Tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề KH&CN phòng tránh thiên

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 29)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề KH&CN phòng tránh thiên

tai, bảo vệ môi trƣờng và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên liên quan đến chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc KC.08/06-10

2.1.1.Trên thế giới

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hƣớng tới một cuộc sống tƣơi đẹp, tiện nghi càng lớn. Con ngƣời cũng thông minh và quan tâm đến các yếu tố ảnh hƣởng đến cuộc sống của mình hơn, do đó để bảo đảm phát triển bền vững, các vấn đề về môi trƣờng, thiên tai và tài nguyên thiên nhiên đã đƣợc quan tâm, đầu tƣ nghiên cứu từ những năm 1990 của thế kỷ trƣớc.

Năm 1992, Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất đƣợc tổ chức Rio de Janeiro (Braxin) đã đƣa ra những cam kết chính trị về môi trƣờng và phát triển ở cấp hợp tác cao nhất, đồng thời đƣa ra 27 nguyên tắc và chƣơng trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp chung cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ 21. Đến năm 2002, tức là 10 năm sau kể từ ngày chƣơng trình nghị sự 21 đƣợc đƣa ra, hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất về phát triển bền vững đƣợc tổ chức tại Nam Phi đã lại một lần nữa khẳng định lại 27 nguyên tắc đã đề ra và cam kết thực hiện đầy đủ Chƣơng trình nghị sự 21.

Năm 1985, hiệp định ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đƣợc các nƣớc trong khu vực thông qua. Tháng 9 năm 1996 Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN về môi trƣờng đã đƣa ra lời kêu gọi đánh giá sự liên quan của hiệp định ASEAN với các văn bản hiện thời. Hiệp định này đƣợc ban hành với mục đích chính là thông qua việc bảo vệ các hệ sinh thái, các môi trƣờng sống và các loài không nguy hiểm cũng nhƣ bằng việc bảo đảm sử dụng các nguồn tài nguyên trên một cách hợp lý, do đó sẽ bảo tồn đƣợc các loài động thực vật hoang

dã và tái tạo nguồn (đất, thực vật, thủy sản...). Chủ thể chính của hiệp định ASEAN là bảo vệ tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trƣớc khi hiệp định ASEAN ra đời đã có nhiều hiệp ƣớc khác nhƣ hiệp ƣớc CBD về việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng hay Hiệp ƣớc CITES đề cập đến tính bền vững của các loài động vật quý hiếm, các quy định về buôn bán động thực vật hoang dã; Hiệp ƣớc RAMSA về bảo tồn, bảo vệ các vùng đất ngâp nƣớc và môi trƣờng sống các hệ sinh thái nguy cấp; PARIS về bảo vệ di sản văn hóa thế giới và môi trƣờng; Hiệp ƣớc BONN bảo tồn các loài hoang dã và di trú; Hiệp ƣớc UNCLOS về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển… Nếu so sánh hiệp định ASEAN với các hiệp ƣớc kể trên có thể thấy Hiệp định ASEAN, CBD và CITES đều nhằm vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên có thể sử dụng đƣợc. Trong khi CITES tập trung vào việc quy định các giải pháp thƣơng mại quốc tế thì cả ASEAN và CBD chấp nhận giải pháp điều hòa hệ sinh thái để bảo tồn tất cả các loài. RAMSA cũng chấp nhận giải pháp điều hòa cho các loài đặc biệt trong khi BONN bao gồm cả điều hòa sinh thái và hành động có trù tính khác cho các loài động vật hoang dã. Mặc dù tất cả các hiệp định đều giải quyết và đề cập đến vấn đề bảo tồn tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhƣng mỗi hiệp định (hiệp ƣớc) lại có sự khác nhau về mục tiêu tập trung bảo vệ, ví dụ nhƣ động thực vật hoang dã hay các vùng tự nhiên... Ngoài hiệp định ASEAN, các hiệp định (hiệp ƣớc) trên đều là những hiệp định (hiệp ƣớc) mang tính khung mẫu, hiệu lực của chúng tùy thuộc vào hành động đƣợc các chính phủ đƣa ra ở cấp quốc gia. Do đó về mặt cấp độ, chỉ có hiệp định ASEAN có giá trị ở cấp vùng, quốc gia và địa phƣơng còn các hiệp định trên đều có giá trị ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

Dân số tăng nhanh khiến cho nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của nhân loại càng lớn, thậm chí nhu cầu sử dụng nƣớc sạch còn tăng nhanh gấp đôi so với tốc độ tăng dân số. Các nhà khoa học dự báo trong vòng 20 năm tới nhu cầu về nƣớc sẽ bùng nổ thêm 650%. Với mức tiêu thụ nhƣ vậy quả là một nguy cơ đè nặng lên các nguồn nƣớc. Hiện nay, trên 80% lƣợng nƣớc ngọt đƣợc khai thác dùng để tạo ra lƣơng thực và các nghiên cứu đã cho thấy lƣợng nƣớc dùng để tạo ra lƣơng thực cho thế

giới trong vòng 20 năm tới sẽ tăng thêm 24% nữa. Hơn thế nữa, sự bùng nổ dân số và việc sử dụng nƣớc hoang phí cùng với hiện tƣợng biến đổi khí hậu đang gây khô hạn tại nhiều vùng trên trái đất có thể châm ngòi cho các cuộc chiến tranh mới về nƣớc. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng ta đã đƣợc chứng kiến các cuộc chiến tranh về dầu lửa. Khu vực có nguy cơ chiến tranh vì nƣớc nhiều nhất sẽ là khu vực Trung Đông.

Thực ra việc thiếu nƣớc ngọt không phải do khí hậu nóng lên, trái đất có đủ, thậm chí dƣ thừa cho nhu cầu của hàng chục tỷ ngƣời, nhƣng do lƣợng nƣớc ngọt trên thế giới phân phối không đều, không đƣợc sử dụng một cách hợp lý, tiêu thụ quá mức và ngày càng bị ô nhiễm nên nguy cơ thiếu nƣớc sạch trở nên nghiêm trọng và khẩn cấp.

Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề “nóng bỏng” và nhận đuợc nhiều quan tâm của các quốc gia nói chung và các nhà khoa học nói riêng. Trong vòng 1.000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng, giảm không đáng kể và có thể nói là ổn định. Chỉ trong vòng 200 năm trở lại đây, khi các ngành công nghiệp trở nên thực sự phát triển, các mỏ khoáng sản nhƣ than đá, dầu lửa, khí đốt bắt đầu bị khai thác mạnh mẽ, hệ lụy tất yếu của các hoạt động công nghiệp là một lƣợng khí CO2, nitơ ôxít, mêtan...rất lớn thải vào khí quyển làm bức xạ không thoát ra ngoài đƣợc khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất càng ngày càng nóng lên rất nhanh. Biến đổi khí hậu không chỉ thể hiện ở sự nóng lên của nhiệt độ bề mặt trái đất, sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng sống của con ngƣời và các sinh vật trên trái đất mà còn là nguy cơ nhân loại phải đối mặt với mực nƣớc biển dâng cao do tan băng, dẫn đến ngập úng ở các vùng thấp, các đảo trên biển. Biến đổi khí hậu cũng gây ra sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất có thể đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con ngƣời. Ngoài ra sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác cũng nhƣ sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển trong tự nhiên. Nếu tất

cả những biểu hiện này xảy ra sẽ gây ra khủng hoảng biến đổi môi trƣờng toàn cầu. Qua 200 năm, so với thời kỳ trƣớc công nghiệp, hoạt động của con ngƣời đã làm tăng 50% nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển. Kể từ năm 1950, khi dân số thế giới tăng nhanh, nhu cầu sử dụng năng lƣợng cũng tăng lên khiến con ngƣời phải đốt nhiên liệu hóa thạch, lƣợng phát thải khí CO2 từ đó cũng gia tăng. Từ năm 1970 đến năm 2004 khí CO2 trên toàn thế giới tăng 70%. Theo các báo cáo thống kê về sự biến đổi khí hậu, sự tăng nhiệt độ k xảy ra đồng đều giữa các vùng trên quả địa cầu, từ năm 1850 đến này trái đất đang ngày một nóng dần lên, nhiệt độ trung bình đã tăng 0.74ºC, đặc biệt tại 2 cực nhiệt độ tăng gấp 2 lần so với trung bình toàn cầu. Theo Báo cáo lần thứ tƣ của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC, tới năm 2100, nhiệt độ của trái đất có thể tăng lên 1,1 - 6,40C, đây là một mức chƣa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua.

Với ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, bão nhiệt đới sẽ tăng lên cả về số lƣợng và cƣờng độ (từ 10-20%), hiện tƣợng El Nino (hiện tƣợng nƣớc biển nóng lên) và La Nina (hiện tƣợng nƣớc biển lạnh đi) cũng hoạt động mạnh hơn cả về tần suất và cƣờng độ. Mùa đông sẽ ngắn lại và số ngày lạnh sẽ ít hơn so với trƣớc đây. Nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á sẽ xảy ra hạn hán và đói nghèo do những đợt nắng nóng càng ngày càng trở nên khốc liệt vào mùa hè. Mƣa lớn sẽ xảy ra nhiều hơn và kéo theo hậu quả là lũ lụt xảy ra triền miên tại nhiều nơi trên thế giới. Vào mùa mƣa lƣu lƣợng dòng chảy trên các sông sẽ tăng lên và giảm mạnh vào mùa khô, khiến cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nƣớc, nuôi trồng thủy sản và công suất các nhà máy thủy điện bị ảnh hƣởng trực tiếp và nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 29)