2.4.2.1. Thiết kế cho nghiên cứu mô tả
Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu dịch tễ:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích: thực hiện cho điều tra cơ bản. - Nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng có so sánh trước sau: thực hiện cho nghiên cứu đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp bằng truyền thông nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về phòng chống bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước.
Giai đoạn 1: Điều tra lần đầu (ở xã can thiệp và xã chứng).
- Đánh giá mức độ ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng bao gồm mầm bệnh giun, sán và đơn bào trong các nguồn nước sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về ô nhiễm nước bởi mầm bệnh ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước.
- Đánh giá thực trạng sử dụng, bảo quản, vệ sinh và xử lý nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân.
Giai đoạn 2. Thực hiện biện pháp can thiệp truyền thông- giáo dục sức khỏe tại xã Bình Nguyên huyện Kiến Xương.
Mục đích
Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của toàn bộ người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại địa bàn nghiên cứu về ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước, vệ sinh môi trường để phòng ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước, cách bảo quản, sử dụng, vệ sinh và xử lý nước trong phòng bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước.
Thời gian can thiệp
Liên tục trong 1 năm, ngay sau thời điểm điều tra lần đầu.
Tiến hành
• Thành lập Ban chỉđạo, mạng lưới cộng tác viên và giám sát viên. - Ban chỉđạo:
+ Chủ tịch xã.
+ Trạm trưởng trạm y tế xã. + Cán bộ chuyên trách xã. + Chủ nhiệm đề tài.
- Mạng lưới cộng tác viên: là cán bộ y tế cơ sở bao gồm trạm trưởng trạm y tế cùng cán bộ trạm y tế, cán bộ y tế thôn, xóm. Sau tập huấn, các cộng tác viên tham gia trực tiếp vào các hoạt động truyền thông tại địa bàn nghiên cứu. - Giám sát:
+ Cán bộ giám sát: cán bộ trong ban chỉ đạo và cán bộ tham gia đề tài. + Thời gian giám sát: định kỳ một tháng một lần.
+ Nội dung giám sát:
Kiểm tra và tham gia các hoạt động truyền thông cùng mạng lưới cộng tác viên.
Tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
•Tập huấn:
Tập huấn ban chỉ đạo, cán bộ giám sát và cộng tác viên các nội dung truyền thông.
Các nội dung truyền thông gồm:
- Mầm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước.
- Phương thức gây ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước. - Phương thức lây nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng từ nước.
- Tác hại của các mầm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước. - Biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước. - Biện pháp vệ sinh môi trường.
- Biện pháp vệ sinh, bảo quản, xử lý và sử dụng nước phục vụ cho mục đích ăn uống và sinh hoạt.
- Hiệu quả của một số biện pháp xử lý nước: ozone, viên khử khuẩn Aquatabs và nhiệt độ.
• Hình thức truyền thông:
- Đọc bài truyền thông trên loa truyền thanh vào giờ phát thanh của xã, thôn. - Phát tài liệu, tờ rơi, tranh ảnh đến các hộ gia đình.
- Truyền thông thông qua cuộc họp của các ban ngành đoàn thể, trường học: hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, học sinh...
- Truyền thông nhóm nhỏ.
- Truyền thông trực tiếp giữa cộng tác viên với các gia đình.
• Các hoạt động truyền thông:
STT Nội dung hoạt động Cán bộ tham gia Tần suất
1
Tập huấn về chủ đề và nội dung của truyền thông vào thời điểm bắt
đầu thực hiện can thiệp bằng truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành của người dân.
Ban chỉ đạo đề tài, cán bộ tham gia, cộng tác viên, nghiên cứu sinh.
2 buổi
2 Tập huấn rút kinh nghiệm vào giữa quá trình triển khai can thiệp
Ban chỉ đạo, cộng tác
viên, nghiên cứu sinh. 01 buổi 3
Truyền thông trên loa đài của xã về
chủ đề liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh, bảo quản và xử lý nguồn nước sinh hoạt phòng bệnh lây truyền qua nước
Cán bộ văn hóa xã 48 lượt
4 Truythức: truyền thông tền thông trại cơự sc tiở vếp, truyới hình ền thông nhóm nhỏ, tờ rơi.
Cộng tác viên, nghiên
cứu sinh 24 lượt
5 Họp xóm sinh, chCộng tác viên, nghiên củ hộ gia đình ứu 12 buổi 6
Truyền thông kết hợp với các cuộc họp thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh
Cộng tác viên, nghiên cứu sinh, cán bộ đề tài,
thành phần cuộc họp 6 buổi 7 Truyền thông tại trường học Cộng tác viên, nghiên
cứu sinh, cán bộđề tài 12 buổi
Giai đoạn 3. Điều tra cuối kỳ
Tiến hành sau 1 năm can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe. Thực hiện tương tự giai đoạn 1 ở cả xã can thiệp và xã đối chứng sau thời điểm điều tra lần đầu 1 năm.
Điều tra sau can thiệp nhằm đánh giá:
- Mức độ ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng bao gồm mầm bệnh giun, sán và đơn bào trong các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt tại xã Bình Nguyên sau can thiệp so với trước can thiệp và so với xã chứng.
- Kiến thức, thực hành về bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước cũng như thực trạng vệ sinh, bảo quản, xử lý và sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt của người dân xã Bình Nguyên so với trước can thiệp và so với xã chứng.
Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu tại cộng đồng
2.4.2.2. Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm
- Mục đích của nghiên cứu thực nghiệm:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả giảm thiểu và diệt mầm bệnh ký sinh trùng của một số biện pháp xử lý nước sinh hoạt được người dân sử dụng tại cộng đồng. XÃ CAN THIỆP ĐIỀU TRA LẦN ĐẦU CAN THIỆP (Truyền thông GDSK) SO SÁNH ĐIỀU TRA LẦN ĐẦU XÃ CHỨNG SO SÁNH ĐIỀU TRA LẦN 2 ĐIỀU TRA LẦN 2 CÁC XÃ NGHIÊN CỨU KẾT LUẬN
Kết quả thu được từ thực nghiệm được chúng tôi sử dụng để truyền thông tại xã Bình Nguyên (địa bàn nghiên cứu được can thiệp bằng truyền thông - giáo dục sức khỏe) nhằm nâng cao kiến thức người dân về các biện pháp xử lý nước sinh hoạt.
- Các biện pháp áp dụng gồm: + Sục Ozone.
+ Xử lý nước bằng viên khử khuẩn Aquatabs. + Nhiệt độ.
- Mầm bệnh sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm:
Để đánh giá tác động của Ozone, viên khử khuẩn Aquatabs và nhiệt độ trong tiêu diệt mầm bệnh ký sinh trùng trong nước, chúng tôi chọn:
+ Trứng giun đũa: có lớp vỏ dày nhất.
+ Trứng giun móc/mỏ: có lớp vỏ mỏng nhất.
+ Đơn bào: trùng roi Cryptosporidium spp (là loại đơn bào gây ô nhiễm nước chiếm tỷ lệ cao hơn so với các loại đơn bào khác).
- Thời gian thực hiện: ngay sau điều tra lần 1.
Sơ đồ 2.3. Thiết kế nghiên cứu trên thực nghiệm
Đưa mầm bệnh vào các mẫu nước sạch
Xử lý nước
(Ozone, Aquatabs, nhiệt độ)
Thu hồi mầm bệnh Thu hồi mầm bệnh So sánh Kết luận Không xử lý Nuôi cấy mầm bệnh Nuôi cấy mầm bệnh