ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC KHÔNG GIAN

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 109)

Căn cứ vào định hướng phát triển không gian du lịch đã được trình bày ở trên, căn cứ vào các điều kiện về hạ tầng cơ sở, vào nhu cầu của du khách và các điều kiện có liên quan khác, có thể xác định một số tuyến du lịch chính như sau:

4.2.1. City tour nội thành

Các tuyến du lịch City tour quan trọng là tuyến du lịch Hồ Gươm - Văn

Miếu Quốc Tử Giám - quần thể di tích lãng Bác - quần thể di tích và danh thắng Hồ Tây - phố cổ. Phương tiện đi lại : ô tô, xích lô, xe đạp kết hợp đi bộ. Đây là tuyến du lịch nối hai trung tâm hạt nhân của không gian du lịch Hà

Nội trung tâm, cho phép tham quan nhiều điểm di tích, danh thắng, viện bảo tàng có giá trị nhất của thủ đô.

Do tính chất quan trọng của hai tuyến du lịch này nên ngoài việc đầu tư bảo vệ, nâng cấp các điểm du lịch ở hai trung tâm hạt nhân, cần thiết phải tạo được môi trường cảnh quan, kiến trúc phù hợp dọc theo trục hai tuyến du lịch này để cho du khách những cảm giác dễ chịu và sự thu hút đặc biệt.

4.2.2. Citytour bằng tàu thuỷ

Tiếp tục nâng cao chất lượng tuyến Chương Dương - đền Lộ - Bát Tràng. Có thể kết hợp tổ chức 2 tour ngược chiều nhau với việc dùng kết hợp 2 phương tiện thuỷ - bộ, tiết kiệm thời gian và tránh làm cho du khách bị nhàm chán do phải quay về đường cũ.

Nên chuẩn bị kĩ và quảng cáo cho tuyến du lịch ngược sông Hồng lên cầu Thăng Long và CK9 Ba Vì. Đây sẽ là tuyến du lịch có nội dung phong phú và hấp đẫn nếu có đầu tư thích đáng.

4.2.3. Citytour bằng tàu hoả

Hiện nay tuyến này đã được khai thác bước đầu, song do yếu kém về tổ chức, quảng cáo và chưa có đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật nên chất lượng chưa cao, chưa gây được ấn tượng tốt cho khách. Tuy nhiên đây là một chương trình citytour có triển vọng của Hà Nội vì tính độc đáo của nó so với các thành phố khác trong nước.

4.2.4. Tuyến du lịch Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hoá (theo quốc lộ 1).

Đây là tuyến du lịch có khoảng cách địa lý lớn nhất trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu. Xuất phát từ nội thành Hà Nội, du khách lần lượt có điều kiện để thưởng ngoạn những thắng cảnh thiên nhiên như Cúc Phương, Tam Cốc, Bến En; các di tích lịch sử văn hoá như cố đô Hoa Lư, Bích Động; hoặc tắm biển Sầm Sơn. Với mật độ các điểm du lịch rất quan trọng cao. hiện tại hai tuyến du lịch này được các chuyên gia đánh giá rất hấp dẫn có đủ điều

p x tio 0ỈẨ)4< l)ocmm*mit tuté ĩ ra* Ịtmr ĩ k.tmế V ' íkmmmềmit 1 ta* th u ỉk n tế V KH ỌXJO:um Ị ti S ìl i^ n*gi*i 4tm lo IM t iị % S"

kiện để phát triển các loại hình du lịch: Tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, tín ngưỡng, sinh thái... đáp ứng được nhu cầu của khách quốc tế.

Quốc lộ 1A là trục đường giao thông chính liên kết các điểm du lịch với nhau có chất lượng tốt cùng với các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật như ngành: lưu trú, ăn uống, dịch vụ khách góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn đối với du khách.

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên tạo tuyến du lịch này trở thành đặc biệt hấp dẫn cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp, tu bổ các điểm du lịch hiện có như Cúc Phương, Sầm Sơn, Bến En.

Tuyến này có xu hướng phân nhánh nhiều nhất do đi qua một không gian rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ. Các điểm du lịch biển mới xuất hiện sẽ thu hút du khách nhiều hơn do khoảng cách gần hơn các điểm truyền thống và ở sự hoang sơ ban đầu.

4.2.5. Xuyến du lịch Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ (theo quốc lộ 2)

Đây là tuyến du lịch rất hấp dẫn, có mật độ các di tích rất quan trọng cao. Tuyến du lịch này có đủ điều kiện để phát triển các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, tín ngưỡng, tham quan, du lịch cuối tuần... Các điều kiện vể cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của tuyến du lịch này tương đối thuận. Nội dung cơ bản của tuyến này là về với cội nguồn: tham quan di tích Đền Hùng, nơi ghi lại công dựng nước của các vua Hùng. Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm đã trở thành quốc giỗ, một loại hình lễ hội đặc sắc, dường như lễ hội mang tính "quốc giỗ" này chỉ có ở nước ta. Bên cạnh Đền Hùng trên núi Hi Cương với 99 con voi ở xung quanh, ở Phú Thọ còn có một di tích mới được Bộ Văn Hoá Thông tin đưa vào danh sách di tích đặc biệt quan trọng là Đền Âu Cơ ở Hạ Hoà Phú Thọ. Ngôi đền này gắn liền với sự tích con rồng cháu tiên với việc Lạc Long Quân mang 50 người con xuống miền biển và bà Âu Cơ mang 50 người con lên miền núi. Do vậy cần có kế hoạch tăng cường đầu tư, tuyên truyền, thu hút khách và khai thác tuyến này

4.2.6. Tuyến du lịch Hà Nội - Hoà Bình (theo quốc lộ 6)

Xuất phát từ nội thành Hà Nội đến thị xã Hoà Bình, tại đây khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh hồ Hoà Bình từ phía đập tràn phía Nam, tham quan 8 tổ máy phát trong lòng núi, ăn bữa ăn công nghiệp tại nhà ăn công nhân của nhà máy. Khách sẽ rẽ vào điểm nước khoáng nóng Kim Bôi rồi sau đó đi tiếp đến bản Mai Châu. Du khách có thể chiêm ngưỡng những phong cảnh hùng vĩ của vùng núi phía Bắc trước khi đến tham quan, tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Thái.

4.2.7. Tuyến du lịch Hà Nội - Ba Vì (theo đường cao tốc Láng Hoà Lạc)

Đây là tuyến sẽ có mật độ khách đông nhất. Đối tượng chủ yếu tham gia các tour về phía này là những người đang sống và làm việc tại Hà Nội, một phần khác là khách nội địa và quốc tế của Hà Nội. Theo dự báo, đây là tuyến có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2001 - 2010. Do vậy cần kết hợp tốt với ngành du lịch Hà Tây trong việc tổ chức khai thác có hiệu quả không gian này.

4.2.8. Tuyến Hà Nội Hải Phòng Hạ Long

Đây là tuyến truyền thống và là một trong những tuyến quan trọng nhất của du lịch Hà Nội. Tuyến này xuyên suốt vùng tam giác tăng trưởng du lịch ở phía Bắc nước ta. Hiện nay cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cầu) nối Hà Nội và Hạ Long, Hải Phòng đã được cải tạo và nâng cấp tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan. Trên 90% du khách quốc tế đến Hà Nội đều có nhu cầu đi thăm quan Hạ Long, nhất là sau khi Hạ Long được ghi vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.

Tỷ lệ người đi tham quan Hải Phòng có ít hơn so với Hạ Long. Các đối tượng tham quan du lịch chính ở đây là Cát Bà, Đồ Sơn với vườn quốc gia trên đảo đá vôi, các bãi tắm và cảnh quan hấp dẫn.

Tuyến này là tuyến du khách nội địa và quốc tế từ Hà Nội đi và cũng là tuyến quan trọng đưa khách quốc tế (chủ yếu là khách Trung Quốc) vào Hà

Nội.

4.2.9. Tuyến Hà Nội Lạng Sơn

Đây là tuyến du lịch có xu thế phát triển mạnh mẽ nhất. Lạng Sơn là cửa ngõ phía Bắc của nước ta, là tỉnh có cửa khẩu sang Trung Quốc lớn nhất. Trong những năm gần đây tuyến này đã được khai thác với chức năng một tuyến hấp dẫn đưa khách từ Hà Nội đi tham quan mua sắm tại các chợ vùng biên. Cũng như tuyến Quảng Ninh - Hà Nội, đây cũng là tuyến quan trọng đưa khách Trung quốc vào Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỉ 21 này.

4.3 ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG VIÊN VÀ KHU VUI CHƠI

GIẢI TRÍ, CÁC NHÀ HÀNG - VƯỜN DU LỊCH SINH THÁI 4.3.1. Nâng cấp các khu vui chơi đã có

Đối với các điểm đã có, cần đầu tư nâng cấp, mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo, hiện đại. Nâng cấp các công viên vui chơi giải trí hiện có theo từng chuyên đề để phục vụ cho từng loại đối tượng: công viên tĩnh, công viên văn hoá phục vụ nghỉ ngơi, thư giãn, nghiên cứu; công viên động và hiện đại phục vụ thanh thiếu niên và khách quốc tế.

Khu vui chơi giải trí Hổ Tây. Mở rộng công viên nước và công viên

Vầng trăng. Đầu tư thêm các thiết bị vui choi giải trí để có thể khai thác được trong mùa lạnh như trò chơi đua xe, hang ma quỷ, nhà cười... Tiến tới xây dựng một vườn Thượng Uyển với các cây cảnh chịu lạnh.

Công viên Thủ Lệ (zoo - park) Trước hết, cần xem xét dỡ bỏ các công

trình vui chơi giải trí gày tiếng ồn như tàu leo dốc, ô tô đâm nhau v.v... Ở công viên thú này để xây dựng Thủ Lệ thực sự thành vườn thú quốc gia. Cần tập trung xây dựng các điều kiện cần thiết đê có thể nuôi giữ được một số chim, thú, cá hiếm như đại bàng, công, khỉ, cá heo.

Công viên Thanh Niên Bổ sung trang thiết bị cần thiết để công viên này trở thành công viên chuyên đề phục vụ rộng rãi đối tượng trẻ như tăng thêm điều kiện để mở rộng hoạt động đua xe công thức 1.

Công viên Bách thảo Đối với công viên này mức đầu tư không nhiều nên

có thể tiến hành sớm. Nên xây dựng những lối đi rải sỏi có hàng rào bảo vệ thảm cỏ và cây cổ thụ. Tại đỉnh gò có thể thiết lập sân khấu di động để có thể tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, tổ chức lễ hội v.v...

Công viên Thống Nhất Công viên này nên xây dựng thành công viên

tổng hợp. Cần dành nhiều ô để tạo thảm cỏ và bảo vệ cây bóng mát. Phía nam có thể phát triển thành các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.

Tạo thêm cây xanh cho các công viên, vườn hoa nhỏ như Công viên

Đống Đa, vườn hoa Lý Tự Trọng, vườn hoa Indira Ghandi, vườn hoa Hàng Đậu, Hồ Hoàn Kiếm v.v. . . Tại những nơi này nên tập trung các loại cây cảnh, bonsai, hoa. Bên cạnh đó cần bố trí thêm nhiều ghế đã dưới các bóng râm cho du khách có chỗ nghỉ ngơi.

4.3.2. Xây mói các công viên cây xanh, công viên vui chơi giải trí

Đối với các công viên, khu vui chơi giải trí mới cần bố trí ở gần các khu đô thị, khu tập thể cao tầng, khu quy hoạch dân cư, khu công nghiệp. Điều kiện thứ 2 là diện tích phải tương đối lớn, trung bình khoảng 5 - 10 ha. Trong thời gian trước mắt nên tập trung xây dựng các công viên, khu vui chơi giải trí ở các điẹa bàn sau: khu vui chơi giải trí Mễ Trì, Linh Đàm, Yên sở,

Vân Trì, Nghi Tàm - Quảng Bá nội thành, khu nghỉ ngơi cuối tuần Sóc

Sơn, khu dịch vụ du lịch và du lịch văn hoá c ổ Loa.

4.3.3. Nâng cao chất lượng mỏi trường và tài nguyên du lịch

Tôn tạo, bảo tồn và nâng cấp các công trình sẵn có, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan trọng điểm. Hà Nội là một trong những địa bàn có mật độ và số lượng các công trình di tích lịch sử văn hoá hàng đầu trong cả nước, những di tích này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử văn hoá

/ ( i r v / o o u i * / l n r i « « i 1 < 1 />•' » » « * w. | | « /<.- (»..«* \ f M.'Tl l \ h~>7

sâu sắc mà còn là một nguồn tài nguyên vô giá của du lịch thủ đô. Nguồn tài nguyên này hiện nay vẫn chưa được khai thác, đầu tư thích đáng và còn nhiều vấn đề cần bàn về môi trường, cảnh quan cũng như trật xã hội... Vì vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là Thành phố cần đầu tư kinh phí cho việc:

Bảo vệ và cải tạo môi trường; thiết lập hệ thống rác thải; biển báo, chỉ dẫn... tại các điểm du lịch cũng như trong thành phố.

Áp dụng các nguyên tắc qui hoạch, quản lý môi trường. Xây dựng, phát triển và quản lý các điểm du lịch phù hợp với sức chứa du lịch.

Đầu tư cho công tác tuyên truyền và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch (tự nhiên, xã hội), nhằm khuyến khích du khách, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các tổ chức xã tham gia và nhận thức được vai trò của việc bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Song song với công tác giáo dục tư tưởng. Thành phố cần tiến hành các chương trình cụ thể nhằm giải quyết tình trạng rác thải, lộn xộn do hoạt động ăn xin, bán hàng rong, tranh cướp khách ở nhiều điểm du lịch như cửa Văn Miếu, xung quanh Hồ Gươm....

4.3.4. Phát triển các trang trại, nhà nghỉ, nhà hàng ãn du lịch sinh thái hoặc mang tính sinh thái

Bên cạnh các công viên, khu vui chơi giải trí, cần thiết phải hỗ trợ để phát triển các trang trại, nhà nghỉ, nhà hàng ăn sinh thái hoặc mang tính sinh thái. Cần động viên các hộ tư nhân dầu tư xây dựng các trang trại du lịch sinh thái để phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái của người dân thủ đô. Trong tổng sơ đồ quy hoạch phát triển thủ đô, đặc biệt là tổng sơ đồ phát triển du lịch Hà Nội cần có định hướng các khu du lịch sinh thái này. Để giúp các nhà đầu tư xây dựng các công trình sinh thái như vậy, nhà nước, trược tiếp là UBND thành phố, Sờ Du lịch cần xây dựng , giới thiệu một số mô hình vườn du lịch sinh thái vừa đảm bảo tính môi trường, vừa đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa cho các nhà đầu tư.

4.4 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN L ự c CHO DU LỊCH SINH THÁI

Sự thành công và phát triển của bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh hay một tổ chức kinh tế xã hội nào đều phụ thuộc trước hết vào yếu tô' con người. Tính chất đặc thù của ngành đòi hỏi phải hết sức coi trọng và tãng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động trong ngành du lịch. Là một ngành dịch vụ đặc biệt, du lịch hầu như không tạo ra sản phẩm vật chất mới song đã biến đối nó, tạo cho nó một giá trị mới thông qua các dịch vụ. Do vậy, chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, năng lực và trình độ của từng nhân viên. Hiện nay lực lượng hướng dẫn viên du lịch sinh thái ở Hà Nội còn rất yếu. Do vậy cần có định hướng nâng cao kiến thức về sinh thái, môi trường cho đối tượng này.

Các cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền của thành phố cần kết hợp với những cơ sở đào tạo du lịch, mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, các lớp đào tạo từ xa với những chương trình giảng dạy chuyên sâu, chất lượng cao, chú trọng đến những kiến thức chuyên môn, kiến thức về môi trường, văn hoá - xã hội và phát triển bền vững. Thống nhất chương trình đào tạo giữa các bậc và giữa các trường có chiếu cố đến nhu cầu trước mắt của các doanh nghiệp, coi trọng thực hành, ngoại khoá. Liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp. Từ đó, phát triển khoa học công nghệ du lịch, đưa du lịch Hà Nội hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh doanh du lịch.

KẾT LUẬN

Định hướng chiến lược của Đảng và nhà nước ta là phát triển du lịch văn hoá và sinh thái môi trường. Tuy nhiên thuật ngữ du lịch sinh thái bị lạm dụng như một mốt để chiêu khách. Hà Nội đất chật, người đông đang tạo nên một sức ép đối với du lịch sinh thái. Tuy nhiên chính trong điều kiện như vậy càng phải quan tâm đến du lịch sinh thái để giữ gìn được những không gian xanh cần thiết cho thủ đô. Qua nghiên cứu, đề tài thấy rằng:

1. Nhu cầu về với thiên nhiên trong lành ở các đô thị nói chung ở thủ đô

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội (Trang 109)