Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện

Một phần của tài liệu Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây hiện nay (Trang 25)

Hiệu quả là kết quả mong muốn, là cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới.

Đổi mới hệ thống chính trị chính là để làm sao cho hoạt động của nó đem lại hiệu quả cao nhất, việc đem lại hiệu quả ở đây chính là mục tiêu của đổi mới.

Trong suốt quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn xác định vai trò quan trọng của hệ thống chính trị trong đó có hệ thống chính trị cấp huyện đối với việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, xét đến cùng hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chính là tạo ra sự ổn định và tăng trưởng trong kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững, tất cả đều để đạt mục đích là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong những năm qua, hệ thống chính trị cấp huyện đã thực hiện quá trình đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Cụ thể:

a. Hoạt động của Đảng bộ huyện

Trong nhưng năm qua, về cơ bản các Đảng bộ huyện đã thể hiện được vai trò hạt nhân chính trị, vai trò lãnh đạo toàn diện các hoạt động ở địa phương. Nhiều Đảng bộ đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ: lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ; lãnh đạo công tác tư tưởng; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; xây dựng Đảng bộ vững mạnh. Đặc biệt là năng động trong việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào địa phương mình; chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động, phát triển. Do vậy đã động viên được các tầng lớp nhân dân lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, tăng

thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống, đảm bảo Quốc phòng - An ninh, trật tự an toàn xã hội, phát huy dân chủ.

Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, các Đảng bộ huyện còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị như: việc thực hiện chức năng hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị, hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; lúng túng trong việc vận dụng những chính sách mới của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương.

Trong công tác cán bộ có nhiều chuyển biến như về quản lý, đào tạo và sử dụng. Nhiều Đảng bộ đã tập trung sắp xếp, điều chỉnh, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có; chủ động bổ sung cán bộ có nhiều triển vọng để bồi dưỡng, thử thách, tạo nguồn các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương. Nhiều Đảng bộ cấp trên đã tăng cường cán bộ về huyện, giữ các chức vụ chủ chốt. Mặt khác, các Đảng bộ huyện cũng dần thay thế những cán bộ hạn chế về trình độ, năng lực không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; yếu kém về quan điểm lập trường, phẩm chất đạo đức; tín nhiệm trong Đảng và nhân dân kém.

Phương thức hoạt động đã bước đầu được đổi mới. Qua cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, phương thức lãnh đạo của các Đảng bộ đã có những thay đổi nhất định, hầu hết các Đảng bộ đã xây dựng được quy chế làm việc và hoạt động theo quy chế. Đảng bộ huyện hoạt động theo phương thức: chủ động đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của địa phương phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nắm chắc công tác tổ chức cán bộ, giới thiệu người để Hội đồng nhân dân bầu vào các chức vụ lãnh đạo chính quyền, để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể bầu vào các cương vị lãnh đạo đoàn thể; kiểm tra các cá nhân và tổ chức thực hiện nghị quyết trên nguyên tắc: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định Huyện ủy đã đề ra chương trình công tác tập trung vào các nhiệm vụ: quán triệt nghị quyết, chỉ thị của

Trung ương, của tỉnh và của Đại hội Đảng bộ huyện; thảo luận và quyết định những đề án, chuyên đề về kinh tế - xã hội, văn hóa, Quốc phòng, An ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận và các nhiệm vụ được cấp trên giao; thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách địa phương hàng năm do thường trực ủy ban nhân dân trình bày; thông qua báo cáo và ra Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện; xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra của cấp ủy, chỉ đạo ban kiểm tra các Đảng bộ cơ sở, các chi bộ và đảng viên chấp hành điều lệ Đảng; đề xuất với Tỉnh ủy các vấn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh và Trung ương.

Nhiệm vụ của Ban thường vụ cũng được cụ thể hóa: Tổ chức thực hiện các Nghị quyết và kế hoạch công tác của Huyện ủy, các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và cấp trên đã được cụ thể hóa; lãnh đạo, chỉ đạo sự phối hợp hoạt động hoạt động giữa các tổ chức (Đảng, chính quyền, tổ chức đơn vị kinh tế, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang, công an…) về các mặt công tác trên địa bàn; kiểm tra việc thi hành Nghị quyết của Đại hội và cấp ủy theo sự phân công; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện những công tác quan trọng; báo cáo tình hình các mặt của Đảng bộ huyện với tỉnh ủy theo quy định; quyết định việc bố trí cán bộ huyện, cơ sở và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ.

Tuy vậy, trước yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới hiện nay, các Đảng bộ trong hoạt động vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế:

Một là, cấp ủy Đảng còn làm thay một số nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể, nội dung Nghị quyết của Đảng bộ, Huyện ủy còn đi vào những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, mang tính chất quản lý, điều hành hơn là tổ chức định hướng, chủ trương. Do vậy, Đảng chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm và tính chủ động của bộ máy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Hai là, ở nhiều địa phương Đảng bộ chưa thực sự quan tâm thường xuyên, cụ thể, sâu sát đến công tác rèn luyện, giáo dục, bồi dưỡng và kiểm tra cán bộ Đảng viên, chưa ngăn chặn kịp thời, có kết quả những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, tiêu cực, vô trách nhiệm của cán bộ. Do vậy đã làm nảy sinh tình trạng mất đoàn kết và những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ làm giảm lòng tin của nhân dân, làm suy yếu hệ thống chính trị ở huyện. Công tác kiểm tra của Đảng chưa được phát huy mạnh mẽ, còn nhiều khuyết điểm trong bộ máy Đảng - chính quyền - đoàn thể chậm được phát hiện và giải quyết.

Ba là, chức năng hạt nhân chính trị lãnh đạo trực tiếp toàn diện của các Đảng bộ huyện đối với mọi hoạt động ở địa phương còn nhiều yếu kém, bất cập trước những biến đổi của đời sống kinh tế , văn hóa, xã hội.

Bốn là, trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, các cấp ủy, tổ chức Đảng còn nhiều yếu kém, nhất là trong việc tuyên truyền, phổ biến chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhiều cấp ủy, Đảng bộ huyện còn lúng túng trong việc vận dụng chính sách mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực tiễn địa phương, đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo còn chậm, hiệu quả thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn và còn diễn biến phức tạp.

Năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội ở nhiều nơi còn yếu, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong phát triển kinh tế - xã hội nhiều Đảng bộ chưa thật sự chú trọng đến đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương mình mà chỉ bàn về tổ chức thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên.

Năm là, hoạt động của các Đảng bộ còn nhiều yếu kém, nội dung sinh hoạt chưa được cải tiến, chất lượng thấp; nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình bị coi nhẹ; công tác quản lý đảng viên thiếu chặt chẽ, tình

trạng đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, ngại học tập, nghiên cứu chủ trương, đường lối chính sách còn phổ biến.

Sáu là, phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng, cấp ủy ở huyện chậm được đổi mới, hiệu quả chưa cao; Nghị quyết của cấp ủy và của Hội đồng nhân dân còn trùng lặp, chất lượng thấp. Nhiều cấp ủy không làm làm việc theo quy chế, chạy theo những công việc cụ thể hoặc can thiệp sâu vào công việc quản lý, điều hành của chính quyền. Do phương thức lãnh đạo của các cấp ủy chậm được đổi mới, nhiều cán bộ còn lúng túng dẫn tới hiện tượng lấn sân, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo.

Tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của các hệ thống chính trị cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, đòi hỏi cần phải đổi mới hơn nữa hoạt động của mình nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cấp huyện nói riêng.

b. Hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện với việc phát huy dân chủ

Sau hai mươi năm đổi mới, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị - xã hội, để tạo được cơ sở vững chắc cho sự ổn định của hệ thống chính trị và sự đồng thuận về tư tưởng và hành động cách mạng trong quần chúng nhân dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn là sự phản ánh năng lực và hiệu quả trong việc thực hiện chức năng tổ chức - quản lý của bộ máy chính quyền Nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong đó phải kể đến việc phát huy dân chủ. Việc thực hiện quy chế dân chủ theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đã phát huy tính tích cực sáng tạo và tinh thần trách nhiệm công dân trong công tác tổ chức, quản lý và triển khai thực hiện các mục tiêu về kinh tế - chính trị - xã hội.

Đối với hệ thống chính trị cấp huyện, quán triệt quan điểm của Đại hội IX và X trong việc phát huy dân chủ, hệ thống chính trị của các huyện đã triển khai hoạt động của mình để phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân, cụ thể:

- Không ngừng nâng cao chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân để cơ quan này đúng là cơ quan dân cử, xứng đáng với sự ủy thác của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước vì lợi ích của nhân dân.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” những vấn đề quan trọng có liên quan trực tiếp đến lợi ích chính đáng, thiết thân của nhân dân. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức, áp đặt ý muốn chủ quan của người quản lý, bắt nhân dân phải thực hiện.

- Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

- Xác định rõ trách nhiệm của cấp mình trong việc giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ để làm trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị - xã hội, làm tổn hại quyền làm chủ của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở nhiều địa phương do thiếu sự quan tâm, kiểm tra, giám sát của cấp trên nên việc thực hiện quy chế dân chủ còn chưa nghiêm túc, chưa toàn diện, thậm chí vẫn còn tình trạng vi phạm dân chủ nghiêm trọng, vi phạm quyền làm chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực tế ở nhiều nơi công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của dân còn nhiều bất cập, tồn đọng; giải quyết không theo pháp luật, không dứt điểm làm mất lòng tin của nhân dân. Nhiều cán bộ lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng, ức hiếp, trù dập nhân dân. Nhiều địa phương phát động thành phong trào rầm rộ lúc ban đầu nhưng lại không có biện pháp duy trì, phát triển. Chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của dân chủ cơ sở, chỉ đơn thuần thấy đó là phương tiện mà chưa thấy đó là động lực, đồng thời là mục tiêu của chế độ ta.

Có những hạn chế trên là do hoạt động của bộ máy chính quyền còn nhiều yếu kém, khuyết điểm, do vậy hệ thống chính trị cấp huyện đứng trước yêu cầu phải tiếp tục đổi mới để mở rộng và phát huy hơn nữa dân chủ của nhân dân. Cụ thể:

- Hội đồng nhân dân phải sử dụng hết và đúng quyền lực của mình, phải thể hiện rõ được vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cũng như vai trò đại diện thực sự cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

- Khắc phục tình trạng hoạt động còn mang nặng về hình thức, nhiều vấn đề như: chống tham nhũng, giải quyết việc làm cho người lao động, tệ nạn xã hội, quản lí đất đai cần được Hội đồng nhân dân quan tâm và có biện pháp giải quyết thỏa đáng, phát huy được vai trò quyết định của mình trong những vấn đề quan trọng của địa phương.

- Việc tổ chức, kiểm tra, giám sát các hoạt động của ủy ban nhân dân theo định kỳ cần được thực hiện đầy đủ để đem lại hiệu quả.

- Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân cần phát huy tính tích cực, chủ động cao; tính đại biểu cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi của dân ở nhiều đại biểu phải được biểu hiện rõ. Các đại biểu chưa thật sự coi trọng việc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri trước và sau cuộc họp để nắm bắt yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và phổ biến, truyền đạt cho nhân dân biết những chủ trương, biện pháp đã được quyết định, thông qua của địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chống tệ nạn xã hội, chống tham nhũng, quản lí đất đai, giải quyết việc làm cho người lao động.

- Phân cấp cần phải rõ ràng, khắc phục tình trạng nhiều địa phương, ủy ban nhân dân có xu hướng đẩy việc cho cơ sở, thậm chí cả những việc không thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ sở.

c. Hệ thống chính trị cấp huyện với việc phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây hiện nay (Trang 25)