Nguyên nhân kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 107)

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm, hành hung để tẩu thoát Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác

3.2.1.Nguyên nhân kinh tế xã hội.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU NỮ TỘI PHẠM

3.2.1.Nguyên nhân kinh tế xã hội.

Nguyên nhân kinh tế xã hội có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển các tội phạm, vì mỗi con ngƣời là một thực thể xã hội luôn chịu tác động và phụ thuộc vào hoàn cảnh môi trƣờng xã hội. Ở các đô thị, kinh tế thị trƣờng càng có sức thẩm thấu nhanh hơn gấp bội.

Đô thị hoá là một quá trình khách quan với sự phát triển kinh tế. Hà Nội có dân số gần 2,7 triệu ngƣời trong đó khoảng 1,4 triệu dân sống trong 7 Quận nội thành đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Từ năm 1995 đến nay dân số Hà Nội đã tăng lên 300.000 ngƣời, mức tăng chủ yếu ở nội thành với hàng chục ngàn ngƣời nhập cƣ mỗi năm. Mật độ dân cƣ nội thành (năm 1998) là16.425 ngƣời/km2, trong đó quận có mật độ cao nhất là Quận Hoàn Kiếm với mật độ 41.854 ngƣời/km2.

Di dân và di chuyển lao động tự do là một hiện tƣợng tự nhiên xuất phát từ lợi ích ngƣời lao động và là một hiện tƣợng xã hội phức tạp. Những năm gần đây, ở Hà Nội có hai luồng di dân chính là: từ nông thôn ra Hà Nội và từ các đô thị khác vào Hà Nội. Số lƣợng di dân tự do về Hà Nội tăng nhanh. Nếu nhƣ năm 1988 có 14.000 ngƣời thì đến năm 1998 tăng lên hơn 200.000 ngƣời, trong số này có cả trẻ em và phụ nữ...

Qua thống kê hồ sơ tại Toà án Nhân dân Quận Hoàn Kiếm có 37,1%

(85/229 người) trong số nữ phạm tội là từ các tỉnh lân cận (Thái Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Tây, Thái Nguyên, Vĩnh Phú...) và hiện đang tạm trú tại Hà Nội. Việc ngƣời phụ nữ nông thôn di cƣ đến đô thị làm thêm là một hiện tƣợng xã hội đang tồn tại khách quan. Trƣớc hết họ chịu áp lực mạnh mẽ của chính cuộc sống ở nông thôn còn nhiều hạn chế nhƣ thu nhập thấp, thời gian rỗi nhiều... Cho nên việc di cƣ ra đô thị là để nhằm khắc phục những hạn chế đó và mục đích quan trọng nhất của những ngƣời phụ nữ này đến đô thị là để kiếm tiền.

Phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo là một thực tế đang diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội. Điều nguy hiểm là sự cách biệt giàu nghèo không còn là mức độ hƣởng thụ khác nhau mà đã tạo ra những vị thế khác nhau, lối sống khác nhau, suy nghĩ khác nhau của các tầng lớp trong xã hội. Một bộ phận nhỏ ngƣời dân đã nắm bắt đƣợc thời cơ làm giàu một cách nhanh chóng và chính đáng. Tuy nhiên cũng có một bộ phận cũng giàu lên rất nhanh nhƣng đó là do có những hành vi vi phạm pháp luật.

Thực tế thì vẫn còn nhiều phụ nữ đô thị thì đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm, thất nghiệp, không thu nhập, không có điều kiện đi học do gia đình kinh tế quá khó khăn trong khi đó nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của xã hội ngày càng nâng cao, thu nhập của bản thân không có khả năng đáp ứng nên có một số chị em đã đi vào con đƣờng phạm tôị. Bởi một mâu thuẫn đang đặt ra đối với lao động nữ nƣớc ta, đó là nguyện vọng đƣợc có việc làm, đƣợc trả lƣơng và có thu nhập cao, với điều kiện hiện tại của xã hội không đáp ứng nổi.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu nữ tội phạm trong thời kỳ đổi mới ở đô thị (Trang 107)