HỆ THỐNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức thương mại thế giới liên quan đến giáo dục đại học cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 43)

Điều 1 của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ đã nhấn mạnh đến “các biện pháp có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ”. Điều đó có nghĩa là GATS bao hàm toàn bộ các hệ thống pháp luật, quy định pháp lý, các quyết định hành chính ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương. Một trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại quốc tế chính là sự thích ứng của hệ thống luật quốc gia trong hoàn cảnh mới. Dựa trên hệ thống luật xã hội chủ nghĩa từ nhiều năm qua nên các bộ luật hiện hành của Việt Nam không thể theo kịp với sự thay đổi của môi trường quốc tế. Với chính sách đổi mới khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần, hệ thống luật đang ngày càng được sửa đổi và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của thòi kỳ đổi mới.

Với chương trình cải cách hành chính quốc gia, Chính phủ đã đề ra chính sách chuyển giao dịch vụ công mà từ lâu đã được coi là độc quyền của Nhà nước.

1.1. Chuyên giao dịch vụ công

Từ những năm 60 cho đến những năm 80, Việt Nam đã áp dụng phương thức quản lý tập trung của Liên Xô cũ. Nhà nước trợ cấp gần như toàn bộ các dịch vụ công và chính điều đó đã gây ra những nghịch lý không thể phủ nhận được như:

- Các khoản trợ cấp cho dịch vụ công trở nên quá lớn so với ngân sách còn rất hạn chế của Chính phủ;

- Khối lượng dịch vụ công do Nhà nước cung cấp đã vượt quá xa nâng lực hành chính của các cơ quan nhà nước. Hệ quả tất yếu là chất lượng dịch vụ cổng rất hạn chế và tình trạng độc quyền đã làm tăng tính quan liêu trong các cơ quan quản lý nhà nước;

Dân sô tăng nhanh thách thức năng lưc cung cấp dịch vu công của Nhà nước.

Rõ ràng là các dịch vụ công ở Việt Nam, cũng như ở hầu hết các nước đang phát triển khác, không thể đáp ứng được các nhu cầu của xã hội và sự phát triển kinh tế. Với chính sách đổi mới và thực hiện cải cách hành chính, Nhà nước đã quyết định chuyển giao một số các dịch vụ công trong đó có y tế, giáo dục, vãn hoá, thể thao theo cơ chế thị trường. Bất đầu từ năm 1997, chính sách “xã hội hoá” đã được khởi động nhằm huy động các nguồn lực tài chính khác nhau của tất cả các khu vực kinh tế cũng như sự đóng góp của các đối tượng sử dụng dịch vụ. Chính sách này được thực hiện theo hai văn bản pháp lý:

- Nghị quyết 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và đề xuất về xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục và vãn hoá;

- Nghị định 73/1999/ND-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động: y tế, giáo dục, vãn hoá và thể thao.

Việc chuyển giao dịch vụ cổng dựa trên các nguyên tắc sau: “Các dịch vụ mà khu vực tư nhân không muốn tham gia trong khi x ã hội có nhu cầu thì Nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp; các dịch vụ công mà khu vực tư nhân muốn tham gia vì có lợi thì N hà nước phải khuyến khích họ cung cấp dịch vụ cho x ã hội". Lúc đó, Nhà nước chỉ điều hành, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng, sự ổn định, tính công bằng và liên tục của các dịch vụ công.

Trong m ột nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như ở Việt Nam với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân thì quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến việc chuyển giao các dịch vụ công nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Đó cũng chính là mục tiêu của GATS nhầm táng cường tự do hoá các dịch vụ và tăng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, các lĩnh vực phi hàng hoá như giáo đục hay y tế lại vô cùng nhậy cảm và có ảnh hưởng đến toàn xã hội. GATS hướng đến tự do hoá, phá bỏ các luật lệ và tư nhân hoá tất cả các dịch vụ có thể sẽ gây ra tai hoạ cho một đất nước mà năng lực quản lý, giám sát rất yếu

như Việt Nam. Việc áp dụng chính sách chuyển giao các dịch vụ công sẽ dẫn đến việc tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc huy động các nguồn tài chính và nhân lực nhằm tối đa hoá hiệu quả của các dịch vụ công. Quá trình này không đồng nghĩa với việc tư nhân hoá các dịch vụ như trong lĩnh vực kinh tế. Chính sách này được đưa vào cuộc sống dưới tên gọi “chính sách xã hội hoa".

1.2. Chính sách x ã hội hoá giáo dục

Quá trình chuyển giao các dịch vụ công trong đó có giáo dục được xem như là nội dung chính của chính sách xã hội hoá. Chính sách này được áp dụng dưới hai dạng bổ sung VỚI việc đa dạng hoá các phương thức quản lý dịch vụ (đơn vị công, bán công, dân lập hoặc tư nhân) và đa dạng hoá các nguồn tài chính của các đơn vị công (học phí, hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp, dự án nghiên cứu-phát triển, tự chủ quản lý).

Chính sách xã hội hoá giáo dục đã nhanh chóng đưa đến những kết quả quan trọng vì các số liệu đã cho thấy 25% tổng ngân sách dành cho giáo dục trong năm 2000 đến từ các nguồn huy động từ tư nhân. Trong năm này, đã có 17 trường đại học ngoài công lập với 80.000 sinh viên chiếm 15% tổng số sinh viên so với 9 trường đại học loại hình này với dưới 4,5% tổng số sinh viên của năm 1996. Chiến lược quốc gia giáo dục trong 10 năm đã dự báo gần 1/3 sinh viên đại học sẽ đãng ký vào các trường đại học tư vào năm 2010.

Các kết quả mong đợi từ chính sách này liên quan chặt chẽ đến thực hiện cạnh tranh giữa các trường đại học, việc tham gia của người sử dụng dịch vụ và giảm bớt gánh nặng tài chính của Nhà nước. Điều đó đặt ra những thách thức không nhỏ cho Nhà nước khi phải xác định lại phương thức can thiệp, từ việc trợ cấp đến tạo cơ sở pháp lý/kiểm định chất lượng và thực hiện các biện pháp kèm theo để tránh làm tăng bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ. Thách thức này sẽ trở nên khó khăn hơn khi áp dụng điều luật Đãi ngộ Quốc gia trong khuôn khổ của GATS theo đó: " mỗi thành viên dành cho các dinh vụ và nhà cung cáp dịch vụ của tất cả các thành viên khác về các biện pháp liên quan đến cung cáp dịch vụ, sự đãi ngỏ

không kem thuận lợi hơn những gì dành cho các dich vụ tươỉìg tư và các nhà cung cấp các dịch vụ tương tự của nước mình ” (Điều XVII 1)

Cho đến thời điêm hiện nay, chính sách xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam được lý giải do sự thay đổi cơ cấu quản lý đồng nghĩa với việc khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào dịch vụ giáo dục. Vì GATS tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh thực sự giữa các nhà cung cấp dịch vụ không phân biệt quốc gia hay quốc tê, như vậy sẽ rất khó khăn để xác định một phương thức quản lý phù hợp nhằm bảo vệ các lợi ích chung và lợi nhuận của các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, các quy định pháp lý sẽ không nhằm vào việc khuyến khích sự tham gia của các chủ thể kinh tế khác nhau mà hướng tới một cơ chế đồng quản lý dưới sự giám sát của N hà nước dựa trên quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và minh bạch của các đơn vị.

1.3. Đa dạng hoá các loại hình trường đại học

Luật Giáo dục được thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1998 trong đó cụ thể hoá việc công nhận sự tổn tại và phát triển của các loại hình đơn vị giáo dục khác nhau (Điều XIII):

- Trường bán công: do Nhà nước thành lập dựa trên các nguồn tài chính của các tổ chức và cá nhân của mọi lĩnh vực kinh tế. Các trường này thuộc sở hữu của Nhà nước, chịu sự quản ]ý của các cơ quan nhà nước nhưng chi phí cho các hoạt động lấy từ nguồn học phí do sinh viên đóng góp.

- Trường dân lập: do các tổ chức kinh tế, hội nghề nghiệp thành lập với các nguồn đầu tư ngoài ngân sách. Các trường này là chủ sở hữu và điểu hành theo các nguyên tắc tự tài trợ.

- Trường tư: do một hoặc một nhóm cá nhân thành lập. Cá nhân là chủ sở hữu và điều hành (theo Quyết định 240/TTg-1993 về việc thành lập các đại học tư nhân).

Ngoài các trường đại học cấp địa phương và cấp quốc gia, sự xuất hiện của các đại học nước ngoài đã được cấp phép theo Nghị định 06/2000/ND-CP. Thực ra, việc cho phép này cũng nhằm giảm bớt áp lực của nhu cầu giáo dục đại học chất lượng

cao mà các cơ sở trong nước không thể đáp ứng được, đồng thời tãng đầu tư nước ngoài cho giáo dục đại học. Dường như nghị định này không có bất kỳ liên quan nào với các quy định của GATS luôn hướng tới mở cửa thị trường giáo dục đại học. Trong khi cho phép việc thành lập các trường đại học nước ngoài theo các thủ tục hành chính và pháp lý thì không có bất cứ quy định nào xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Nhu cầu thành lập các đại học nước ngoài phụ thuộc vào nhiều điều kiện m à quan trọng hơn cả là nhiệt tình của Chính phủ. Việc cấp phép thuộc quyển của Nhà nước. Tuy nhiên, các quy định của GATS không phủ nhận vai trò của Nhà nước trong việc cấp phép nhưng Nhà nước cũng không được tự do áp đặt các điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Điều đó có thể bị coi là rào cản cho tự do thương mại.

1.4. Những thách thức mới cho hệ thông pháp lý

Hiện nay, hệ thống pháp lý của Việt Nam đang phải chịu một sức ép rất lớn phải cải tổ để chuẩn bị cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại T hế giới. Việc mở cửa thị trường hàng hoá trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đặt các quy định pháp lý của Việt Nam trước những thách thức không nhỏ và điều đó còn nặng nền hơn với những yêu cầu của các thành viên WTO.

Một trong những nghĩa vụ của GATS áp dụng cho tất cả các thành viên WTO là sự minh bạch: “Mỗ/ thành viên phải công bỏ' trong thời gian sớm nhất và, trừ trường hợp khẩn cấp, muộn nhất vào thời điểm có hiệu lực, tất cá mọi biện pháp áp dụng chung liên quan hoặc có ảnh hưởng đến sự vận hành của Hiệp định này” (Điều III. 1). ở đây, lý luận nhấn mạnh đến việc cần thiết phải công bố toàn bộ các luật, quy định, văn bản hành chính và các hiệp ước quốc tế có liên quan đến thương mại dịch vụ và thành lập các “trung tâm thông tin” để phục vụ cho tất cả các đối tác. Các nước đang phát triển có thể tranh thủ điều khoản này để có các thông tin chi tiết và hỏ trợ kỹ thuật của các nước phát triển.

Đối với Việt Nam, hoàn toàn không đơn giản để hình thành nên các “Trung tâm thông tin” do sự yếu kém nãng lực của hệ thống pháp lý, sự phức tạp và cả sự thiếu

gắn kết giữa các luật và các văn bản dưới luật. Việc đáp ứng các yêu cầu của GATS không chỉ phụ thuộc vào sự ủng hộ của Chính phủ m à còn cả sự cải tổ triệt để nội bộ hệ thống luật pháp. Nhiệm vụ sẽ vô cùng nặng nề khi phải phân tích và viết lại toàn bộ các quy định pháp lý áp dụng cho các hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng nguyên tấc Đãi ngộ quốc gia và các nghĩa vụ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, chính sách xã hội hoá mới chỉ được bắt đầu thực hiện từ vài năm nay cho phép sự xuất hiện của những chủ thể mới. Hệ thống đa thành phần cả công lẫn tư đã gây ra rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý. Người ta nhận ra rằng các nghị định và văn bản pháp lý đơn thuần không đủ để điều tiết các hoạt động của hệ thống giáo dục. Việt tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ càng làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Hệ thống luật pháp sẽ phải đối diện với hàng loạt những thách thức to lớn trong đó có sự hài hoà giữa lợi ích chung và quyền lợi của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức thương mại thế giới liên quan đến giáo dục đại học cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 43)