Lịch sử của Việt Nam gắn liền với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc trong suốt hơn một nghìn năm. Chính quyền đồ hộ đã rất cố gắng để chiếm Việt Nam và biến mảnh đất này thành một phần của Trung Quốc. Khi những đội quân đầu tiên đến cũng là lúc diễn quá trình “đồng hoá” với cùng một cách thức tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị. Mặc dù các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã đẩy quân xám lược ra khỏi biên giới nhưng những ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa vẫn còn tồn tại rất rõ ràng trong xã hội Việt Nam. Hệ thống giáo dục Việt Nam cũng khồng tránh khỏi những ảnh hưởng này đặc biệt là những tư tưởng nho giáo luôn được coi là nền tảng của tổ chức xã hội.
Tiếp theo sau sự thống trị của Trung Quốc, Việt Nam còn phải chịu ách đổ hộ của thực dân Pháp trong gần một trăm năm. Các ảnh hưởng của Pháp tuy không rõ rệt nhưng cũng để lại những vết tích trong vãn hoá, xã hội cũng như trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
1.1. Lịch sử hệ thống
Hệ thống giáo dục Việt Nam cho đến năm 1945 đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của ách đô hộ Trung Hoa và Pháp trong một thời gian dài. Một mặt, tư tưởng nho giáo đã thâm nhập khá sâu vào giáo dục với sự đề cao tri thức và vai trò của giáo dục đối với uy tín của mỗi cá nhân. Chính trình độ học vấn quyết định vị trí xã hội của mỗi người. Nhưng mật khác, chính sách của chính quyền đồ hộ Trung Hoa và Pháp vào thời đó đã hạn chế rất nhiều sự phát triển của giáo dục cả về số lượng lẫn chất lượng. Có rất ít các trường tiểu học và trung học, chi có duy nhất một trường
đại học được thành lập nãm 1076 tại Hà Nội (được gọi là Quốc tử giám, phía sau Văn miếu) để đào tạo quan lại cho triều đình phong kiến. Nhìn chung, trẻ em chỉ đi học được ở trường làng
1.2. Quá trình ph át triển
Sau khi giành được độc lập năm 1945, chính phủ cách mạng phải đối diện với vô số khó khăn để có thể kiểm soát được một đất nước có tới 90% dân sô mù chữ. Vào thời điểm đó, hai ưu tiên được đặt lên hàng đầu: đấu tranh chống giặc đói và giặc dốt. Hiến pháp năm 1946 được ban hành ngay sau khi độc lập đã nhấn mạnh: “giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí” (Điều 15, khoản 1). Trong 10 năm, đã có 10 triệu người Việt Nam biết chữ nhưng kết quả đạt được ở miền Bắc ấn tượng hơn so với miền Nam. Phải đến năm 1975, hệ thống giáo dục mới được thống nhất trên toàn quốc và bắt đầu các cải cách hộ thống sau Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản nãm 1986. Hệ thống đào tạo tinh hoa dưới chế độ phong kiến và thực dân đã nhanh chóng chuyển sang đào tạo đại chúng. Những kết quả đạt được của giáo dục Việt Nam từ sau năm 1945 đã được các tổ chức quốc tế công nhận. Trong bản báo cáo “Trợ giúp tài chính cho giáo đục Việt Nam” (tháng 10/1996), Ngân hàng T hế giới đã viết: “Việt Nam đã đạt được những kết quả thật sự ấn tượng trong lĩnh vực giáo dục, ngay cả so với các nước có mức sống cao hơn”-.
Nhìn chung, quá trình phát triển của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện đại có thể được chia làm 4 thời kỳ:
(i) 1946-1975. đây là thời kỳ năng động nhất trong lịch sử phát triển với tinh thần cách mạng và nhiệt tình của cả giáo viên lẫn sinh viên quyết tâm học tập để ủng hộ cuộc đấu tranh của dân tộc. Mặc dù thiếu thốn về cơ sở vật chất và nhiều khó khăn do chiến tranh gây ra, giáo dục đại học đã đạt được những kết quả huy hoàng.