Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cấp huyện ở Hoài Đức nói riêng phụ thuộc trực tiếp vào phẩm chất, năng lực của
đội ngũ cán bộ. Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng, có ý thức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân.
Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ xuất thân từ công nhân, chuyên gia trên các lĩnh vực.
Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, đảm bảo thật sự dân chủ, khoa học, công minh. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, mở rộng quyền đề cử và tự ứng cử, giới thiệu nhiều phương án nhân sự để lựa chọn.
Có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài, thay thế kịp thời những người kém năng lực và kém phẩm chất, có khuyết điểm nghiêm trọng. Khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, không công tâm, nể nang tùy tiện trong công tác cán bộ.
Với những yêu cầu đó, trong công tác tổ chức cán bộ ở Hoài Đức cần phải thực hiện một số giải pháp để nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ này nhằm góp phần quan trọng vào việc đôi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị của huyện.
Một là, không ngừng tăng cường công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ theo tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh: trung thực, thẳng thắn, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu, vì dân, gần dân, sát dân, hiểu dân; trong sinh hoạt cùng dân phải bình dị, hòa đồng với quần chúng, biết tôn trọng lắng nghe ý kiến phản ánh của dân, biết giữ gìn phẩm chất, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng để xứng đáng với sự tin cậy và giúp đỡ của nhân dân. Nói
cách khác, tiêu chuẩn của người cán bộ không phải từ ý muốn chủ quan của bản thân mà phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng.
Để nâng cao phẩm chất đạo đức, điều quan trọng là làm tốt cuộc vận động chỉnh đối Đảng, tăng cường công tác quản lý và kiểm tra Đảng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình trước nhân dân.
Hai là, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, phải coi học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên. Đặc biệt chú trọng tới nâng cao trình độ chuyên môn để đội ngũ cán bộ này có khả năng phục phụ nhân dân tốt nhất.
Về trình độ chính trị, đội ngũ cán bộ nên được đào tạo trung cấp chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ là những người có phẩm chất chính trị tốt, có lý tưởng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, luôn phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, chăm lo tới nhu cầu chính đáng của nhân dân.
Ba là, trong xây dựng đội ngũ cán bộ nên chú trọng tới việc đào tạo cán bộ nữ, đồng thời phải có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với tri thức, thanh niên sinh viên về cơ sở để sử dụng tối đa tri thức của họ cho công việc và qua đó rèn luyện họ. Thực hiện luân chuyển cán bộ về cơ sở để họ có thể gắn với thực tiễn cơ sở, gần dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của dân mà từ đó đề ra được những chủ trương, chính sách phù hợp sát với từng địa bàn cụ thể nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Bốn là, xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ và trên cơ sở đó thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ. Yêu cầu của đổi mới công tác cán bộ phải xác định được tiêu chuẩn cán bộ là quan trọng nhất để bố trí, sắp xếp, tuyển chọn và đề bạt cán bộ. Cũng cần phải thấy cơ cấu là cần thiết nhưng không phải vì thế mà bỏ qua tiêu chuẩn của người cán bộ, cơ cấu chỉ nên dùng để tham khảo, cân nhắc
khi lựa chọn. Vì nếu chỉ chú ý đến cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn cán bộ thì sẽ mất hết ý nghĩa tích cực của nó.
Cùng với việc định ra tiêu chuẩn cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ cũng phải được chú trọng. Quy hoạch cán bộ phải theo hướng trẻ hóa, tri thức hóa, chú trọng đến phẩm chất chính trị, uy tín và năng lực trí tuệ, năng lực tổ chức thực tiễn coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc. Khi lựa chọn từng chức danh đưa vào quy hoạch cần căn cứ vào tiêu chuẩn của chức danh ấy. Làm tốt công tác này sẽ chủ động được nguồn cán bộ để định ra kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cán bộ một cách cơ bản, chính quy, kể cả ở các trường lớp và trong hoạt động thực tiễn. Tuy vậy, việc quy hoạch cán bộ chỉ đạt hiệu quả cao khi nó được đặt trong khuôn khổ của cách làm dân chủ công khai .
Năm là, cần có chính sách đãi ngộ đúng, phù hợp với trình độ và năng lực của cán bộ. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và tâm huyết với sự nghiệp của Đảng, của dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, bảo đảm tốt việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương.