Con 2 con 3 con Khác (chƣa có )

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 72)

tỷ lệ 84,7%, còn lại là nhóm chƣa lập gia đình chỉ chiếm tỷ lệ 15,3% gồm 15/98 bị can.

Xét tƣơng quan giữa tình trạng hôn nhân với một số tội danh chủ yếu: cụ thể trong số 51 nữ phạm tội Trộm cắp TSCD thì chiếm tới 86,3% (44 ngƣời) là đã từng kết hôn; trong số 13 bị can bị truy tố về các tội danh ma tuý thì cả 100% là đã kết hôn; trong số 10 nữ bị can phạm tội Cố ý gây thƣơng tích thì đến 8 bị can là đã kết hôn chiếm 80,0%; trong số 9 ngƣời phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt TSCD thì chiếm 88,9% (8 bị can) là đã kết hôn...Nhƣ vậy, nữ tội phạm vẫn chiếm phần đông là nhóm đã kết hôn.

Bảng 16: Số con

SỐ CON BỊ CAN BỊ CAN

1 con 2 con 3 con Khác (chƣa có...) có...)

83 26 26 23 8

100% 31,3% 31,3% 27,8% 9,6%

Nguồn: Xử lý từ số liệu tại Toà án Nhân dân Quận Hoàn Kiếm

Qua số liệu bảng 16 cũng có thể nhận thấy 62,6% trong nhóm nữ bị can

84.70%15.30% 15.30%

Da lap gia dinh Chua lap gia dinh

gồm 23 bị can. Rất có thể hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật.

Tóm lại, nhóm nữ tham gia phạm tội giai đoạn 1996 - 2000 vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm nữ đã kết hôn. Nhìn chung, xét về tình trạng hôn nhân của nữ khi tham gia phạm tội từ giai đoạn 1986 - 1990 đến giai đoạn 1996 - 2000 đã có sự thay đổi rõ về số lƣợng.

Trình độ học vấn và nghề nghiệp của nữ tội phạm * Trình độ học vấn.

Trình độ học vân thấp có ảnh hƣởng mạnh đến cách ứng xử, đến việc giải quyết các mâu thuẫn xảy ra hàng ngày. Không ít trƣờng hợp phạm tội do không hiểu biết mà cá nhân đã lựa chọn cách thức xử sự trái với quy định của luật pháp.

Biểu 11: Trình độ học vấn

Xem xét hồ sơ của 98 bị can tại Toà án Nhân dân từ năm 1996 - 2000, qua phân tích cho thấy, nhóm phụ nữ tham gia phạm tội đông nhất là nhóm có trình độ học vấn cấp III chiếm 29,58% và nhóm có trình độ học vấn cấp I và 6.10% 25.50% 26.60% 29.58% 1.02% 11.20% Mu chu Cap I Cap II Cap III Dai hoc Khac

nữ phạm tội không đi học hay mù chữ chiếm 6,1% và đáng lƣu tâm hơn là 1 bị can có trình độ đại học (vừa tốt nghiệp). Xin đƣa ví dụ:

Khoảng 13h40 ngày 28/7/2000 Mai Thị N mang chiếc xe đạp cũ màu xanh kiểu mifa vào bãi gửi xe của Bệnh viện Việt Đức và lâý vé số 134S. N cầm vé xe đi khỏi khoảng 30 phút rồi quay lại. Thấy chị Vân Anh trông xe không để ý, N đã xoá số xe 066S ở chắn bùn xe mini Nhật của chị Thoa là khách gửi xe và nhấc xe qua bệ xi măng cho lùi xuống, lấy phấn trong túi áo xe ra ghi số 134. Khi viết xong số trên yên và dắt xe đi được một đoạn. Chị Vân Anh theo dõi và bắt quả tang, đưa về công an giải quyết.

Bị can: Mai Thị N sinh năm 1977 - 23 tuổi. Trú tại: Kiến Xương, Thái Bình (đã tốt nghiệp ĐH)

Bị bắt về tội : Lừa đảo chiếm đoạt TSCD

Phạt : 6 tháng tù giam cho hưởng án treo

Nguồn: Hồ sơ tại Toà án Nhân dân Quận Hoàn Kiếm

Xét tƣơng quan giữa trình độ học vấn với một số tội danh chủ yếu: trƣớc tiên với tội Trộm cắp TSCD gồm 51 bị can thì chiếm 29,4% (15 ngƣời) có trình độ học vấn cấp III, chiếm 27,5% (14 ngƣời) có trình độ cấp II và chiếm 21, 6% (11 ngƣời) có trình độ học vấn cấp I; tiếp theo trong số 10 ngƣời bị truy tố về tội Cố ý gây thƣơng tích thì kết cấu trình độ học vấn của nữ tội phạm cũng chia tỷ lệ tƣơng đƣơng nhƣ tội Trộm cắp TSCD.

Nhìn chung, trình độ học vấn của nữ tính đến thời điểm bị truy tố xét xử tại Toà án vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm học vấn cấp II và cấp III.

* Nghề nghiệp.

Ở biểu 12 dƣới đây sẽ cho chúng ta thấy nghề nghiệp của những nữ phạm tội trong giai đoạn này.

Biểu 12: Nghề nghiệp

Qua biểu 12 cho thấy tập trung nhiều nhất vẫn là nhóm phụ nữ không nghề nghiệp tham gia phạm tội chiếm tỷ lệ 54,0% gồm 53 bị can, sau đó đến nhóm buôn bán gồm 17 bị can chiếm tỷ lệ 17,4%, tiếp đến nhóm làm ruộng (nông dân) gồm 14 bị can chiếm tỷ lệ 14,3%..

Xét tƣơng quan giữa nghề nghiệp với một số tội danh chủ yếu thì cao nhất vẫn là tội Trộm cắp SCD với 54,9% (28/51 bị can) thuộc nhóm nữ không nghề nghiệp, còn lại là các nhóm nghề khác nhƣ: buôn bán, làm ruộng và một số nghề khác; trong số 13 bị can phạm vào các tội danh ma tuý chiếm đến 53,8% (7 ngƣời) vẫn là nhóm không nghề nghiệp; trong số 10 bị can tội Cố ý gây thƣơng tích thì không có nghề nghiệp chiếm 40,0% (4 ngƣời); còn trong 9 bị can tội Lừa đảo chiếm đoạt TSCD thì nhóm không nghề nghiệp cũng chiếm đến 55,6% (5 ngƣời)..

Tính đến thời điểm bị truy tố, nghề nghiệp của nữ phạm tội giai đoạn này vẫn tập trung đông ở nhóm không có nghề nghiệp và kế tiếp đến nhóm hoạt động tiểu thƣơng buôn bán.

54%

17.40%14.30% 14.30%

14.30%

Khong nghe nghiep Buon ban

Lam ruong Mot so nghe khac

Tóm lại, giai đoạn 1996 - 2000 kết cấu nghề nghiệp của nữ tội phạm đã thay đổi so với giai đoạn 1986 - 1990 và giai đoạn 1991 - 1995 cụ thể là xuất hiện thêm nhóm nữ tội phạm (làm ruộng) có nguồn gốc từ nông thôn, khu vực ngoại thành hay các vùng lân cận Hà Nội.

2.2.3.4. Tính chất.

Về tính chất phạm tội mà chúng ta thấy rằng tỷ lệ những nữ tội phạm bị xử phạt theo từng mức án tù, thì bảng dƣới sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn.

Bảng 17: Mức án từ 1996 - 2000

MỨC ÁN BỊ CAN BỊ CAN

Cải tạo không giam giữ Dƣới 1 năm Trên 1-3 năm Trên 3-5 năm Trên 5 năm 98 7 49 35 5 2 100% 7,1% 50% 35,7% 5,1% 2,0%

Nguồn: Xử lý từ số liệu tại Toà án Nhân dân Quận Hoàn Kiếm

Nhìn vào bảng 17 chúng ta có thể thấy hình phạt cho nữ phạm tội đã sự thay đổi về số lƣợng ngƣời chịu các mức án khác nhau. Cụ thể mức án cải tạo không giam giữ đã giảm hẳn xuống còn 7,1%, tuy nhiên mức án dưới 1 năm lại tăng lên chiếm 50%, còn mức án trên 1-3 năm cũng tƣơng đối cao chiếm tỷ lệ 35,7%. Ngoài ra, mức án từ 3 năm trở lên cũng tăng hơn so với các giai đoạn trƣớc đây.

Xét về loại hình có sự thay đổi thì về mặt tính chất cũng có sự biến đổi rõ rệt với nhiều tội danh mới xuất hiện mà mức độ nguy hiểm hơn nhiều nhƣ: tội Chống ngƣời thi hành công vụ, các loại tội về ma tuý, tội Giả mạo giấy chứng nhận của cơ quan nhà nƣớc, tội Mua bán phụ nữ, tội Bắt cóc trẻ em.

Về tính chất và mức độ nguy hiểm của các loại tội này có tác động xấu đến toàn xã hội. Nhìn chung so với giai đoạn 1986 - 1990 và giai đoạn 1991 - 1995 thì đến giai đoạn 1996 - 2000 xét về tính chất đã thấy có sự biến đổi theo chiều hƣớng xấu. Nó đã và đang báo động về đạo đức xã hội ở một bộ phận

không nhỏ phụ nữ bị xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hƣởng của lối sống thực dụng trong nền kinh tế thị trƣờng.

Tóm lại, sang giai đoạn 1996 - 2000 cơ cấu nữ tội phạm đã có sự thay đổi về số lượng người phạm tội, về thành phần như tuổi tác; gia đình; trình độ học vấn; nghề nghiệp tham gia phạm tội, về tính chất các tội danh so với hơn 10 năm trước đây.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)