- Dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm, hành hung để tẩu thoát Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU NỮ TỘI PHẠM
3.1.2. Sự sai lệch chuẩn mực xã hôi.
Sự điều tiết của xã hội đối với cá nhân, nhóm đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các giá trị và các chuẩn mực. Bất cứ hành vi nào của con ngƣời đều chịu chế ƣớc của nhiều chuẩn mực khác nhau. Giá trị đƣợc biểu hiện thông qua những chuẩn mực, những quy tắc.
Chuẩn mực xã hội là yếu tố không thể thiếu cho công việc quản lý xã hội, là phƣơng tiện định hƣớng hành vi của cá nhân, nhóm xã hội.
Tại sao các cá nhân, nhóm xã hội lại có thể đi lệch khỏi các chuẩn mực xã hội, các quy tắc xã hội? Muốn tìm hiểu nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội phải xuất phát từ chỗ chúng cũng nhƣ các chuẩn mực xã hội là sản phẩm và là sự biểu hiện của những quan hệ xã hội.
Giá trị cũng nhƣ các chuẩn mực xã hội có hai mặt chủ quan và khách quan, mặt khách quan là những thực tế và hiện tƣợng tự nhiên, những mối quan hệ xã hội và tất cả những gì tạo ra giá trị. Còn mặt chủ quan là quan điểm, thái độ, chuẩn mực cũng nhƣ là phƣơng thức, quy trình đánh giá của xã hội, của các nhóm xã hội và cá nhân.
Mỗi cá nhân đều có thể cảm nhận, đều có thể biết cái gì là xấu, cái gì là tốt, mặc dù trong đó có nhiều điều không thể chứng minh đƣợc là tại sao nó tốt, tại sao nó xấu? Đối với các chuẩn mực chúng ta thƣờng không thể quan sát trực tiếp, mà là phải suy luận ra thông qua những ý kiến và hành vi cụ thể. Các chuẩn mực thƣờng có thể khác biệt tuỳ theo từng cá nhân trong các vai trò nhất định.
Sự biến đổi hệ thống giá trị đưa tới những hiện tượng lệch chuẩn với những định hướng giá trị mới. Định hƣớng giá trị còn có thể biểu hiện là thái độ, lựa chọn các giá trị nhƣ giá trị vật chất hay giá trị tinh thần, là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích của con ngƣời đối với một giá trị nào đó.
những kinh nghiệm sống của cá nhân, giúp cho cá nhân nhận thức rõ hơn về những cái có ý nghĩa, những cái cần thiết đối với họ thoát khỏi những cái vô nghĩa.
Tập hợp những định hƣớng giá trị ổn định và không mâu thuẫn tạo nên những nét đặc trƣng của ý thức, đảm bảo tính mục đích, tính tích cực và tính kiên định của con ngƣời khi hoạt động theo phƣơng hƣớng nhất định. Định hƣớng giá trị gắn liền với việc giải quyết những mâu thuẫn, những xung đột trong hệ động cơ, trong cuộc đấu tranh giữa nghĩa vụ và sự ham muốn, giữa những hành vi đạo đức và những kích thích thực dụng.
Vì thế E. Durkheim cho rằng, trong xã hội nếu nhƣ có những biến đổi lớn thì những giá trị văn hoá, chuẩn mực xã hội (đóng vai trò duy trì mối liên hệ xã hội) bị yếu đi, hay không rõ ràng hoặc mâu thuẫn với nhau. Điều đó sẽ dễ dàng đƣa con ngƣời đến với những hành vi sai lệch. Bởi vì trong hoàn cảnh đó, mỗi người sẽ mất đi định hướng giá trị và dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng, mất phương hướng, không định hướng được.
Nhƣ vậy, sai lệch xã hội là một hiện tƣợng đặc biệt vì nó tạo nhiều sai lệch khác mang tính tiêu cực gây nguy hiểm cho toàn xã hội. Cụ thể đó là các tội: trộm cắp, lừa đảo, buôn lậu, chống ngƣời thi hành công vụ... Tóm lại, chuẩn mực xã hội cũng như các giá trị xã hội và các quy tắc không phải là cố định bất biến mà luôn có sự vận động và biến đổi. Cho nên hành vi sai lệch của các cá nhân nói chung và của nữ giới nói riêng có tác động đến sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị.