0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thực hiện quy chế dân chủ, tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhân

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY HIỆN NAY (Trang 107 -107 )

nhân dân

Đây là giải pháp quan trọng, là tinh thần cơ bản vì mở rộng và phát huy dân chủ là động lực tạo nên sức mạnh để dân tộc ta tiến hành công cuộc xây dựng, phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở Hoài Đức thì điều này có ý nghĩa sâu sắc. Việc thực hiện quy chế dân chủ sẽ tạo điều kiện để nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền., đây là một động lực chính trị và tinh thần để thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương. Quá trình thực hiện quy chế dân chủ sẽ đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước. Thực tế đã

cho thấy, ở nơi nào thực hiện được dân chủ phát huy được trí tuệ cả đông đảo cán bộ và nhân dân thì ở nơi ấy kinh tế, xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Ngược lại, nơi nào mất dân chủ thì mâu thuẫn nội bộ phức tạp và nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc mở rộng và phát huy dân chủ Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhanh chóng đi vào đời sống, phát huy hiệu quả tích cực, được đông đảo nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Trong đó phải kể đến quy chế dân chủ ở cơ sở được Bộ chính trị ban hành năm 1988, đây là làn gió mới thổi vào đời sống xã hội của đất nước, làm thay đổi diện mạo ở nhiều địa phương trong đó có Hoài Đức. Không được coi việc thực hiện quy chế dân chủ là một việc làm nhất thời, giải pháp tình thế mà phải thấy được đây là giải pháp căn bản, lâu dài có ý nghĩa chiến lược để tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Muốn vậy, cần làm cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương, làm cho cán bộ đảng viên công chức trong toàn huyện hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa nhiều mặt của quy chế, theo như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

- Thực hành dân chủ rộng rãi là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn.

- Thực hành dân chủ để dân có quyền làm chủ, đồng thời có nghĩa vụ của người chủ Nhà nước và xã hội.

- Thực hành dân chủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ để cho tất cả mọi người, ai ai cũng có quyền tự do tư tưởng, cùng nhau thảo luận, tìm tòi chân lí. Khi chân lí đã tìm thấy rồi thì quyền tự do hóa ra là tự do phục tùng chân lí.

Như vậy, phải thấy rằng thực hành dân chủ bằng quy chế dân chủ đòi hỏi phải gắn liền dân chủ với pháp luật, kỷ luật, kỷ cương.

Để tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ, tăng cường hơn nữa sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hoài Đức hiện nay cần phải:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đầu tư kinh phí để “đưa” quy chế dân chủ, đặc biệt quy chế dân chủ ở cơ sở tới từng hộ dân, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi nơi thấm nhuần quy chế này từ đó hiểu đúng, làm đúng. Điều này sẽ tránh được việc hiểu sai hoặc cố ý hiểu sai, từ đó giúp việc thực hiện quy chế không trở thành hình thức, chiếu lệ.

Hai là, phải cụ thể hóa hơn nữa việc “Dân giám sát, kiểm tra” đặc biệt trong việc kiểm tra giám sát kinh tế - tài chính, công quỹ… kiểm tra giám sát ngân sách địa phương, các nguồn hỗ trợ phát triển của địa phương, các dự án đấu thầu, các quyết toán xây dựng công trình,… dân cần được biết và giám sát, kiểm tra. Đây là lĩnh vực thường dễ xảy ra những xung đột, hoài nghi nhất giữa nhân dân với người có chức quyền, phụ trách. Do vậy, phải quy định thật cụ thể, chặt chẽ và có tính pháp lí.

Ba là, phải quy định các điều khoản chế tài để bắt buộc mọi người phải thực hiện quy chế dân chủ. Quy định trách nhiệm cho những người có trách nhiệm cung cấp thông tin, giải trình, trả lời chất vấn nhưng lại lảng tránh, thoái thác hay trì hoãn, dây dưa. xử lí những người và việc làm sai phạm. Xác dịnh trách nhiệm và cách xử lý cả những đối tượng lợi dụng quy chế dân chủ để kích động mị dân, gây rối, có động cơ xấu đối với chính quyền của dân. Quy định rõ các trách nhiệm của cả chính quyền và người dân, điều này sẽ tránh được tình trạng khiếu kiện vượt cấp như hiện nay. Quy định và giải thích rõ cho dân thấy được những trường hợp khiếu kiện đã được giải quyết thỏa đáng dân phải có trách nhiệm thực hiện. Việc cố tình khiếu kiện với những biểu hiện quá đà phải được coi là vi phạm chuẩn mực pháp lý dân chủ.

Với những chế tài đó sẽ đảm bảo cho nhân dân có quyền dân chủ hợp pháp, chính đáng, đồng thời cũng tuân thủ luật lệ, thể chế hiện hành như nghĩa vụ công dân. Nó góp phần giáo dục ý thức công dân, trách nhiệm của người có chức quyền đồng thời chấn chỉnh những hiện tượng lệch lạc, đi quá hành lang

pháp luật, góp phần giải tỏa tình trạng khiếu kiện vượt cấp như ở Lại Yên, Kim Chung trong thời gian vừa qua.

Kết luận

Như đã trình bày, vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện không chỉ là nhiệm vụ của tổ chức, của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở huyện mà còn là trách nhiệm của tỉnh và trung ương. Hàng loạt các vấn đề đang đặt ra trong quá trình đổi mới thuộc về trách nhiệm giải quyết của cấp trên. Muốn đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện nhất thiết phải:

- Các cấp ủy Đảng phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy chế về tổ chức và phương thức làm việc của các tổ chức Đảng.

- Nâng cao nhân thức và làm đúng vai trò hạt nhân chính trị; không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo.

- Xác định rõ chức năng, nhiện vụ của chính quyền cấp huyện; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới hoạt động của hội đồng nhân dân và nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính.

- Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phải chủ động nâng cao, đề xuất với Đảng và Nhà nước các cơ chế, chính sách cần thiết nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể ở cấp huyện để mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực sự đóng vai trò nòng cốt xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

- Đối với việc thực hiện quy chế dân chủ, đặc biệt là quy chế dân chủ ở cơ sở, cần sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ ở tất cả các cấp từ trung ương tới tỉnh, huyện, xã. Hoàn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở, sửa đổi những quy chế không phù hợp, bổ sung điều kiện về phương tiện để đưa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trở thành thường xuyên.

Để quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện đạt được kết quả cao nhất cần phải nhận thức được rằng những

quan điểm, phương hương, giải pháp do trung ương đưa ra ở tầm vĩ mô phải được vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên, với tình hình kinh tế, văn hóa xã hội cụ thể ở từng huyện, nhất là đối với những huyện đang trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh như Hoài Đức.

Trong quá trình đổi mới phải xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, quy định mối quan hệ hài hòa giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Trong khi coi trọng vệc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng thì phải tập trung xây dựng chính quyền ( phát huy đầy đủ vai trò của hội đồng nhân dân huyện thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cũng như nâng cao khả năng tổ chức quản lý hành chính của ủy ban nhân dân huyện) thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân - thực hiện quản lý mọi mặt của đời sống xã hội theo hiến pháp và pháp luật. Phát huy vai trò, quyền làm chủ trong tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của các đoàn thể và nhân dân.

Trên cơ sở và phương hướng đổi mới hệ thống chính trị được trình bày trong luận văn và việc đề xuất các giải pháp cho việc đổi mới có hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở huyện Hoài Đức mặc dù đã gắn lý luận với thực tiễn và đặc biệt là những bài học rút ra từ thực tế địa phương. Tuy vậy, với khó khăn là việc nghiên cứu hệ thống chính trị cấp huyện ở một địa bàn cụ thể cho tới nay chưa có, hơn nữa hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cấp huyện nói riêng đang được tiếp tục hoàn thiện cùng với những hạn chế do năng lực của bản thân, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, đặc biệt là những vấn đề mới nảy sinh cần được nghiên cứu, thử nghiệm để có thêm những giải pháp cụ thể. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để luận văn có tính thực tiễn cao hơn nữa.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Hoàng Chí Bảo (1992), “Tổng quan về cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị nước ta”, Tạp chí Thông tin lý luận, (9).

2. Hoàng Chí Bảo (1997), “Dân chủ hóa đời sống xã hội”, Tạp chí Khoa học chính trị, (2).

3. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay.

Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

4. Vương Văn Biện (1994), “Về đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã”, Tạp chí Cộng sản, (11).

5. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Tuyến, Nguyễn Văn Thảo, Trần Văn Sầm (1999), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (2001), Hướng dẫn triển khai quy chế dân chủ cơ sở, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoài Đức lần thứ XVI. 8. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoài Đức lần thứ XVII. 9. Các văn bản về quy chế dân chủ ở cơ sở (1999), Nxb Thống kê, Hà Nội. 10. Các quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở (2001), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Hồ Trọng Hoài (2006), “Phát huy dân chủ trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, (12).

20. Vũ Văn Hiền, Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam: Tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Phùng Quang Hưng (1999), “Suy nghĩ về công tác xây dựng Đảng gắn với xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở”, Tạp chí xây dựng Đảng, (11).

22. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 42, Nxb. Tiến bộ, M.

23. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốcgia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốcgia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốcgia, Hà Nội.

29. Lê Hữu Nghĩa (2001), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, (19).

30. Hà Quang Ngọc (1999), “Đội ngũ chính quyền cơ sở: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, (2).

31. Dương Xuân Ngọc (1998), Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

32. Dương Xuân Ngọc (2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

33. Dương Xuân Ngọc (2001), “Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở xã”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (8).

34. Dương Xuân Ngọc (1998), “Củng cố kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn trong thời kỳ phát triển mới của đất nước”, Tạp chí Thông tin lý luận, (11).

35. Dương Xuân Ngọc (2000), “Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở - Vấn đề đặt ra và giải pháp”, Tạp chí Thông tin lý luận, (9).

36. Nguyễn Trọng Phúc (2006), “Đổi mới tư duy chính trị của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, (5).

37. Thang Văn Phúc (2006), “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, (5).

38. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật bầu cử

đại biểu Hội đồng nhân dân sửa đổi, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Nhật Tân (2006), “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng để phát huy dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, (3).

44. Trần Nho Thìn (2000), Đổi mới tổ chức hoạt động của ủy ban nhân dân xã, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Nguyễn Xuân Thông (2006), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí và chức năng của tổ chức cơ sở Đảng”, Tạp chí Cộng sản, (5).

46. Ngô Thị Tuyết, Trần Miên, Trần Anh Tuấn, Đặng Đình Chấn, Đoàn Tuyết Nhung (2006), Hoài Đức toàn cảnh trên đường phát triển, Nxb. Văn hóa Sài Gòn.

Phụ lục

Phụ lục 1. Số lượng, cơ cấu, trình độ Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức nhiệm kì 1995 - 2000

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY HIỆN NAY (Trang 107 -107 )

×