Yếu tố ảnh hưởng tới ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nướ c

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011 2012) (Trang 27)

Yếu tố khí hậu

Đa số các loại ký sinh trùng đều cần ngoại cảnh để hoàn thành một hoặc nhiều giai đoạn trong chu kỳ phát triển nên yếu tố khí hậu vô cùng quan trọng và tác động trực tiếp đến sự tồn tại cũng như phát triển của chúng.

Các mầm bệnh giun, sán ở ngoại cảnh để phát triển đòi hỏi đầy đủ 3 yếu tố thích hợp: nhiệt độ, độ ẩm và oxy. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhưng thiếu oxy, trứng giun đũa bị tiêu diệt sau 1 tháng [3], [5].

Ở điều kiện nhiệt độ 24- 250C, độ ẩm trên 80% và sự có mặt của oxy, trứng giun đũa phát triển thành trứng có ấu trùng có khả năng lây nhiễm sau 12- 15 ngày và có thể tồn tại 1- 2 năm. Cũng với điều kiện độẩm trên 80% và có oxy, nhưng nhiệt độ 25- 350C, trứng giun móc 1ngày phát triển thành ấu trùng giai đoạn I. Nhiệt độ càng thấp sự phát triển của trứng càng dài nhưng ở nhiệt độ cao, trứng phát triển nhanh nhưng tỷ lệ trứng hỏng cao [16].

Yu Y. M. và cộng sự (2012) thử nghiệm sự phát triển của trứng giun đũa A.suumủ ở 200C, 500C và 700C trong ống nghiệm. Tác giả ghi nhận trứng không thay đổi hình thái ở 200C trong ngày 10. Ngược lại, những quả trứng phát triển nhanh chóng và có phôi nhưng ấu trùng bắt đầu chết vào ngày thứ 2

ở 500C và 1 ngày ở nhiệt độ 70 0C sau khi được hình thành. Như vậy, nhiệt gia tăng có liên quan với sự phát triển nhanh chóng nhưng cũng giảm khả năng tồn tại của ấu trùng bên trong trứng [142].

Yếu tố con người

Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy nước bị ô nhiễm mầm bệnh sinh học thông qua ô nhiễm phân và chất thải của con người hay động vật. Ô nhiễm nước không chỉ do chất thải mang theo mầm bệnh được đưa trực tiếp vào môi trường nước mà còn là hậu quả của sự ô nhiễm môi trường đất và không khí. Do đó, các thói quen và phong tục lạc hậu như thả rông súc vật, phóng uế bừa bãi, sử dụng hố xí không hợp vệ sinh là nguyên nhân chính làm phát tán mầm bệnh ở ngoại cảnh và gây ô nhiễm nước.

Theo WHO, đến năm 2011, 15% tương đương với 1,04 tỷ người trên thế giới hàng ngày phóng uế ra ngoại cảnh do không có đầy đủ các điều kiện vệ sinh. Điều đó là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của cộng đồng [132].

Tại Việt Nam, môi trường nước đang ngày càng trở nên ô nhiễm mầm bệnh nặng nề do ý thức, thói quen, phong tục và tập quán lạc hậu của người dân. Nguyên nhân hàng đầu phải kể đến tình trạng sử dụng phân tươi trong canh tác và chăn nuôi. Sử dụng phân, đặc biệt là phân người có thể mang lại lợi ích lớn trong nông nghiệp như cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, vật nuôi và tiết kiệm chi phí cho người nông dân [89], [90]. Tuy nhiên, sử dụng phân tươi lại là mối nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng do sự phát tán nhiều mầm bệnh sinh học nguy hiểm gây phá hủy sinh thái môi trường nước dẫn tới ô nhiễm nước.

Tại cơ sở sản xuất rau an toàn Vạn Xuân và xã Vũ Phúc tỉnh Thái Bình, tỷ lệ người dân tưới rau bằng phân bắc là 83,74%; nước phân là 2,95% [52].

Trong nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ năm 2009, trên 10 tỉnh thành trong cả nước, tỷ lệ người dân sử dụng phân chưa ủ trong canh tác lúa là

10,0%; trong trồng rau trên cạn là 20,0%; trồng rau thủy sinh là 16,7% và nuôi cá là 26,7% [41].

Năm 2011, có tới 64,4% trong tổng số 730 hộ gia đình ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam sử dụng phân trâu bò chưa ủ trong trồng trọt và nuôi cá. 40,8% mẫu phân trâu bò được xét nghiệm nhiễm sán lá gan lớn với tỷ lệ nhiễm ở trâu là 43,2% và ở bò là 38,3%. Như vậy, sử dụng phân trâu bò chưa ủ trong canh tác và nuôi cá là nguyên nhân làm phát tán mầm bệnh sán lá gan lớn gây ô nhiễm môi trường nước và cũng là nguy cơ lây nhiễm cho người, động vật [32].

Góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không thể không quan tâm đến tình trạng sử dụng các loại hố xí không hợp vệ sinh, thói quen phóng uế bừa bãi ra ngoại cảnh và thả rông súc vật trong chăn nuôi.

Năm 2005, toàn quốc có khoảng 6,4 triệu hộ gia đình tương đương với tỷ lệ 50% sử dụng hố xí hợp vệ sinh, tăng 3,7 triệu hộ so với thời điểm ban đầu của chương trình nước sạch- vệ sinh môi trường quốc gia giai đoạn 1999- 2005 [107].

Khi nghiên cứu tại một đơn vị bộ đội cho thấy tại đây vẫn sử dụng hố xí thùng có cửa lấy phân để hở và dùng phân tươi nuôi cá cũng như bón cho rau màu [40].

Xã Nhật Tân huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam năm 2009, số nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm 40% và năm 2010 là 44%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khi sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ làm giảm số ca mắc tiêu chảy cũng như chi phí cho việc điều trị [35].

Tại 10 xã huyện An Dương- Hải Phòng, số hộ gia đình sử dụng hố xí 2 ngăn chiếm 19,74%, hố xí 1 ngăn chiếm 19,93% và hố xí thấm là 8,36% [51].

Năm 2012, tại tỉnh Lào Cai, 179 trong tổng số 886 công trình vệ sinh ở 883 điểm điều tra tại các trường học đạt tiêu chuẩn [53].

Tại các xã An Lư, Thủy Đường và Thủy Sơn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có tới 6,4% hộ gia đình không có hố xí, 63,8% hộ sử dụng hố xí 1 ngăn, 3% sử dụng hố xí 2 ngăn và chỉ có 25% hộ sử dụng hố xí tự hoại [23].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Khắc Lực năm 2011, tại huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam có 60,1% hộ gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh [32].

Theo số liệu của Bộ Y tế năm 2011, trên toàn quốc, tỷ lệ người dân có thói quen phóng uế ra ngoại cảnh chiếm 3% [132].

Như vậy, nước không chỉ bị ô nhiễm trực tiếp do tập quán sử dụng phân tươi trong nuôi cá mà ô nhiễm nước còn là hậu quả của ô nhiễm môi trường đất do thói quen sử dụng phân tươi trong canh tác, sử dụng hố xí không hợp vệ sinh, thả rông súc vật và phóng uế bừa bãi ra ngoại cảnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011 2012) (Trang 27)