5 Khái niệm Tội phạm.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 30)

Khái niệm Tội phạm là một khái niệm đƣợc hình thành từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. Tội phạm chính là một hiện tƣợng xã hội mang tính lịch sử và tính giai cấp, là sản phẩm của xã hội loài ngƣời. Khi xã hội này phát triển đến giai đoạn nhất định – giai đoạn mà trong đó có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Khi nhà nƣớc ra đời, giai cấp thống trị đã sử dụng công cụ hữu hiệu nhất của mình là luật pháp để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội và của giai cấp mình. Tội phạm luôn là một hiện tƣợng tiêu cực (theo quan niệm của giai cấp thống trị). Trong mỗi chế độ xã hội, tội phạm đều xâm hại tới lợi ích của giai cấp thống trị và của toàn xã hội, có khả năng gây ra hoặc gây ra những hậu quả nguy hiểm thì Nhà nƣớc sẽ gọi đó là tội phạm và sẽ sử dụng hệ thống trấn áp hình sự để hạn chế và loại trừ hành vi đó ra khỏi đời sống xã hội.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi một chế độ xã hội khác nhau thì ngƣời ta lại đƣa ra những quan niệm khác nhau về tội phạm.

Ở nƣớc ta vào năm 1042, vua Lý Thái Tông đã cho ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên ở Việt Nam gọi là hình luật trong đó quy định các loại tội phạm cụ thể và các hình phạt.

Đến năm 1483, Vua Lê Thánh Tông lại ban hành Quốc triều hình luật. Năm 1815, vua Gia Long cho ban hành Hoàng Triều luật lệ (còn gọi là luật

phạm một điều luật của quốc gia do hành động bên ngoài của một ngƣời hoạt động tích cực hay tiêu cực sẽ bị trừng trị bởi một hình phạt.

Ở Mỹ, tội phạm đƣợc hiểu là hành vi vi phạm luật công đƣợc thể hiện dƣới dạng hành động hay không hành động.

Theo Bộ luật hình sự Pháp 1810: “Tội phạm là hành vi bị đạo luật hình sự cấm” hoặc là “hành vi bị đạo luật hình sự trừng trị”.

- Bộ luật hình sự Thuỵ Sĩ: “Tội phạm là hành vi do luật hình sự cấm bằng nguy cơ xử phạt”.

Khái niệm tội phạm đầy đủ cũng đƣợc nhắc đến trong nhiều tài liệu tƣ pháp, trong đó các tác giả đƣa ra đầy đủ các dấu hiệu tội phạm. Một số cho rằng “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự, do người đến tuổi nhất định có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và những người phạm tội phải bị xử phạt”.

Theo bộ luật hình sự của nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, qui định tại Điều 8: "1.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ nhà nước XHCN, chế độ kinh tế và sở hữu XHCN, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 30)