cá. Để phục vụ cho nhu cầu câu cá có 21 chòi câu được xây dựng đơn giản trên một diện tích mặt nước khoảng 1 ha. Giá 20.000đ/ ngày. Tiền cá tính riêng.
Ăn uống: có đặc sản thú rừng: nai, lợn rừng, hươu, gà rừng...(?)
2. Nhà vườn sinh thái Tây Đô
Đây là khu vườn của tư nhân với diện tích không lớn: 1 ha. Mục đích chủ yếu là kinh doanh đơn thuần như phục vụ ăn uống. Các món ãn chủ yếu cũng là thú rừng các loại. Điều nổi bật là ở đây có khu vực nuôi (thực chất là nhốt) các loại thú tươi sống (trong đó phần nhiều là thú hoang dã) để có thê phục vụ cho khách.
3. Điểm du lịch sinh thái Hà Dung
Đây là một vườn du lịch sinh thái tư nhân kinh doanh khá thành công (về mặt kinh tế) với 3 nhà sàn (2 lớn, 1 nhỏ) chủ yếu dùng làm quán nhậu, 40 lều câu được bô' trí khá hoà nhập với thiên nhiên trên 5 ao có diện tích trung bình khoảng trên dưới 500m2.
4. Trang trại du lịch sinh thái bền vững Sơn Thuỷ
Trang trại này có diện tích hơn 4 ha, ra đời cách dây 3 năm, nằm sát đường Láng Hoà Lạc (địa chỉ km 2 đường Láng Hoà Lạc). Trang trại sinh thái
này dược xây dựng theo mô hình VAC. Tuy nhiên thực chất đây vẫn là một
dạng nhà hàng ăn ở vung ven đô vì tuy có nuôi tôm, cá, thỏ , lợn ... nhưng nguồn thực phẩm chủ yếu phục vụ khách vẫn là mua ngoài. Mặt khác tuy có gắn nhãn sinh thái, song ở đây chuyên kinh doanh ăn uống, không có hoạt động kinh doanh giải trí, ngay cả câu cá cũng không có.
5. Các điểm “du lịch sinh thái ” khác
Hầu hết các điểm có tên là điểm “du lịch sinh thái” đều chỉ là các điểm câu cá và nhà hàng ăn có không gian rộng, trong đó có nhiều bàn ăn được đặt trong các không gian mở như dưới các lểu, dưới bóng cây v.v... Hẩu hết các điểm này có ao hồ như hồ câu cá giải trí Hải Đông, (ĐT: 8633869), hồ câu cá giải trí Minh Hà (ĐT: 9582097), ao câu giải trí Xuân Trường (ĐT: 8836352), ao câu giải trí Tâm Tâm (ĐT: 8836225), hồ câu Thăng Long (Công ty Phú Gia), Hồ câu cá giải trí Trần Bầu ở Kim Chung - Đông Anh (ĐT: 8810585), khu du lịch sinh thái Khánh Linh trên đường cao tốc Thăng Long, Câu lạc bộ câu cá Tuân Liên thuộc Công ty Bắc Hà ở Vân Nội Đông Anh (ĐT: 8836208). Hầu hết các “điểm du lịch sinh thái” này có phục vụ các món ăn thuỷ sản nước ngọt, hải sản và các món ăn khác theo yêu cầu của khách.
Nhận xét chung
Các “điểm du lịch sinh thái” tập trung chủ yếu theo dọc quốc lộ, thuận tiện cho việc thu hút khách. Tuy nhiên phân bố các điểm này không đều, chủ yếu nằm về phía Bắc, theo trục đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài. Nếu tính cả các tỉnh lân cận Hà Nội thì mức độ tập trung lan tỏa về phía Tây, theo trục Láng Hoà Lạc. Có lẽ lý do chính làm cho những khu vực này tập trung nhiều “điểm du lịch sinh thái” là vì đây là những hướng mới phát triển của Hà Nội, quỹ đất còn nhiều.
Đặc điểm thứ hai rất phổ biến cho các “điểm du lịch sinh thái” này là hầu hết chỉ là các nhà hàng “sinh thái” mặc dù về thực chất đây chỉ là những nhà
hàng ở ngoài thiên nhiên hoặc có không gian rộng lớn ở ven đô. Hoạt động
“du lịch” nhất ở các địa điểm này chỉ là câu cá. Tuy là điểm du lịch sinh thái hOoặc nhà hàng sinh thái, song theo xu thế chung hiện nay, không ít nhà hàng phục vụ các món ăn từ thú hoang rã, thậm chí từ những loài quý hiếm, cần được bảo vệ.
Đặc điểm thứ ba là đại đa số các “điểm du lịch sinh thái” này là do tư nhân sở hữu. Điều này phần nào nói lên sự nhanh nhạy và mểm dẻo của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cơ chế thị trường. Song điều này cũng có thể là nguy cơ tiềm ẩn làm biến mất những khoảng không ít nhiều có tính sinh thái này trong xu thế đô thị hoá đang lan toả ra đến các vùng ven đô. Mặt khác một số chủ sở hữu chỉ tập trung khai thác trên cơ sở thiên nhiên sẵn có, dành vốn đầu tư cho việc cải tạo, tôn tạo thiên nhiên với tỷ lệ rất nhỏ trong khi đó dành một nguồn vốn lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là nhà hàng. Điều này phù hợp với mục tiêu kinh doanh là thu hồi vốn nhanh, song ý nghĩa sinh thái lại có phần giảm đi.
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIẼN DU LỊCH SINH THÁI Ỏ HẢ NỘI
4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN k h ô n g g ia n
Định hướng phát triển du lịch sinh thái Hà Nội giai đoạn 2002 - 2010 được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:
1. Định hướng tổ chức không gian trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thủ đô
2. Quy hoạch phát triển và khai thác không gian (quy hoạch sử dụng đất) 3. Định hướng phát triển không gian du lịch Hà Nội trong “Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch du lịch Hà Nội giai đoạn 2002-2010”
3. Phân bố và đặc điểm tài nguyên du lịch trên lãnh thổ 4. Dự báo nhu cầu du lịch sinh thái
Hầu hết các không gian du lịch, trong đó có du lịch sinh thái Hà Nội phải được hiểu là không gian mở, có ranh giới mờ. Việc mở rộng và thay đổi ranh giới trong quá trình phát triển là một quy luật tất yếu. Tuy nhiên, cãn cứ theo đặc điểm tài nguyên, vào hiện trang khai thác, vào nhu cầu của khách và vào điều kiện tổ chức, quản lí không gian, có thể phân hệ thống lãnh thổ du lịch Hà Nội thành các không gian sau:
4.1.1. Không gian du lịch văn hoá sinh thái Hà Nội - Trung tâm
Ranh giới không gian này trùng với ranh giới khu hạn chế phát triển của Hà Nội. Không gian này gồm đại bộ phận 4 quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trung và một phần quận Tây Hồ gồm 74 phường với diện tích gần 3.500ha và trên 900 nghìn người, v ề mặt tài nguyên du lịch, không gian này bao gồm khu phố cổ, khu phô' cũ, hầu hết các di tích lịch sử cách mạng
đặc biệt quan trọng, các di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo gắn với quá trình hình thành và phát triển thủ đô. Không gian này có bán kính khoảng 5-6km. Dựa vào sự phân bố của các điểm du lịch có thể thấy rõ không gian này được tạo bởi hai trung tâm hạt nhân:
- Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong vòng bán kính 2-3km (phần lớn nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm). Đây là nơi tập trung các di tích lịch sử văn hoá có giá trị tiêu biểu của Hà Nội như khu phố cổ, đền Ngọc Sơn, chùa Cầu Môn, chùa Vĩnh Trù, đền Bà Kiệu, Nhà hát lớn thành phố v.v... Ngoài ra đây còn là nơi tập trung các trung tâm thương mại lớn và chủ yếu của Hà Nội. Chính vì vậy tại trung tâm hạt nhân này ngoài hoạt động du lịch tham quan, du lịch mua sắm cũng là hoạt động quan trọng. Đây là nơi tập trung các khách sạn thương mại lớn của Hà Nội như khách sạn Soíitel Metropole, khách sạn Tháp trung tâm Hà Nội, khách sạn Opera Hilton v.v...
- Quảng trường Ba Đình và phụ cận trong vòng bán kính 2 - 3km (phần lớn nằm trên địa bàn quận Ba Đình). Đây là nơi tập trung hệ thống các bảo tàng, các điểm thắng cảnh chính của Hà Nội mà tiêu biểu là Lăng Hồ Chủ Tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quân đội, Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột, Phủ Tây Hồ, Hồ Tây, Bách Thảo v.v... ở trung tâm hạt nhân này có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan thắng cảnh. Hệ thống các khách sạn nghỉ dưỡng đã đang và cần được phát triển ở khu vực này.
Bên cạnh đó, đây cũng là không gian có nhiều siêu thị, cửa hàng và chợ, góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.
Không gian du lịch này có hầu hết các địa danh tạo nên chương trình du lịch thành phố nội thành (Citytour) của Hà Nội. Những điểm quan trọng đó là quần thể di tích lịch sử cách mạng Lăng Bác, quần thể di tích văn hoá Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quần thể di tích Hồ Hoàn Kiếm, quần thể di tích tín ngưỡng - tôn giáo và thắng cảnh Hồ Tây, di tích lịch sử cách mạng Hoả Lò,
các khu phố cổ và phố cũ, các bảo tàng Lịch sử, Nghệ thuật, Cách mạng, Quân đội...
4.1.2. Không gian phát triển du lịch sinh thái thể thao, vui choi ngoài tròi ngoài vùng Trung tám
Không gian này nằm trong khu vực phát triển hữu ngạn sông Hồng. Chủ yếu nằm trong các quận nội thành còn lại như Thanh Xuân, Cầu Giấy, phần lớn quận Tây Hồ, phần phía Nam quận Hai Bà Trưng, phần phía Tây Nam huyện Thanh Trì theo dọc quốc lộ 1 đến khu di tích Ngọc Hồi.
Trong khu vực này vẫn còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật có giá trị và tiêu biểu cho Hà Nội, tuy mật độ có thưa hơn khu Hà Nội trung tâm. Song bên cạnh đó ở khu vực này có rất nhiều không gian xanh như các công viên, các hồ nước như công viên Lê Nin, công viên Thanh Nhàn, khu vui chơi giải trí Hồ Tây, công viên văn hoá thể thao Mễ Trì, hồ Tây, hồ Linh Đàm, Ngọc Khánh v.v... Trong không gian này có thể cải tạo một số khu vực đất hoang hoặc đất lấn chiếm để tạo thành các vườn du lịch sinh thái, tăng thêm vẻ đẹp cho thủ đô.
4.1.3. Không gian phát triển du lịch sinh thái nghỉ ngơi cuối ngày và cuối tuần
Không gian này bao gồm toàn bộ khu vực các huyện ngoại thành phía Nam và phía Bắc sông Hồng. Không gian này có 2 khu vực hạt nhân cần ưu tiên phát triển là tổng thể di tích cổ Loa và tổng thể di tích đền Sóc. Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi (địa hình, thuỷ văn, khí hậu v.v...), không gian này có những điều kiện cẩn thiết để phát triển các điểm du lịch cuối tuần của thủ đô như các vườn du lịch sinh thái, các khu nghỉ dưỡng, đón trước nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
Dinh chùa Dào Thục è DỉnhHáLó
tiầ Dám ’ (ân Tri
. \ <•)
* nính.AK^^K10. , , Tỉnh rắc n in ii
K Dinh Lỗ Khê vâ hhầ Ihờ Ca Cong \ Dinh Hà Vĩ K ế Dinh Hà Hương
Gtiúa Dại Lãnh® K Chùa Thanh Nh^n
KỲ. DI TÍCH c<5 LOA
: kHưvui cHơíịsìẢi m í HỖ 'TÁ y. ■
s ' Chùa Vạn Ngọc rôhu iương niểnri Thai V • ■
CHÙA KIM liên: ❖: : : : : :
2.5
' * Chuà Nanh ^ Dỉnh Dương Hà
ik Phủ Đổng 'v
>lauyển;HữỌ Ọạt. . vuvn IM.«. UICH. > . . . V X ; . 'í&.:ị „ ếj.
... : : ■kvAm- ■CHpAlTRẤN QUỐC ánh Lệ Mật .. -• ' 1
Ọ ỉ / i h N P ' 8 : V ;
Dinh YéíỊ Ngựđ, thliạ Hựhy Ịo ộ y ;^ / ’ ' * ! * ! ! ' ! ! • • • Ohua Huynh Quang ...
Khong gian vàn hoà lích sử Khong gian xanh
Citytour tảu hoả • Citytour láu thuỷ ■ Citytour nọi thánh Đương sát 5 k m . 7 . . . . «*. / Dinh chủaTch VK)bJk-_ / ... ^ ' :ũ in h B á ủ à ; Chua Tưkhoet- - • • .
Khu tướng niệm Ngỏ Thi Nh^.: :_2: ói TÍCHÌNGQC
Không gian phát Irién DLSTCT phía lây 1 1 ! . ! Khong gian phát triển DLTT&ND cuói tuắn
Khồng gian phát triển DLVHLS cổ Loa ' \ \ ^ \ \ \ Khong gian DLTT nghi dưởng CUÒI ngáy
4.1.4. Hướng phát triển không gian về phía Tây theo trục Láng Hoà Lạc
Theo trục Láng Hoà Lạc về phía Ba Vì là không gian phụ cận Hà Nội có các điều kiện thuận lợi nhất để phát triển du lịch. Ở đây có nhiều diêm du lịch tự nhiên và văn hoá rất hấp dẫn du khách như chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trăm gian, khu du lịch thể thao Đồng Mô - Ngải Son, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai, vườn Quốc gia Ba Vì, CK9...
4.1.5. Hướng phát triển không gian về phía Tây Nam
Không gian này có nét đặc trưng là các cảnh quan núi và hang động karst, một loại cảnh quan rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó là cảnh quan đá vôi sót ngập nước Ninh Bình (mà tập trung nhất ở Trường Yên và Tam Cốc Bích Động), là cảnh quan sơn thuỷ Quan Sơn và Hương Sơn. Khu vực này có rất nhiều hang động nổi tiếng từ xa xưa như động Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động), động Bích Động (Nam thiên đệ nhị động), động Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động). Vườn quốc gia Cúc Phương với sự đa dạng sinh học vào bậc nhất nước ta là một nét độc đáo của vùng. Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên, vùng này cũng có khá nhiều tài nguyên du lịch nhân văn nổi tiếng và hấp dẫn. Tiêu biểu là cố đô Hoa Lư với đền vua Đinh vua Lê, là hệ thống chùa ở Hương Sơn, là kiến trúc mỹ thuật độc đáo của nhà thờ Phát Diệm..
4.1.6. Không gian du lịch về với cội nguồn Đền Hùng
Đền Hùng nằm ở phía tây bắc Hà Nội, cách thủ đô chưa đầy 90km. Đây là một thắng cảnh đẹp, một di tích lịch sử có ý nghĩa nhất đối với người Việt Nam vì đó là nơi thờ cúng, tưởng niệm các vua Hùng, tổ tiên chung của cả dân tộc. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, cũng có tên gọi là núi
Nghĩa Lĩnh, núi cổ Tích, hay núi Hy Cương, cao 175m, thuộc thôn cổ Tích,
4.1.7. Không gian du lịch sinh thái cuối tuần Tam Đảo
Điểm du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo án ngữ ở phía bắc đồng bằng Bắc Bộ với đỉnh cao nhất 1591m, cách thủ đô Hà Nội 75 km về