Biện pháp điều trị cho người nhiễm ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011 2012) (Trang 38)

Truyền thông giáo dục sức khỏe có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức của người dân về vệ sinh môi trường phòng chống ô nhiễm môi trường nước. Phát hiện và điều trị người mang mầm bệnh ký sinh trùng trong nhiều nghiên cứu cũng cho thấy đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc làm giảm tỷ lệ cũng như cường độ nhiễm trên người bệnh, từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường do giảm sự đào thải mầm bệnh từ người ra ngoại cảnh.

Trong một nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương năm 2013, tỷ lệ sạch trứng trên những bệnh nhân nhiễm giun móc sau phát hiện và điều trị đạt 97,65% [13].

Năm 2011, tại Bắc Giang, sau khi điều trị liều duy nhất mebendazol 500mg/ 12 tháng cho 471 học sinh tiểu học nhiễm giun, tỷ lệ nhiễm giun giảm rõ rệt sau 2,3 tuần tẩy giun [21].

Năm 2007, trên 39 tỉnh thành có 2196 bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn được điều trị. Với thống kê trên 1446 bệnh nhân sau điều trị liều duy nhất triclabendazole 10mg/kg, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 98% [25].

Đặc biệt, khi điều trị được kết hợp với truyền thông càng làm tăng hiệu quả cũng như duy trì kết quả lâu dài trong phòng chống ô nhiễm môi trường và bệnh tật.

Năm 2007, trong dự án phòng chống giun truyền qua đất, hiệu quả của truyền thông và điều trị được đánh giá cao khi tỷ lệ nhiễm giun của học sinh tiểu học giảm rõ rệt [25].

Sau 2 năm kết hợp giữa điều trị cho người bệnh và truyền thông tại huyện Đại Lộc- Quảng Nam, tỷ lệ tìm thấy trứng giảm từ 0,5 xuống còn 0,2% và tỷ lệ có kết quả ELIZA dương tính còn 1,8% so với ban đầu là 5,0% [31].

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt ở 2 xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011 2012) (Trang 38)