triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện đ ể phát huy nguồn lực con người - yếu tô cơ bản đ ể phát triển x ã hội, tăng trưởng kinh t ế nhanh và bền vững"6. Đây là cơ sở quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trong thời kỳ đổi mới, những thay đổi cơ cấu kinh tế đã tác động mạnh tới việc tổ chức lại hộ thống giáo dục cho thống nhất với các chương trình chiến lược cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu của bối cảnh mới.
2.1. Tác động của “Đ ổi m ới” đối với giáo dục đại học
Từ khủng hoảng kinh t ế tới chính sách đổi mới
Sau khi đã trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ để bảo vệ chủ quyền dân tộc, Việt Nam đã phải đối diện với muôn vàn khó khăn trong việc xây dựng lại đất nước. Một mặt, cơ sở hạ tầng hầu như đã bị phá huỷ bởi bom Mỹ. Hầu như tất cả các nhà máy và các trang trại nông nghiệp lớn phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng do thiếu vốn và công nghệ. Mặt khác, cấm vận kinh tế của Mỹ cũng đã ngăn cản mọi nguồn giúp đỡ tài chính và đầu tư của các nước phát triển vào Việt Nam.
Từ năm 1976, các nhà lãnh đạo của nước Việt Nam thống nhất đã đặt trọng tâm xây dựng một nền kinh tế nhà nước tập trung: công nghiệp nặng, hợp tác hoá nông nghiệp và chuyển sang các đại công trường nhằm lấy lại 30 năm chậm trễ do các cuộc chiến tranh huỷ diệt. Chính sách đầy tham vọng và thiếu kiên nhẫn này đã thất bại nặng nề.
Sau 10 năm thống nhất đất nước, Việt Nam phải trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn trong quá trình phát triển do sự vận hành thiếu hiệu quả của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dưới dạng hợp tác xã. Khủng hoảng kinh tế trong những năm 80 với tỷ lệ lạm phát phi mã, năng lực sản xuất giảm mạnh, sức m ua xuống