Thực trạn gô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nướ c

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011 2012) (Trang 30)

1.2.2.1. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới

Nước uống tại Nga và Bulgaria bị ô nhiễm bởi Giardia

Cryptosporidium, mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Khi xét nghiệm 166 mẫu nước bao gồm nước bề mặt, nước lấy từ vòi, nước đóng chai, nước giếng, nước suối và nước thải tại Rostov (Nga), Sofia, Varna (Bulgaria) thấy tỷ lệ nhiễm Giardia là 9,6% vànhiễm Cryptosporidium là 18,1%. Cả 2 loại đơn bào này đều được phát hiện trong các mẫu nước máy, nước sông, nước giếng và nước thải. Riêng Giardia còn được tìm thấy trong nước đóng chai [93].

CryptosporidiumGiardia là 2 loại đơn bào gây ô nhiễm với mật độ cao trong nước bề mặt tại tỉnh Alava, phía Bắc Tây Ban Nha. Trong 284 mẫu nước uống và nước phục vụ cho giải trí, bào nang Cryptosporidium

Giardia xuất hiện ở 63,5% và 92,3% mẫu nước sông; 33,3% và 55,5% mẫu nước trong các bể chứa; 15,4% và 26,9% mẫu nước chưa xử lý chứa trong các vật dụng dùng xử lý nước nhỏ, 22,6% và 45,2% mẫu nước chưa xử lý chứa

trong các vật dụng truyền thống; 30,8% và 19,2% mẫu nước đã được xử lý từ các thiết bị xử lý nước nhỏ; 26,8% và 26,8% mẫu đã xử lý bằng Clo [71].

Để xác định tỷ lệ nhiễm đơn bào tại hồ Texoma, một nơi nằm ở ranh giới giữa Texas và Oklahoma và là nơi cung cấp nước cho các trại chăn nuôi trâu bò, cho các hoạt động giả trí và cũng là một nguồn nước uống tiềm năng, các tác giả đã lấy 193 mẫu nước để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm các mẫu nước này cho thấy sự có mặt của Cryptosporidiumsp. Giardia sp. Trong đó, sự có mặt của Cryptosporidium trong nước hồ được xác định là từ các trang trại nuôi trâu bò thông qua các đường máng dẫn nước [94].

Năm 2010, kết quả nghiên cứu của Smith H. V. cho thấy, 50,8% các mẫu nước liên quan đến vụ dịch lây truyền qua nước bị nhiễm Cryptosporidium. Trong đó, các mẫu nước uống đã qua lọc hoặc chưa qua lọc nhiễm Cryptosporidium với tỷ lệ 37,7% và nước dùng cho các hoạt động giải trí nhiễm Cryptosporidium

chiếm tỷ lệ 50,3%. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng không chỉ uống nước mà bơi trong nước ô nhiễm hoặc trong các bể bơi, con người cũng có thể bị lây nhiễm Cryptosporidium spp. [122].

Tại miền Bắc Bồ Đào Nha, 25,7% các mẫu nước uống nhiễm đơn bào. Trong đó, nhiễm Giardia duodenale chiếm tỷ lệ 10,2% và Cryptosporidium là 7,2%. Cường độ nhiễm Cryptosporidium trung bình là 0,1- 108,3 bào nang và

Giardia là 0,1- 12,7 bào nang/10 lít nước [65].

Tại Orenburg, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bảy mươi hai loài đơn bào trong các mẫu nước sông Ural và 15 loài trong các mẫu nước hồ [121].

Năm 2007, để đánh giá sự hiện diện của Cryptosporidium spp.

Giardia duodenalis trong nước tại mười sáu nhà máy xử lý nước uống nằm trong một lưu vực thủy văn ở Galicia vùng Tây Bắc Tây Ban Nha, 128 mẫu nước máy được phân tích để phát hiện ký sinh trùng. Mật độ trung bình của ký sinh trùng trong nước đầu vào là 0,0- 10,5 bào nang Cryptosporidium

spp.và 1,0- 12,8 bào nang G. duodenalis trong mỗi lít nước. Sau khi xử lý, mật độ trung bình của 2 loại ký sinh trùng này dao động 0,0- 3,0 và 0,5- 4,0 bào nang trong mỗi lít và cao nhất vào mùa xuân và mùa hè [72].

Tại Pusan - Hàn Quốc (2005), tỷ lệ nhiễm Acanthamoeba trong nước dự trữ là 46,8% và nước lấy tại vòi là 7,7% trên tổng số 207 mẫu nước máy tại các hộ gia đình [91].

Acanthamoeba là một loại đơn bào sống tự do được tìm thấy trong nhiều nguồn nước khác nhau. Trong 94 mẫu nước uống được lấy từ các bình chứa nước tại các bệnh viện ở 13 thành phố của Iran năm 2010 có tới 45 mẫu chiếm 48% xác định nhiễm Acanthamoeba. Qua nghiên cứu, các tác giả cũng tìm thấy sự ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và hàm lượng Chlorine dư tới tỷ lệ nhiễm Acanthamoeba trong nước. Tất cả các mẫu nước nhiễm mầm bệnh đều có hàm lượng chlorine dư từ 0- 2 ppm, nhiệt độ 20- 300C và pH 6- 7,4 [68].

Sự xuất hiện Blastocystis trong nước cho thấy khả năng lan truyền bệnh qua nước uống khi xét nghiệm nước sông Sungai Congkak và Sungai Batu trong khu vực giải trí của Malaysia. Đơn bào này được phát hiện trong các mẫu nước lấy từ hai con sông với tỷ lệ tương ứng là 33,3% và 22,1%. Chúng được phát hiện cao nhất ở khu vực hạ lưu với 73,8% và 33,8%; tiếp theo là ở giữa nguồn với 17,5% và 25,0%. Thượng nguồn có tỷ lệ thấp nhất với 8,8% và 7,5% [86].

Khi xét nghiệm các mẫu nước uống không xử lý chlorine từ tám nhà máy ở Hà Lan, các tác giả phát hiện sự có mặt của vi nấm và một số tác nhân gây bệnh cơ hội. Kết quả xét nghiệm các mẫu nước thành phẩm tại nhà máy cho thấy, số lượng những sinh vật này là thấp nhất nhưng dù vậy, chúng vẫn có thể nhân lên trong hệ thống ống dẫn nước và đe dọa tới sức khỏe người tiêu dùng [133].

Khi thiếu nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, nhiều nước trên thế giới tận dụng nguồn nước thải phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. Ứng dụng của nước thải đã mang lại nhiều ích lợi do thành phần dinh dưỡng của nó được sử dụng như nguồn phân bón trong nông nghiệp. Tuy nhiên, lợi ích trong nông nghiệp bị hạn chế khi mà nước thải lại mang nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút, đơn bào và giun sán gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới động vật nuôi thả và con người. Sử dụng chất thải và nước thải trong nông nghiệp được chứng minh làm gia tăng tình trạng nhiễm giun đường ruột cho nông dân, gia đình của họ và người tiêu dùng khi ăn các sản phẩm tươi sống. Trẻ em 5- 15 tuổi là đối tượng có cường độ nhiễm giun đũa và giun tóc cao nhất [97].

Năm 2009, nghiên cứu của Gupta N. và cộng sự đã chỉ ra 83,3% mẫu nước thải chưa qua xử lý, 68,2% mẫu nước thải đã qua xử lý, 44,2% các mẫu rau và 68,6% mẫu đất được tưới bằng nước thải ở Titagarh, Ấn Độ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng. Trong đó, các mẫu rau được tưới nước thải nhiễm giun đũa chiếm tỷ lệ 36%, nhiễm giun tóc chiếm 1,7% và nhiễm giun móc chiếm 6,4% [81].

Nghiên cứu của Lanata CF. năm 2003 cho thấy, sử dụng nước tưới nhiễm mầm bệnh làm cho hoa quả và thực phẩm bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người [99].

Kết quả xét nghiệm các mẫu nước bề mặt dùng để tưới, rửa và khử trùng trong ngành công nghiệp sản phẩm tươi sống đểđánh giá sự hiện diện bào nang

CryptosporidiumGiardia cho thấy 48% mẫu nhiễm Cryptosporidium và 50% nhiễm Giardia. Mật độ tập trung bào nang CryptosporidiumGiardia lần lượt là 17-200 và 17-1633 trên 100 lít. Có 16% các mẫu nước rửa nhiễm

Cryptosporidium và 83% nhiễm Giardia với mật độ tương ứng 1-133 và 100- 533 bào nang/100 lít. Sự hiện diện của ký sinh trùng trong nước bề mặt cho

thấy nguy cơ ô nhiễm của sản phẩm tươi sống và đặt ra một nguy cơ lây nhiễm cho người tiêu dùng [73].

1.2.2.2. Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam

Tại một xã đang đô thị hóa ở Việt Nam, 100% mẫu nước mương máng, ao hồ nhiễm trứng giun bao gồm trứng giun đũa, giun tóc và giun móc [20].

Trong 160 mẫu nước mưa, nước máy, nước giếng khoan và giếng đào tại 4 xã ngoại thành Hà Nội được xét nghiệm có 15% các mẫu nước nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng. Trong đó, nước giếng đào có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 40%, nước giếng khoan đã qua lọc có tỷ lệ nhiễm là 27% và nước mưa là 22%. Tỷ lệ nhiễm Cryptosporidium sp. là 9,38%; nhiễm bào nang amip là 1,25%; ấu trùng giun ngoại cảnh 3,75% và Cyclospora sp. là 1,88% [36].

Điều tra tại 300 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở cả nông thôn và thành thị trên 10 tỉnh thành trong cả nước, kết quả nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ và cộng sự cho thấy 100% các mẫu nước đá, sữa đậu nành nhiễm vi nấm và 100% các mẫu sữa đậu nành cũng như tỷ lệ cao các mẫu nước đá không đạt các chỉ tiêu về vi sinh vật [41].

Tỷ lệ nhiễm G. lamblia ở nước sông Nhuệ là 25% với 8 bào nang /100ml; nước thải hộ gia đình là 50,0% với 178 bào nang/100ml; nước ao hồ là 18,8% với 8 bào nang/ 100ml. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm C. parvum ở nước sông Nhuệ là 41,7% với 106 bào nang/100ml; nước thải hộ gia đình là 66,7% với 238 bào nang/100ml và nước ao hồ là 25,0% với lượng bào nang là 21/100ml nước. Kết quả cho thấy, tỷ lệ cũng như cường độ nhiễm C. parvum

đều cao hơn G. lamblia trong tất cả các nguồn nước [27].

Nước ô nhiễm khi được sử dụng trong tưới tiêu, nuôi trồng hay chế biến thực phẩm sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm bởi sự nhiễm mầm bệnh trên các loại thực phẩm này.

Trong nghiên cứu của Phùng Đắc Cam (2004), rau canh tác bằng nước thải nhiễm trứng giun đũa với tỷ lệ 3,33%. Trong khi đó, rau canh tác bằng nước sông không tìm thấy trứng giun đũa. Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh đơn bào

Cryptosporidium, Cyclospora cayetanensis trên rau tưới bằng nước sông là 11,66% và 12,5% thấp hơn vùng tưới bằng nước thải với tỷ lệ nhiễm là 36,7% và 45%. Theo tác giả nhận xét, khi tưới bằng nước thải chưa qua xử lý sẽ làm cho các loại rau màu có nguy cơ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, đặc biệt là 2 loại đơn bào gây tiêu chảy chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam là

Cryptosporidium Cyclospora [8].

Trên rau muống tưới nước thải và không tưới nước thải, tỷ lệ nhiễm

Giardia spp. là 38,5% và 16,9%; nhiễm Cryptosporidium sp. là 29,2% và 13,6%. Sự tập trung bào nang Giardia spp.Cryptosporidium sp. trên rau muống tưới nước thải là 1,6 và 1,2 bào nang/gam rau. Trong khi đó, mật độ bào nang Giardia spp.Cryptosporidium sp. trên rau muống không tưới nước thải là 0,6 và 0,3 bào nang/gam rau [54].

Tại Hà Nội, 11,8% các mẫu rau và nước lấy tại các chợ và 8,4% các mẫu lấy tại ruộng nhiễm Cyclospora spp.. Nguyên nhân xuất hiện loại đơn bào này trên rau là do nước thải được đổ vào cống rãnh và xâm nhập vào các nguồn nước bề mặt được sử dụng làm nước tưới tiêu. Nghiên cứu cũng cho thấy Cyclospora spp. xuất hiện không chỉ trong nước tưới tiêu mà còn xuất hiện cả trong nước uống [130].

Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau tưới bằng nước thải ở khu vực thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định lần lượt là 8,2% và 10%. Trong đó, tỷ lệ rau nhiễm trứng giun đũa là 2,7% và 2,1%; nhiễm trứng giun móc là 2,4% và 1,8%; nhiễm ấu trùng giun 2,1% và 5,2%; bào nang amip 4,2% và 6,7%; Cryptosporidium 29,7% và 35,2%; Cyclospora 16,1% và 18,5%;

Năm 2009, Hoàng Cao Sạ với nghiên cứu trên 10 tỉnh thành trong cả nước khi xét nghiệm 300 mẫu rau, củ, quả sống ăn ngay tại 150 cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm cho thấy tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột rất cao [41]. Cụ thể là:

- Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc khu vực nông thôn là 62,5%; 93,8%; 100,0% và khu vực thành thị là 75,0%; 90,6%; 93,8%.

- Tỷ lệ nhiễm giun lươn là 93,8% ở khu vực nông thôn và 100,0% ở thành thị.

- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ khu vực nông thôn là 93,8% và khu vực thành thị là 100,0%.

- Tỷ lệ nhiễm trùng roi thìa, amip ở khu vực nông thôn (87,5%) thấp hơn thành thị (93,8%).

- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun móc ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều chiếm 93,8%.

Kết quả xét nghiệm cho 3851 lươn hoang dã trong nghiên cứu của Trần Phủ Mạnh Siêu năm 2009 tại tỉnh Long An và Hóc Môn cho thấy, tỷ lệ nhiễm

Gnasthostoma spinigerum dao động từ 0,8%- 19,6%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất vào mùa mưa và giảm dần vào mùa khô [42].

Xét nghiệm 350 cá thể các loại cá bao gồm cá chép, cá trắm, cá mè, cá rô phi, cá trôi, lươn, ếch cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng Haplorchis taichui

Haplorchis pumilio là 3,2%. Ngoài ra, lươn còn nhiễm Gnasthostoma spinigerum với tỷ lệ 2% và ếch nhiễm ấu trùng sán nhái Spirometra mansoni

với tỷ lệ 32% [17].

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011 2012) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)