Hiệu quả của các biện pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011 2012) (Trang 100)

Bảng 3.37. Số mèo thải Cryptosporidium spp. đã tác động bởi ozone

Số mèo thải bào nang (%) Thời gian Số mèo thực nghiệm 0,01 mg/l 0,05 mg/l 0,1 mg/l 0,5 mg/l 5 phút 3 3 3 3 3 10 phút 3 3 3 3 1 15 phút 3 3 3 2 1 30 phút 3 3 3 1 0 60 phút 3 3 2 1 0 180 phút 3 3 1 0 0 Lô chứng 3 3 3 3 3

Kết quả bảng 3.37 cho thấy khả năng ức chế bào nang Cryptosporidium spp. thấy rõ từ phút thứ 30 khi sử dụng ozone nồng độ 0,1 mg/l. Ở nồng độ này nhưng với thời gian 180 phút, mèo không thải bào nang. Nồng độ ozone 0,5 mg/l với thời gian từ 30 phút, không có mèo nào thải bào nang.

Bảng 3.38. Tỷ lệ trứng giun móc hình thành ấu trùng sau tác động bởi ozone

Trứng phát triển thành ấu trùng (%) Thời gian 0,01 mg/l 0,05 mg/l 0,1 mg/l 0,5 mg/l p 5 phút 97,3 96,2 95,7 91,3 > 0,05 10 phút 98,3 95,9 93,9 89,3 < 0,05 15 phút 96,2 94,9 92,2 90,8 > 0,05 30 phút 93,1 93,3 84,6 88,2 > 0,05 60 phút 91,2 85,7 83,0 82,5 > 0,05 180 phút 88,3 80,3 78,1 79,4 > 0,05 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Lô chứng 99,6 99,6 99,6 99,6

Kết quả bảng 3.38 cho thấy ở nồng độ ozone cao nhất 0,5mg/l, với thời gian 60 phút tác động, tỷ lệ trứng giun móc sống sót vẫn đạt 82,5%. Khi tác động lên trứng với nồng độ 0,5mg/l với thời gian dài hơn là 180 phút, tỷ lệ trứng sống sót đạt 79,4%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nồng độ ozone cũng như thời gian tiếp xúc càng cao thì tỷ lệ trứng hình thành ấu trùng càng giảm. So sánh với lô chứng với tỷ lệ trứng hình thành ấu trùng đạt 99,6% do không chịu bất cứ tác động nào thì thấy bắt đầu từ thời gian 60 phút, với bất cứ nồng độ ozone tác động nào thì sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên, hiệu quả tiêu diệt trứng giun móc/mỏ bằng biện pháp sục ozone thấp do với thời gian dài nhất và nồng độ cao nhất, tỷ lệ mầm bệnh bị tiêu diệt cũng chỉđạt 30%.

Bảng 3.39. Tỷ lệ trứng giun đũa hình thành ấu trùng sau tác động bởi ozone

Trứng phát triển thành ấu trùng (%) Thời gian 0,01 mg/l 0,05 mg/l 0,1 mg/l 0,5 mg/l p 5 phút 100,0 98,7 98,9 97,2 >0,05 10 phút 100,0 98,7 98,9 100,0 >0,05 15 phút 98,1 97,9 97,8 96,7 >0,05 30 phút 99,0 99,0 96,2 97,0 >0,05 60 phút 96,3 98,6 95,4 94,7 >0,05 180 phút 96,1 96,5 95,3 95,3 >0,05 Đối chứng 98,5 98,5 98,5 98,5 >0,05 p >0,05 >0,05 >0,05 >0,05

Kết quả bảng 3.39 cho thấy, sau khi chịu tác động của ozone ở tất cả các nồng độ ozone với các mốc thời gian khác nhau, tỷ lệ trứng giun đũa hình thành ấu trùng vẫn đạt từ 95% trở lên. So sánh giữa các mốc thời gian và các nồng độ khác nhau và với lô chứng, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.40. Số mèo thải Cryptosporidium spp. đã được xử lý bởi nhiệt

Mèo thải bào nang Thời gian Số mèo

TN 500C 550C 600C 700C 800C 900C

1 phút 3 3 3 3 3 0 0

5 phút 3 3 3 2 1 0 0

10 phút 3 3 2 1 0 0 0

Kết quả bảng 3.40 cho thấy, sau khi gây nhiễm bào nang xử lý ở nhiệt độ 500C với mọi mốc thời gian và nhiệt độ 550C với mốc thời gian 1 phút và 5 phút, tất cả mèo đều thải bào nang. Tất cả mèo không đào thải mầm bệnh khi được gây nhiễm bào nang xử lý ở nhiệt độ 700C với 10 phút, nhiệt độ 800C và 900C với mọi mốc thời gian tiếp xúc.

Bảng 3.41. Tỷ lệ trứng giun móc hình thành ấu trùng sau tác động bởi nhiệt

Trứng phát triển thành ấu trùng (%) Thời gian 500C 550C 600C 700C 800C 900C p 5 phút 56,9 18,7 0,0 0,0 0,0 0,0 < 0,05 10 phút 29,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 - 15 phút 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 - p < 0,05 - - - Lô chứng 99,6 99,6 99,6 99,6 99,6 99,6

Kết quả bảng 3.41 cho thấy, ở nhiệt độ 500C với thời gian 5 phút, 56,9% trứng hình thành ấu trùng và ở nhiệt độ 550C trong thời gian tương tự, tỷ trứng hình thành ấu trùng giảm rõ rệt với chỉ 18,7% nhưng ấu trùng đều bị chết trước khi thoát vỏ. Ở nhiệt độ 550C với thời gian từ 10 phút trở lên, trứng giun không còn khả năng hình thành ấu trùng. Đặc biệt, sau khi tiếp xúc với nhiệt độ 600C trở lên ởtất cả các mốc thời gian thử nghiệm, trứng giun móc không hình thành ấu trùng. Trong khi đó, ở lô chứng, có tới 99,6% trứng phát triển thành ấu trùng.

Bảng 3.42. Tỷ lệ trứng giun đũa hình thành ấu trùng sau tác động bởi nhiệt Trứng phát triển thành ấu trùng (%) Thời gian 500C 550C 600C 700C 800C 900C p 5 phút 78,2 62,9 29,9 12,3 0,0 0,0 < 0,05 10 phút 60,6 44,2 16,3 4,3 0,0 0,0 < 0,05 15 phút 36,5 22,0 0,0 0,0 0,0 0,0 < 0,05 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 - -

Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ trứng giun đũa hình thành ấu trùng sau tác động bởi nhiệt

Kết quả bảng 3.42 và biểu đồ 3.14 cho thấy, tỷ lệ trứng giun đũa hình thành ấu trùng giảm rõ rệt ngay ở mức nhiệt độ 500C và 500C với thời gian 5 phút. Tuy nhiên, tất cả ấu trùng hình thành trong trứng đều bị chết trong quá trình nuôi cấy.

Ở các mức nhiệt độ 600C và700C với thời gian tiếp xúc 5 và 10 phút, trứng vẫn hình thành ấu trùng nhưng với tỷ lệ thấp. Ở các mức nhiệt này, phải sau 15 phút tiếp xúc, 100% trứng không hình thành ấu trùng. Ở nhiệt độ 800C, 900C với mọi mốc thời gian thử nghiệm, 100% trứng giun đũa không hình thành ấu trùng.

Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ trứng giun hình thành ấu trùng sau khi chịu tác động của nước khử khuẩn Aquatabs

Kết quả biểu đồ 3.15 cho thấy, tỷ lệ trứng giun đũa và trứng giun móc hình thành ấu trùng đạt tới 96,5% và 75,4% sau 180 phút tiếp xúc với nước khử khuẩn Aquatabs.

Bảng 3.43. Số mèo thải Cryptosporidium spp. đã được xử lý bởi Aquatabs

Mèo thải bào nang Thời gian (Phút) Số mèo TN n Tỷ lệ 30 3 3 3/3 60 3 2 2/3 120 3 1 1/3 180 3 0 0 360 3 0 0 Lô chứng 3 3 3/3

Kết quả bảng 3.43 cho thấy, sau khi được gây nhiễm bào nang đã tiếp xúc 30 phút với viên khử khuẩn nước Aquatabs, 100% mèo đào thải bào nang. Tuy nhiên, sau khi gây nhiễm bào nang đã chịu tác động bởi Aquatabs với thời gian 180 phút trở lên, tất cả mèo gây nhiễm không đào thải bào nang.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng nhiễm và yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước trùng nguồn nước

"Nước không chỉ có tầm quan trọng sống còn đối với tất cả các dạng của sự sống mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường và do đó, đảm bảo nước có đủ số lượng và chất lượng cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của xã hội loài người" [74].

Nước sạch có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống của con người, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Không còn là vấn đề của riêng một cá nhân hay một quốc gia nào, nước sạch và vệ sinh môi trường luôn là vấn đề mang tính thời sự toàn cầu và đặc biệt cấp thiết đối với người dân sống ở các khu vực nông thôn.

Tại Việt Nam, theo điều tra của Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quốc gia năm 2006 cho thấy, trên toàn quốc có 62% hộ gia đình nông thôn được tiếp cận với nước sạch. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận với nước sạch đạt 66%, Đông Bắc và Tây Bắc đạt 56%, Bắc Trung bộ là 61%, Nam Trung bộ 57%, Cao Nguyên 52%, Đông Nam Bộ 68% và đồng bằng sông Mekong là 66% [107].

Chính Phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 1 trong 7 Chương trình mục tiêu quốc gia. Ngày 29/4/1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị 200/TTg về đảm bảo nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn và ngày này đã trở thành ngày khai mạc tuần lễ “Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường” được tổ chức hằng năm trên phạm vi cả nước. Mục tiêu chương trình quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam giai đoạn 2012- 2015 phải đạt được 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Trong đó, 45% dân số được sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn QCVN 02- BYT với số lượng 60 lít/ người/ ngày; 100% trường mầm non và phổ thông, trạm y tế xã nông thôn đủ nước sạch; 65% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh [10]. Đến năm 2020, tất cả người dân sống ở các vùng nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh nhờ huy động cộng đồng tham gia mạnh mẽ và áp dụng cách tiếp cận dựa vào nhu cầu [9].

Thái Bình, một tỉnh nông nghiệp nằm ở hạ lưu châu thổ sông Hồng với 90% dân số sống ở vùng nông thôn. Mục tiêu cấp nước sinh hoạt nông thôn Thái Bình đến năm 2015 là đạt được 100% dân số nông thôn được dùng nước sạch trong sinh hoạt [7]. Rõ ràng, các cấp chính quyền tỉnh Thái Bình phải có những chính sách đúng đắn và phù hợp để có thể đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011 2012) (Trang 100)