Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội Quận Hoàn Kiếm Hà Nội.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU NỮ TỘI PHẠM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở ĐÔ THỊ

2.1.3.Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội Quận Hoàn Kiếm Hà Nội.

* Hà Nội là Thủ đô nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm bảy quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trƣng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân) và năm huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm) với tổng diện tích là 920,97 km (trong đó nội thành chiếm 8,9% và ngoại thành chiếm 91,1% bằng 0,28% diện tích).

Năm 2000, dân số của Hà nội là 2 triệu 756 nghìn ngƣời. Mặc dù tỷ lệ 2

còn 1,08% năm 2000), nhƣng do tác động của quá trình đô thị hoá và di dân tự do nên dân số của Hà nội tăng nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1991 - 2000 là 2,9%/ năm. Cũng do tác động của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, tỷ lệ dân cƣ đô thị tăng từ 51,5% năm 1990 đến 57,7% năm 2000.

Từ lâu, Hà nội vẫn đƣợc coi là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, khoa học của cả nƣớc, nơi đây tập trung nhiều cơ quan đầu não của Trung ƣơng, Quốc hội, Trung ƣơng Đảng, Bộ Công An, Bộ quốc phòng…Với nhiều các ban, ngành có chức năng điều phối các hoạt động chính trị đời sống nhân dân trong cả nƣớc.

Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông xuyên suốt với các vùng khác trong cả nƣớc cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu về hàng hoá cho ngƣời dân thủ đô. Qua đó mở rộng phạm vi, tăng tốc độ phát triển các loại hình kinh tế ở Hà nội.

Hà nội đƣợc xếp vào khu vực có mật độ cao về di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp của nƣớc ta. Hàng năm thu hút hàng triệu lƣợt khách tham quan, du lịch trong và ngoài nƣớc. Du lịch phát triển kéo theo nhiều thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là thƣơng mại, dịch vụ tạo cơ hội việc làm cho ngƣời dân trong vùng và ngƣời dân thủ đô.

Với những ƣu thế nổi trội so với các vùng về mặt kinh tế, đời sống xã hội. Hà nội cũng nhƣ các khu vực khác luôn là nơi thu hút rất đông khách du lịch và một lực lƣợng lớn ngƣời lao động ở khắp nơi trong cả nƣớc đổ về.

* Hoàn Kiếm là một trong bảy quận nội thành nằm ở vị trí trung tâm của Thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế, chính trị, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch. Quận Hoàn Kiếm có diện tích là 5,28 Km2, 148 cụm dân cƣ với dân số là 171.735 ngƣời trong đó nữ là 85.408 ngƣời chiếm 40,7%. Quận gồm 18 phƣờng nhƣ: Hàng Bài, Tràng Tiền, Cửa Nam, Trần Hƣng Đạo, Đồng Xuân, Phan Chu Trinh, Lý Thái Tổ, Hàng Buồm, Hàng Trống, Phúc Tân, Chƣơng

Dƣơng.... Quận giáp với các quận khác là Ba Đình, Hai Bà Trƣng, Đống Đa và Huyện Gia Lâm.

Bảng 5: Dân số Quận Hoàn Kiếm các năm 1990 - 2000

NĂM TỔNG SỐ DÂN (NGƯỜI) Giới tính Nam Nữ 1990 174.454 83.8335 90.619 1991 167.548 81.360 86.188 1992 170.507 82.824 87.683 1993 173.658 85.554 89.104 1994 176.304 83.752 90.552 1995 178.391 86.736 91.635 1996 180.573 88.221 92.352 1997 182.730 89.478 93.232 1998 185.981 91.356 94.623 1999 171.173 86.169 85.012 2000 171.735 86.327 85.408

(Nguồn: Phòng Thống kê lưu trữ - Uỷ ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm)

Trên điạ bàn quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kinh tế, văn hoá, xã hội quan trọng gắn liền với lịch sử Thủ Đô và của cả nƣớc. Đặc biệt là các phố cổ - một di sản văn hoá. Các cơ quan đầu não của Hà Nội nhƣ: Trụ sở Thành uỷ, Trụ sở Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Thành Hội Phụ nữ, Thành Đoàn Hà Nội.... đều đóng ở Quận Hoàn Kiếm.

Ngoài ra, tại đây còn có các trung tâm thƣơng mại lớn nhƣ: Chợ Đồng Xuân, Chợ Hàng Da, Chợ Hàng Bè, Chợ Long biên ...đó là các trung tâm buôn

bán lớn không những của Hà Nội mà còn của cả nƣớc. Cũng chính vì lẽ đó mà nơi đây các vấn đề xã hội luôn nảy sinh, tồn tại và phát triển.

Thực hiện công cuộc đổi mới, trên điạ bàn Quận Hoàn Kiếm trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Để khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Hoàn Kiếm, sau đây xin tóm tắt hoạt động kinh tế xã hội của năm 2000.

Năm 2000 là năm có nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nƣớc, của Thủ đô; là năm cuối cùng của Thế kỷ XX, năm cả nƣớc tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng, Quốc Khánh lần thứ 55, 110 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội.

* Về kinh tế xã hội.

Sản xuất kinh doanh ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện 221 tỷ 254 triệu đồng, đạt 111,7% kế hoạch năm, tăng 28,5% so với cùng thời gian năm trƣớc, trong đó kinh tế HTX tăng 83,3%, doanh nghiệp tƣ nhân tăng 17,6%, công ty TNHH, công ty cổ phần tăng 13%, kinh tế cá thể tăng 0,4% so với năm 1999. Nhìn chung tình hình sản xuất ổn định và có mức tăng trƣởng khá, vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao. Các doanh nghiệp đã đầu tƣ trang thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

Hoạt động của các chợ Đồng Xuân, Hàng Da, Hàng Bè ổn định, phong trào xây dựng chợ văn minh hiệu quả tiếp tục đƣợc duy trì. Tình hình thị trƣờng, giá cả tƣơng đối ổn định, hàng hoá lƣu thông bình thƣờng, các mặt hàng nông sản thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân.

* Về giáo dục đào tạo.

Quận đã chỉ đạo nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cả 3 ngành học, chú trọng bồi dƣỡng giáo viên dạy giỏi, đầu tƣ cải tạo sửa chữa nâng cấp các trƣờng học, trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tổ chức kiểm tra việc dạy thêm học thêm, thực hiện tốt công tác tuyển sinh năm học mới theo đúng quy định của thành phố.

Trung tâm bồi dƣỡng chính trị đã tổ chức 43 lớp bồi dƣỡng về công tác Đảng, đoàn thể, quản lý nhà nƣớc cho cán bộ, công chức thuộc quận đạt 120% kế hoạch năm. Trung tâm Dạy nghề đã mở lớp đào tạo 10 nghề, thu hút 1.620 học viên.

* Về văn hoá xã hội.

Quản lý về văn hoá đƣợc quan tâm hơn, quận đã tổ chức phối hợp điều tra về các hoạt động văn hoá trên địa bàn, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm. Từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý về các hoạt động tôn giáo, các lễ hội, bảo vệ các di tích, vận động tu bổ sửa chữa 7 di tích bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Tuyên truyền về cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm, chỉnh trang làm đẹp đƣờng phố. Đặc biệt là tuyên truyền về phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp, kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra, hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra sôi nổi thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

* Về an ninh quốc phòng.

Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa, đẩy mạnh đấu trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, tội phạm về ma tuý. Đặc biệt là tổng kết 10 năm chuyên đề xoá án cho ngƣời đã can án, tổ chức sơ kết chuyên đề hoạt động của lực lƣợng chuyên trách

giữ gìn trật tự đô thị. Thực hiện đƣa vào diện quản lý 170/215 đối tƣợng tù đặc xá năm 2000 về cƣ trú tại quận.

Kết quả đấu tranh các loại tội phạm:

+ Về đấu tranh tội phạm hình sự: Đã phát hiện xảy ra 567 vụ, giảm 27,17% so với cùng thời gian năm 1999, trong đó: trọng án giảm 50%, cƣớp giật TSCD giảm 41%, trộm tài sản riêng công dân giảm 16,8%, đã điều tra khám phá 404/557 vụ, đạt 71,27%.

+ Về đấu tranh chống tội phạm kinh tế: Phát hiện xảy ra 10 vụ xâm phạm tài sản XHCN và 121 vụ phạm tội kinh tế khác, đã thu hồi tài sản hàng hoá trị giá trên 5,2 tỷ đồng, hàng hóa tạm giữ chờ xử lý trên 3 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về đấu tranh chống tội phạm ma tuý: Đã khám phá 161 vụ, vƣợt 23,8% kế hoạch thành phố giao phó, thu 1.921 gam hêrôin, 214 tép hêrôin và 260 gam thuốc phiện, bắt 64 đối tƣợng buôn bán tàng trữ chất ma tuý.

(Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội Năm 2000 - Quận Hoàn Kiếm)

* Hoạt động của Hội Phụ nữ.

Dƣới sự lãnh đạo của Quận uỷ, sự chỉ đạo trực tiếp của thành hội phụ nữ, cùng sự nỗ lực quyết tâm cao của Ban chấp hành và toàn thể cán bộ hội viên phụ nữ quận Hoàn Kiếm, các phong trào thi đua của Hội LHPN Quận Hoàn Kiếm năm 2000 đã hoàn thành xuất sắc và đạt nhiều thành tích đáng kể.

+ Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực cho phụ nữ.

Về công tác giáo dục bồi dƣỡng nâng cao kiến thức luôn đƣợc các cấp Hội quan tâm nhằm giúp đỡ chị em phụ nữ thực hiện tốt vai trò ngƣời bà, ngƣời mẹ, ngƣời vợ trong gia đình, đồng thời tạo điều kiện và động viên chị em vƣơn tới sự phát triển cho chính bản thân mình. Nét mới trong năm 2000 là 100% chi hội phụ nữ của 18/18 phƣờng đã đăng ký tự quản 170 đoạn đƣờng

sạch đẹp, nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, quận đã gắn biển cho 18 trục đƣờng xanh, sạch, đẹp của Hội phụ nữ 18 phƣờng.

+ Chương trình vận động phụ nữ ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ, hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm tăng thu nhập.

Đây là chƣơng trình mũi nhọn thúc đẩy sự tham gia hoạt động của các cấp Hội phụ nữ nhằm phát huy nội lực của chị em trong việc giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. 18/18 phƣờng đã rà soát số hội viên nữ nghèo, đăng ký giúp đỡ 24 hộ nghèo có địa chỉ đƣợc vay vốn từ 500.000 - 2.000.000 đồng để tổ chức các hoạt động dịch vụ cải thiện và nâng cao mức sống. Ngoài ra các cấp Hội còn quan tâm giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động, tƣ vấn giới thiệu học nghề và tìm việc làm cho 127 ngƣời về trung tâm 20/10.

+ Chương trình chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ - trẻ em, vận động xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc.

Tổ chức khám và hƣớng dẫn chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho trên 5.000 hội viên vào dịp 8/3, 20/10. Vận động bà con kinh doanh tại chợ Đồng Xuân, Hàng Da, Hàng Bè ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" 30.100.000 đồng và ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long trên 50 triệu đồng. Công tác phòng chống ma tuý từ gia đình đƣợc các cấp Hội duy trì hoạt động thƣờng xuyên góp phần quan trọng vào việc vận động phụ nữ xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc. Duy trì hoạt động của các CLB phòng chống TNXH, thí điểm thực hiện mô hình sau cai nghiện tại cơ sở, tiêu biểu là các phƣờng: Đồng Xuân, Hàng Buồm, Chƣơng Dƣơng, Hàng Bồ, Phúc Tân, Hàng Đào...

Nhƣ vậy, tất cả những hoạt động trên đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội đồng thời nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ - trẻ em.

Tóm lại, ở vị trí trung tâm Thủ đô, Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hoá Thăng Long Hà Nội, 15 năm qua hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn quận vẫn tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú trong xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó các vấn đề xã hội vẫn tồn tại phát triển đặc biệt là tệ nạn xã hội và tội phạm vẫn tồn tại, đang có xu hướng tăng nhanh trong đó có tội phạm nữ .

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 43)