2. Đầu tư nhờ mở cửa thị trường dịch vụ
2.3. Sự đồng bộ giữa Luật Giáo dục, các luật và văn bản pháp quy khác
Luật Giáo dục bao gồm 9 chương và 110 điều được chính thức thông qua tháng 12 năm 1998 và có hiệu lực kể từ tháng 6 năm 1999. Luật này quy định mục tiêu, tổ chức, nội dung và phương pháp giảng dậy, vai trò của giáo viên và học sinh, các nhà đầu tư và quan hệ quốc tế, ngoài ra cũng có cả các quy định về nghiên cứu khoa học.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, trước việc phân chia tầng lớp xã hội gây ra khoảng cách giầu nghèo, điều kiện sống và học tập cũng như khoảng cách nông thôn thành th ị... Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá 9 đã thông qua Luật Giáo dục nhằm đảm bảo một nền giáo dục cho tất cả mọi người, quyển được học và phát triển tài năng của mọi tầng lớp xã hội. Luật Giáo dục tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho việc phát triển một nén giáo dục quốc gia và toàn dân.
Để luật Giáo dục đi vào cuộc sống và thực thi hiệu quả, cần thiết khảo sát các luật khác có liên quan. Một khi các điều khoản của GATS có hiệu lực, số lượng các chủ thể và các hoạt động trao đổi dịch vụ quốc tế tãng nhanh đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý mà theo đó các chủ thể có thể hoạt động được. Trong khuôn khổ các quy định của GATS, Luật Giáo dục phải tìm thấy sự gắn kết với Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động.
Vụ việc V INAJUCO được xem như một ví dụ điển hình cho sự thiếu gắn kết giữa các Luật và văn bản pháp quy trong đó có Luật Giáo dục.
VINAJUCO là tên giao dịch thương mại của một công ty trách nhiệm hữu hạn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý được thành lập năm 1995. Vào năm 2002, công ty này đã được Sở K ế hoạch và Đầu tư thuộc Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội cấp phép bổ sung một dịch vụ mới vào các hoạt động của công ty này: đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học, bổi dưỡng ngắn hạn.
Nhận được giấy phép trên, VINAJUCO đã ký hợp đồng với một cơ sở Ukraina (Trường Đại học Sumy) để đào tạo sinh viên Việt Nam tại Việt Nam và Ukraina. Theo hợp đổng này, Trường Đại học Sumy chịu trách nhiệm về nội dung đào tạo, đội ngũ giáo viên cũng như cấp bằng. Về phần VINAJUCO, công ty này đã đầu tư rất nhiều cho hạ tầng và tổ chức hành chính cho cơ sở đào tạo này.
Khoá tuyển sinh đầu tiên, VINAJUCO đã tiếp nhận 800 sinh viên Việt Nam với học phí 600 ƯSD/1 n ăm /1 sinh viên. Mức học phí này hoàn toàn hợp lý cho các gia đình ở thành phố như Hà Nội và đã làm tăng nhanh chóng lượng đăng ký ghi danh.
Sau vài tuần khai trường, bắt đầu xuất hiện một sô' bài báo trên các nhật báo đặt vấn đề về sự tồn tại cũng như tư cách pháp nhân của cơ sở này. Phản ứng nhanh chóng của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phản đối giấy phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã vi phạm Luật Giáo dục (các quy định đã chỉ rõ quyền cấp phép cho việc thành lập các trường đại học trên đất Việt Nam thuộc về Thủ tướng Chính phủ). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Sở K ế hoạch và Đầu tư chấm dứt hiệu lực của giấy phép.
Ngay cả Bộ K ế hoạch và Đầu tư, với vai trò là cơ quan chủ quản nhà nước cao nhất trong lĩnh vực này, đã khẳng định giấy phép do Sở K ế hoạch và Đầu tư hoàn toàn phù hợp với Luật Doanh nghiệp, nhưng dưới sức ép của dư luận và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở K ế hoạch và Đầu tư đã tạm thời hoãn giấy phép và điều đó đương nhiên dẫn đến việc chấm dức tạm thời các hoạt động đào tạo của VINAJUCO.
Cuối cùng, một cuộc chiến pháp lý đã diễn ra giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở K ế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội mà không thật sự để ý đến quyền lợi của những người thụ hưởng (xã hội, đối tác và sinh viên). Thực tế, vụ việc này chính là kết quả từ sự thiếu gắn kết giữa các Luật (Luật Giáo dục, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp) và thiếu rõ ràng của các quy định. Nhưng tất cả trở nên phức tạp hợp do sự thiếu nhịp nhàng trong hoạt động của các cơ quan chức năng nhà nước cũng như nàng lực yếu về kiểm tra, giám sát và quản lý hành chính.