Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 dược ban hành theo Quyết định số 20112001 ỈQD-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 cùa T hù tướng C hính phù NXB T hông kẽ 4/

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức thương mại thế giới liên quan đến giáo dục đại học cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 35)

Mục tiêu tăng sô lượng sinh viên đại học đã được xác định rõ trong chiên lược phát triên giáo dục giai đoạn 2001-2010. Tuy nhiên, việc tiếp cận hệ thống mở này không đi đôi với việc đảm bảo cơ hội cho tất cả mọi người. Mặc dù định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường đặt trọng tâm vào công bằng xã hội có lợi cho những nhóm người và khu vực chịu thiệt thòi, thì khoảng cách trong giáo dục đại học đã được thừa nhận một cách rõ ràng.

Cách biệt địa lý đã tạo ra thách thức lớn đối với những cố gắng của Chính phủ. Các vùng miền núi hoặc biên giới khống có khả nãng thành lập các trường đại học. Việc tập trung các trường đại học tại các thành phố lớn đã vô hình chung tạo ra hố ngăn cách giữa các nhóm người, giữa các tỉnh, thành không kể đến xu hướng đổ xô ra thành phố và đào tạo đại học không phù hợp.

Kể từ nãm 1997, với chính sách xã hội hoá giáo dục nhằm giảm nhẹ gánh nặng tài chính bằng việc huy động sự đóng góp của các gia đình, Chính phủ đã cho phép các cơ sở đào tạo thu tiền học phí của sinh viên. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của chính sách này đã làm trầm trọng thêm sự khác biệt về giới, khu vực địa lý và các nhóm xã hội-nghề nghiệp: “Theo các sô'liệu điều tra về chi tiêu hộ giơ dinh năm ỉ 992/ỉ 993, không có một thanh niên nào xuất thán từ nhóm 20% dân s ố nghèo nhất có th ể theo học đại học. Cuộc điều tra này còn cho thấy nhóm 20% những người giầu nhất chiếm 50% s ố học sinh p h ổ thông và sinh viên đại học

M ối quan hệ: Quản lý tập trung/Phi tập trung hoá

Như đã được xác định rõ trong Hiến pháp năm 1992 và trong Luật Giáo dục ban hành năm 1998, N hà nước đảm bảo việc quản lý thống nhất toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia.

Kể từ cuối những năm 90, Chính phủ đã tìm kiếm một sự hài hoà giữa quản lý tập trung và phi tập trung hoá bằng việc giao nhiều quyền tự chủ hơn cho các trường đại học. Hai đại học quốc gia đầu tiên đã được giao quy chế đặc biệt theo

J.Hallak. G iáo dục và đào tao d ạ i học V iệt N am - C huyển đổi và thách thức đoi với P hái triển, ĐSQ Pháp tại Việt Nam 2002.

Nghị định 16/ND-CP theo đó hai đại học này được hưởng tự chủ rất lớn trong quản lý nhân sự, tài chính, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các đại học khu vực như Đại học Huế, Đ à Nẩng và Thái Nguyên không có được những thuận lợi như hai đại học quốc gia nhưng những thay đổi cũng đáng ghi nhận và có lợi cho sự phát triển của các đại học này. Tuy nhiên, chính sách này đã vấp phải tư tưởng bảo thủ của không ít nhà lãnh đạo và quản lý trong hệ thống giáo dục đại học. Ở cấp quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những nhà lãnh đạo muốn giữ quyền can thiệp vào các hoạt động của các trường đại học. Mặt khác, ngay những nhà quản lý tại các cơ sở đào tạo cũng không có thói quen tự quyết định sau rất nhiều năm chịu ảnh hưởng của hệ thống kế hoạch hoá tập trung. Nhiều nguyên nhân khác nhau trên đây đã lý giải những khó khăn trong việc tìm kiếm một mô hình quản lý phù hợp trong một hệ thống hỗn hợp.

Đổi mới giáo dục đại học

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua đã xác định rõ: “Đ ể đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biển cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo ”n .

Việc chuyển đổi nén kinh tế từ nhà nước tập trung sang thị trường đã tạo ra thời kỳ quá độ trong giáo dục đại học về cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính, phương thức quản lý.

• Cơ cấu tổ chức: đơn giản hoá các cấp chủ quản, đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ và các dịch vụ, các mục tiêu hiệu quả, công bằng.

• Nguồn tài chính: huy động các nguồn tài chính khác nhau trong đó có cả 100% vốn đầu tư nước ngoài.

• Phương thức quản lý: xác định rõ vai trò của Nhà nước và các đối tác.

" Văn kiện Đ ai hội đại biếu loàn q uốc lần thứIX , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nói 2-001.

Sự phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam liên quan mật thiết đến chính sách Đôi mới . Trong tiến trình này, nhiều yếu tố mới xuất hiện, đặc biệt là việc xác định vai trò của N hà nước và vị trí của các đối tác trong các văn bản pháp quy nhăm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực tài chính khác nhau.

2.2. Xác định vai trò của Nhà nước và các đối tác

Vai trò của Nhà nước

“N hà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kê hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy c h ế thi cử và hệ thống văn bang’’ (Điều 36 Hiến pháp 1992)

Dưới chê độ kinh tê kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước đảm bảo cung cấp các dịch vụ giáo dục giống như các dịch vụ công khác. Toàn bộ các nguồn tài chính phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách. Nói cách khác, mọi hoạt động đào tạo do Nhà nước tài trợ và quản lý.

Ở cấp vĩ mô, Trung ương Đảng và Bộ Chính trị chịu trách nhiệm hoạch định đường lối và phương hướng chiến lược đào tạo. Quốc hội ban hành các văn bản luật liên quan đến giáo dục và thông qua ngân sách để thực hiện các chương trình lớn. Chính phủ thi hành Luật Giáo dục và ban hành các văn bản dưới luật để thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Quốc hội (Điều 87.1 Luật Giáo dục). Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giáo dục và đào tạo trên phạm vi cả nước (Điểu 87.2. Luật Giáo dục).

Ở cấp vi mô, đặc điểm nổi bật của hệ thống giáo dục đại học là sự phân tán trách nhiệm quản lý điều hành. Có hai loại trách nhiệm:

(i) Trách nhiệm điều phối các hoạt động đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động đào tạo, tuyển sinh (quy định tuvển sinh, tổ chức thi cử, cấp văn b ằn g ...) cả trong lĩnh vực công lập, bán công và tư thục.

(ii) Trách nhiệm thực thi được chia xẻ giữa nhiều cơ quan và thay đổi tuỳ theo các cơ sở đào tạo:

- Các trường trung học chuyên nghiệp đo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh Xã hội cùng điều hành, v ề nhân sự, tài chính, tổ chức và trang thiết bị, các trường này trực thuộc chính quyền địa phương (Ưỷ ban nhân dân) các tỉnh và huyện (Điều 87.4 Luật Giáo dục).

- Các trường đại học, ngoài hai đại học quốc gia trực thuộc Chính phủ, đểu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Các trường đại học có liên quan chặt chẽ với các Bộ khác theo truyền thống xã hội chủ nghĩa, ví dụ: Trường Đại học Y khoa do Bộ Y tế điều hành, Học viện Quan hệ Quốc tế trực thuộc Bộ Ngoại giao, Trường Cao đẳng Văn hoá và Nhạc viện Hà Nội trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin ...

- Các đại học tư thục và dân lập được hưởng nhiều quyền tự chủ hơn về tổ chức, nhân sự, tài chính và quản lý tài sản, cả thanh tra, kiểm tra. Các trường này dưới quyền điều hành của Hộ đổng quản trị nhưng vẫn trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo giống như các trường đại học khác. Trên lý thuyết, nội dung giảng dạy và phương thức tổ chức thi cử ở đây cũng giống như các trường đại học công lập.

Nhìn chung, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cho thấy sự phức tạp trong quản lý và nhiều cấp chủ quản gây ra nhầm lẫn trong trách nhiệm, cản trở hoạt động của các đơn vị và lãnh phí hiệu quả của việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất và con người.

Kể từ năm 1993, các đại học tư thục được phép thành lập theo Quyết định số 240/TTg-1993. Sau đó, các hình thức khác như trường bán công, dân lập và đại học mở cũng được hình thành. Cho đến năm 2000, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu được cấp phép thành lập các trường đại học theo Nghị định số 06/2000/ND-CP ngày 6 tháng 3 năm 2000. Hàng loạt các nghị định ra đời đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ nhằm tạo ra một môi trường mới cho sự phát triển của giáo dục đai học trong đó đã dần xuất hiện nhiểu nhân tố khu vực và quốc tế.

Vai trò của các đôi tác của Nhà nước

Chính sách đổi mới đã khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Một số lượng lớn các dịch vụ công trước đây được tư nhân hoá với sự tham gia của các nhân tố khu vực và nước ngoài như du lịch, ngân hàng, giao th ô n g ...

Việc tham gia của khu vực tư nhân vào các dịch vụ chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn. Các chính sách của Chính phủ, được sự hậu thuẫn của các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiển tộ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực dịch vụ với sự khuyến khích tư nhàn hoá. Theo đó, Nhà nước chỉ giữ vai trò bảo đảm cạnh tranh lành mạnh đối với tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách này không có cùng kiểu áp dụng đối với giáo dục đại học.

Đã từ lâu, giáo dục luôn được coi là một dịch vụ công thuộc quyền kiểm soát duy nhất của Nhà nước để phục vụ các lợi ích chung. Việc ban hành hàng loại các nghị định cho phép thành ỉập các đại học tư thục vào năm 1993, đổng thời khuyến khích sự tham gia của các nhân tố khác trong các hoạt động y tế, giáo dục và văn hoá vào năm 1998 đã chứng tỏ một sự thay đổi nổi bật trong hoạch định chiến lược của Chính phủ, quyết tâm chính trị ở trung ương, trong nhận thức của các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, hom 10 nãm sau sự xuất hiện của tư nhân trong giáo dục đại học, khu vực này chỉ giữ vai trò bổ trợ cho hệ thống công lập hoặc đơn giản chỉ là một giải pháp cho vấn đề tài chính và giảm sức ép xã hội về nhu cầu học đại học, Điều đó được thể hiện qua sư thiết vắng các quy định thúc đẩy hoạt động của các trường tư, trợ giúp của Nhà nước so với các cơ sở công lập, sự kiểm soát hợp lý của các cơ quan hành chính nhà nước.

Điều 1.1 Nghị định 06/2000/ND-CP ngày 6 tháng 3 nãm 2000 của Chính phủ “quy định việc hợp tác đầu tư với nước ngoài đối với các cơ sở khám chữa bệnh giáo dục đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ”'2. Nghị định này đã cho

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của tổ chức thương mại thế giới liên quan đến giáo dục đại học cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)