3 Khái niệm giá trị và chuẩn mực xã hội.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 26)

Giá trị là một khái niệm đƣợc dùng nhiều ở các ngành khoa học xã hội và nhân văn nhƣng định nghĩa này về nó lại không có sự thống nhất.

Trong xã hội học, năm 1951, Cl.Kluckhohn đã nêu một đĩnh nghĩa về giá trị mà sau này đã trở nên kinh điển. Theo đó “Giá trị là quan niệm về điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động”. [9, 156]

Từ đây suy ra “giá trị” thể hiện các nhân tố cấu thành nền văn hoá.

Giá trị với tƣ cách là sản phẩm của văn hoá và thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ƣa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm, những ƣớc muốn, những nhu cầu, những

Chuẩn mực xã hội là quy tắc yêu cầu của xã hội đối với mỗi cá nhân, trong đó giới hạn cái có thể và cái đƣợc phép trong hành vi của cá nhân.

Chuẩn mực xã hội đóng vai trò điều tiết hành vi của các cá nhân và xã hội: - Cá nhân dựa trên các chuẩn mực đó để tự nhận biết đƣợc hành vi của

mình là đúng hay sai, chấp nhận đƣợc hay không, mà từ đó biết điều chỉnh hành vi lại cho phù hợp.

- Cộng đồng xã hội dựa trên chuẩn mực đó để điều chỉnh hành vi của thành viên trong cộng đồng nhƣ: nhắc nhở, phê bình, uốn nắn.

Đặc điểm của chuẩn mực xã hội:

Tính ích lợi xã hội: (Tính tất yếu) Xã hội thừa nhận là chuẩn mực xã hội thì đầu tiên nó phải mang lại lợi ích cho xã hội đó (lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể). Chuẩn mực đóng vai trò điều hoà quyền lợi, điều tiết hành vi của cá nhân nhằm duy trì ổn định trật tự xã hội. Cũng nhƣ thiết chế xã hội chuẩn mực đƣợc hiểu nhƣ là mô hình xã hội đƣợc thành lập trong quá trình biến đổi xã hội. Cá nhân hay nhóm xã hội hành động theo mô hình xã hội đó tức là theo một khuôn mẫu có sẵn nhƣ thế họ cảm thấy an toàn.

Tính định hƣớng: Định hƣớng theo thời gian, không gian và đối tƣợng (cá nhân hay nhóm xã hội). Chuẩn mực xác lập thừa nhận trong thời gian không gian cụ thể và hƣớng tới đối tƣợng cụ thể. Thuộc tính này càng ngày mang tính khoa học hơn nhƣ nhằm mục đích gì? định hƣớng hành vi cho nhóm khách thể nào?

Tính vận động phát triển: Chuẩn mực xã hội vận động theo từng thời kỳ lịch sử cụ thể, từng quốc gia dân tộc. Chuẩn mực xã hội cũng nhƣ các giá trị xã hội không phải “nhất thành bất biến” mà có sự vận động biến đổi.

Trong ba thuộc tính trên thì điểm gốc là tính ích lợi xã hội. Do những quá trình khách quan trong đời sống của xã hội quy định. [30]

Chuẩn mực Luật pháp: Đây là chuẩn mực quan trọng nhất của mọi xã hội. Luật pháp là tổng hợp những chuẩn mực thành văn, nó phản ánh và củng cố nhiều quan hệ đã hình thành trong xã hội cụ thể. Chuẩn mực này không chỉ đơn thuần quy định hành vi nào là không đƣợc phép mà còn đƣa ra hình phạt đối với ai phạm luật. Luật pháp điều tiết hành vi của cá nhân và xã hội thông qua hệ thống các điều luật định mang tính cƣỡng chế và kèm theo đó là các khung hình phạt tƣơng ứng có tính răn đe và trừng phạt đối với các cá nhân có hành vi lệch lạc.

Luật pháp đƣợc hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nƣớc ban hành và đƣợc đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định xã hội.

Dƣới góc độ xã hội học, Luật pháp đƣợc hiểu là tổng hợp những chuẩn mực thành văn và thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, phản ánh và củng cố những quan hệ đã hình thành trong một xã hội cụ thể, nó thừa nhận những cách ứng xử có ích cho xã hội và cho giai cấp mà trƣớc đó chƣa mang tính phổ cập và bắt buộc.

Nhƣ vậy, luật pháp chính là hệ thống các chuẩn mực và các quy tắc hành động do cơ quan có thẩm quyền chính thức đƣa ra.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 26)