Tài chính công cho giáo dục

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức thương mại thế giới liên quan đến giáo dục đại học cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 56)

4. TÀI CHÍNH CÓ NG VÀ MỤC TIÊU QUỐC GIA

4.1. Tài chính công cho giáo dục

Vì giáo due và đào tạo được coi là chính sách ưu tiên quốc gia nên Chính phủ Việt Nam đã dành phần ngân sách quan trọng cho giáo dục, ngay cả trong thòi kỳ chiến tranh (5% đến 9%). Trong những năm gần đây, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục trong ngân sách hàng năm đã tăng đáng kể, gần gấp đôi trong giai đoạn 1990-2000 (tới 15%) và sẽ tăng đến 20% vào năm 2010. Điều đó đã chứng tỏ những nỏ lực phi thường của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.

So với các nước phát triển, đầu tư cho giáo dục của Việt Nam còn rất khiêm tốn nhưng so với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có cùng trình độ phát triển thì cũng được coi là khá cao.

Nhà nước đã có nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển giáo dục ở các vùng kinh tế-xã hội khó khăn, có những chính sách ưu tiên các dân tộc ít người, trẻ em thiệt thòi và trẻ khuyết tậ t... đổng thời có cả những chính sách khuyến khích tài nãng trẻ. Đó là những mục tiêu mà tài chính công hướng tới đồng thời cũng là ý nghĩa dịch vụ công của giáo dục ở Việt Nam. Tuy nhiên, các chương trình quốc gia liên quan đến giáo dục như các chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đã rất tốn kém và chiếm tỷ lệ rất lớn trong đầu tư của Nhà nước cho giáo dục. Mặt khác, khoảng cách giữa các vùng miển, các nhóm xã hội ngày càng lớn thì chỉ có Nhà nước mới có khả năng điều tiết đối với những chênh lệch kinh tế-xã hội, do đó đầu tư trở nên dàn trải và đương nhiên không đủ cho rất cả các lĩnh vực.

Trong giáo dục đại học, tài trợ của Nhà nước cho các trường đại học chỉ chiếm khoảng 40-50% tổng chi phí. Theo một nghiên cứu chung giữa Chính phủ Việt Nam và nhóm các nhà tài trợ thì “phân bổ tài chính cho dạy nghề và đào tạo đại học đã tăng đáng kể: năm ỉ 993, tài chính công chiếm 71% chi tiêu, học phí chiếm 9% và chi tiêu trực tiếp của các gia đình chiếm 20%; năm ỉ 998, tài chính

công c h ỉ cliỉêm 4 0 % và chi p h í d o CŨC gio đinh chỉ tỉ ũ chiỂìn 3 0 % to/ig clĩi tisii.

Rõ ràng là chi tiêu cho giáo dục đại học luôn ở mức thấp hơn nhu cầu phát triển ngay cả khi Nhà nước giữ vị trí độc tôn trong lĩnh vực này. Một mặt, việc thiếu đầu tư của Nhà nước đã tạo ra sức ép đối với hệ thống giáo dục phải mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Mạt khác, nhu cầu ngày càng tăng đối với giáo dục đai

học đã tạo ra m ột thị trường lợi nhuận tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch vụ nhất là những tập đoàn đa quốc gia. Hai yếu tố này đương nhiên sẽ dẫn đến những vấn đề cốt yếu đối với hoạch định chính sách giáo dục quốc gia. Sự lựa chọn không chỉ phụ thuộc vào Chính phủ mà còn có cả sức ép bên trong lẫn bên ngoài. Đó sẽ là những thách thức rất lớn đối với hệ thống luật pháp quốc gia nhằm bảo vệ những quyền lợi của quốc gia.

Là một phần trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã được thông qua tại Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001, chiến lược phát triển giáo dục cho giai đoạn 2001-2010 đã nhấn mạnh mục tiêu “nâng cao hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam”, cụ thể hơn đối với giáo dục đại học “cải thiện chất lượng đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp” . Điều đó cho thấy trọng tâm được đạt vào tầm quan trọng của chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.

Trong khuôn khổ của GATS, chất lượng dịch vụ được cung cấp trong đó có dịch vụ giáo dục trở thành thách thức lớn.

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức thương mại thế giới liên quan đến giáo dục đại học cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)