Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 65)

9. Kết cấu của luận văn

3.4. Đánh giá chung

Về cơ bản chƣơng trình đã đạt đƣợc các chỉ tiêu đặt ra về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, góp phần quan trọng giải quyêt những vấn đề cấp bách nhất ở Việt Nam về phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trƣờng và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Với số lƣợng sản phẩm thuộc 7 loại (theo đăng ký của đề cƣơng tổng quát), chỉ có chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ còn hơi thấp, sản phẩm đƣợc đƣa vào ứng dụng thực tiễn ngay còn ít. Đối với chƣơng trình KC 08, đây là chỉ tiêu khó đạt đƣợc trong kỳ thời kỳ triển khai do các chủ nhiệm chƣa chú trọng đến điều này cũng nhƣ công tác triển khai còn nhiều bất cập. Nhiều kết quả khoa học của chƣơng trình đƣợc thực

hiện từ những thông tin cập nhật và ứng dụng các tiến bộ KHCN của toàn cầu nên đã đạt đến trình độ của khu vực và thế giới. Các sản phẩm công nghệ còn hạn chế, nhƣng có thể tƣơng đƣơng các sản phẩm cùng loại của khu vực. Các mục tiêu đặt ra của chƣơng trình đƣợc thực hiện khá tốt, đặc biệt là hai lĩnh vực phòng tránh thiên tai và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Có những kết quả đạt đƣợc ngoài sự mong đợi của chƣơng trình khi bắt đầu triển khai. Nếu có thời gian để chuẩn bị tốt hơn về định hƣớng xác định nhiệm vụ đƣa vào triển khai, kết quả thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình sẽ tốt hơn nữa, cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chƣơng trình sẽ hợp lý hơn. Hoạt động nâng cao năng lực của các cán bộ khoa học tham gia các đề tài rất hiệu quả, nhiều cán bộ trẻ đƣợc đào tạo và nâng cao trình độ, không chỉ thể hiện ở số lƣợng TS và ThS đƣợc đào tạo mà quan trọng là ở việc nâng cao năng lực nghiên cứu, tiếp cận và làm chủ đƣợc các phƣơng pháp, kỹ thuật nghiên cứu mới trong việc giải quyết những vấn đề khoa học phức tạp, đòi hỏi ở trình độ cao của quốc gia và quốc tế, góp phần tăng thêm đáng kể nguồn nhân lực khoa học về các lĩnh vực thiên tai, bảo vệ môi trƣờng và phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, trong quá trình triển khai, một số cơ sở nghiên cứu khoa học chủ trì thực hiện đề tài đã đƣợc nâng cao thêm về trang thiết bị, phần nào đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện các nội dung nghiên cứu. Thêm nữa, đây là cũng là dịp tăng cƣờng hiệu quả sử dụng các thiết bị mới đƣợc trang bị cho một số cơ sở nghiên cứu khoa học trong các dự án đầu tƣ chiều sâu của Bộ KH&CN nhƣ các phòng thí nghiệm trọng điểm,…Trong quá trình triển khai các đề tài, do đặc thù của chƣơng trình là thƣờng triển khai ở các địa phƣơng nên mối liên hệ, hợp tác giữa các đề tài với bộ ngành liên quan và đặc biệt là các địa phƣơng rất chặt chẽ. Các kết quả nghiên cứu đã đƣợc đia phƣơng quan tâm và nhiều kết quả đã đƣợc chuyển giao ngay cho địa phƣơng. Nhiều đề tài có sự tham gia trực tiếp của địa phƣơng.

Kết quả thực hiện chƣơng trình trong giai đoạn 2006 – 2010 đánh dấu một bƣớc tiến rõ rệt về trình độ KH&CN của các sản phẩm (kết quả) KH&CN trong việc đánh giá dự báo và cảnh báo thiên tai, bƣớc đầu đánh giá định lƣợng mối liên quan giữa ô nghiễm với sức khỏe cộng đồng và công nghệ xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trƣờng, đánh giá và phát hiện một số dạng tài nguyên thiên nhiên mới,…

Các giải pháp KH&CN về các lĩnh vực này mà chƣơng trình đề xuất và đã đƣợc đánh giá, hoàn toàn có thể coi là những đóng góp to lớn và rõ rệt vào phát triển KT – XH theo hƣớng phát triển bền vững.

Mặc dù vậy vẫn có một số vấn đề còn tồn tại. Nhƣ đã nêu ở trên tuy tỷ lệ ứng dụng và thƣơng mại hoá các kết quả nghiên cứu đã đƣợc cải thiện, nhƣng vẫn còn các công nghệ và thiết bị đƣợc tạo ra tuy đáp ứng đƣợc với nhu cầu sản xuất nhƣng khả năng thƣơng mại hoá còn hạn chế. Một số sản phẩm tuy có kết quả rất tốt nhƣng rất khó có thể trở thành hàng hoá do giá thành còn cao, độ ổn định còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và tính kinh tế của thị trƣờng tiêu dùng. Ngoài ra chƣa có cơ chế khuyến khích cụ thể cho các doanh nghiệp sản xuất về ứng dụng công nghệ, thiết bị, vật tƣ, hàng hoá đƣợc nghiên cứu chế tạo trong nƣớc do đó cũng hạn chế việc tiếp cận thị trƣờng của các sản phẩm nghiên cứu. Toàn bộ các nhiệm vụ của Chƣơng trình đều là đề tài nghiên cứu, chƣa có dự án SXTN nào đƣợc đƣa vào thực hiện trong chƣơng trình.

Về cơ chế quản lý và công tác tổ chức thực hiện. Giai đoạn 2006-2010 đã có sự đổi mới căn bản so với giai đoạn trƣớc trong quản lý và tổ chức bộ máy vận hành hoạt động của của các chƣơng trình, đề tài, dự án. Giao quyền và phân cấp triệt để trong tổ chức thực hiện các chƣơng trình cho Ban chủ nhiệm chƣơng trình. Tách hoạt động tác nghiệp với công tác quản lý nhà nƣớc trong tổ chức thực hiện các chƣơng trình. Nhiều văn bản liên quan đến cơ chế quản lý vận hành chƣơng trình đã đƣợc soạn thảo ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, bao gồm các văn bản về quy chế tổ chức quản lý hoạt động của Chƣơng trình về cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động nghiên cứu triển khai ví dụ nhƣ cơ chế tài chính đƣợc thực hiện và quản lý theo Luật Ngân sách thông qua đầu mối là Văn phòng các chƣơng trình (trực thuộc Bộ KH&CN). Bộ KH&CN chịu trách nhiệm quản lý kinh phí gắn liền với nội dung công việc thực hiện và kết quả, hiệu quả các chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nƣớc. Sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của tiến trình cải cách hành chính của Nhà nƣớc: tách hoạt động tác nghiệp với hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Mọi công việc liên quan đến tác nghiệp cụ thể đã có một đơn vị sự nghiệp hƣớng dẫn và phục vụ. Cũng chính từ sự chịu trách nhiệm trực tiếp từ văn

phòng các Chƣơng trình đến các đề tài, dự án ngay trong quá trình thực hiện, quản lý kinh phí với quản lý về kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ đã tạo nên sự giám sát chặt chẽ dự toán đƣợc duyệt và thực tế thực hiện. Đây là một việc có ý nghĩa rất lớn trong việc cân đối, điều tiết các khoản chi, thanh toán, kịp thời cắt giảm các chi phí thừa không cần thiết cho công tác nghiên cứu KH&CN, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nƣớc, điều này trƣớc đây chƣa từng thực hiện đƣợc. Thêm vào đó, việc giao trực tiếp và phân cấp rõ ràng trong quản lý và tổ chức thực hiện chƣơng trình cũng giúp cho việc cấp và thanh quyết toán kinh phí cho các đề tài, dự án nhanh hơn và thuận lợi hơn so với giai đoạn trƣớc, việc điều chỉnh các phát sinh trong quá trình thực hiện của các ĐT, DA đƣợc giải quyết kịp thời.

Mặc dù đã đạt đƣợc khá nhiều thành tựu và kết quả đáng ghi nhận và có hiệu quả cả về mặt tổ chức và nghiên cứu khoa học nhƣng về việc tổ chức xây dựng từ chƣơng trình khung cho đến lựa chọn các nhiệm vụ và tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện còn những bất cập và hạn chế, do số lƣợng nhiệm vụ khá lớn, phân bố ở nhiều cơ quan khác nhau, triển khai trên nhiều địa bàn của cả nƣớc, một số chủ nhiệm là cán bộ quản lý ở các cơ quan khoa học lớn, công tác quản lý bận rộn cũng ảnh hƣởng đến thời gian làm khoa học, thêm vào đó năm cuối của giai đoạn, do phải tập trung vào công tác nghiệm thu nên việc kiểm tra định kỳ các đề tài không đƣợc tổ chức, do đó việc đánh giá khối lƣơng, tiến độ thực hiện, hƣớng dẫn nhƣng vƣớng mắc liên quan đến thủ tục nghiệm thu chƣa đƣợc sát sao dẫn đến việc nghiệm thu nhiều đề tài ở cấp cơ sở bị chậm tiến độ. Tuy nhiên với sự nỗ lực chung của Ban chủ nhiệm và các thành viên thực hiện, vê cơ bản, các đề tài đã hoàn thành việc nghiệm thu cơ sở và nghiệm thu cấp Nhà nƣớc vào cuối tháng 3 năm 2011.

* Kết luận chƣơng 3:

Chƣơng 3 của Luận văn sử dung các tiêu chí sẵn có của Bộ KH&CN cùng với các tiêu chí đề xuất để đánh giá các giai đoạn thực hiện từ giai đoạn xác định nhiệm vụ, tuyển-xét chọn hồ sơ, cho đến khâu tổ chức thực hiện, kiếm tra và đánh giá kết quả của chƣơng trình KC.08/06-10 trên tất cả các khía cạnh nhƣ sự phân bố các nhiệm vụ theo mục tiêu, nội dung, lĩnh vực; về trình độ khoa học, sở hữu trí tuệ, đào tạo…mà các sản phẩm của Chƣơng trình đã đạt đƣợc.

KẾT LUẬN

Đề tài “Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc (Nghiên cứu trƣờng hợp chƣơng trình KC.08/06-10) đƣợc thực hiện nhằm mục đích rà soát hệ thống tiêu chí đánh giá trong tuyển chọn nhiệm vụ cũng nhƣ kết quả thực hiện, sản phẩm KH&CN để đƣa ra các khuyến nghị bổ sung nhằm góp phần nâng cao tính khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của các sản phẩm KH&CN.

Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, về cơ bản luậnvăn đã đƣa ra đƣợc các khái niệm chủ yếu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài cũng nhƣ giới thiệu chi tiết các vấn đề về chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực KH&CN phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trƣờng và sử dung hợp lý tài nguyên thiên nhiên; đề xuất đƣợc các tiêu chí xác định nhiệm vụ và xét-tuyển chọn cơ quan và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ, từ đó dựa trên các tiêu chí sẵn có của Bộ KH&CN và các tiêu chí đề xuất, đánh giá đƣợc kết quả thực hiện của Chƣơng trình KC.08 giai đoạn 2006-2010.

Các tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học đƣợc xây dựng mang tính thực tiễn, nội dung có tính ứng dụng cao, có thể coi nhƣ công cụ hữu ích để lựa chọn các nhiệm vụ, cá nhân và cơ quan chủ trì thực hiện, đồng thời có thể đƣợc các Chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc khác sử dụng để tham khảo trong các chu trình tƣơng tự ở những giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá kết quả nghiên cứu đã khó, đánh giá hiệu quả nghiên cứu lại càng khó khăn hơn. Trong giới hạn của một luận văn cao học, các tiêu chí đánh giá đƣợc xây dựng trên mới chỉ là những tiêu chí mang tính đề xuất, tham khảo. Hy vong với sự phát triển không ngừng của công tác nghiên cứu KH&CN, sẽ có nhiều tiêu chí phù hợp và chuẩn mực phục vụ công tác đánh giá các giai đoạn trƣớc, trong và sau khi thực hiện, kết thúc nhiệm vụ.

KHUYẾN NGHỊ

Trong số 33 đề tài thuộc Chƣơng trình có thể thấy các đề tài thuộc 02 lĩnh vực phòng tránh thiên tai và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên chiếm ƣu thế (27/33 đề tài), lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng – tại thời điểm đó còn là một vấn đề hết sức mới mẻ, phức tạp, đặc biệt là về hƣớng nghiên cứu biến đổi khí hậu và tác động nhiều mặt của hiện tƣợng này đến đời sống kinh tế-xã hội của đất nƣớc. Giai đoạn 2006- 2010 đã có khá nhiều đề tài triển khai đến việc nghiên cứu định hƣớng, do đó những giai đoạn tiếp theo nên tập trung vào hƣớng chuyên sâu, vào các vấn đề cụ thể cho từng vùng, từng địa phƣơng, từ đó có thể ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế cụ thể. Thêm vào đó với các kết quả nghiên cứu khoa học cần có cơ chế phổ biến kết quả để trƣớc tiên là phục vụ cho công tác thông tin tra cứu của cộng đồng làm khoa học, sau nữa là tránh lãng phí thời gian cũng nhƣ kinh phí nghiên cứu lại cùng một vấn đề. Việc tăng cƣờng các nhiệm vụ theo phƣơng thức đặt hàng cũng góp phần tập trung giải quyết các vấn đề khoa học trọng tâm và tạo điều kiện chi các tập thể nghiên cứu phát triển, nâng cao trình độ khoa học.

Cơ chế quản lý và việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ cũng cần có những điều chỉnh cái cách cho phù hợp và đơn giản, gọn nhẹ hơn, tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện có thể chuyên tâm nghiên cứu, không bị áp lực trƣớc các cơ chế về thủ tục hành chính và đặc biệt là thanh quyết toán.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ KH&CN - Văn phòng các chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc (2008),

Các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010, tập I:

Các văn bản hướng dẫn tham khảo có liên quan, Nhà xuất bản Nông nghiệp

2. Bộ KH&CN - Văn phòng các chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc (2008),

Các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010, tập II: Thông tin về các đề tài, dự án thuộc chương trình, Nhà xuất bản Nông nghiệp

3. Bộ KH&CN (2006), Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN về Quy chế tổ chức hoạt động chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010

4. Bộ KH&CN (2006), Quyết định số 1870/2006/QĐ-BKHCN phê duyệt Danh mục các Chương trình KH&CN cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010

5. Bộ KH&CN (2006), Quyết định số 2026/ QĐ-BKHCN phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010

6. Bộ KH&CN (2006), Quyết định số 23/2006/QĐ-BKHCN về việc bổ sung một số điều của “Quy chế tổ chức quản lý hoạt động chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010”

7. Bộ KH&CN (2006), Quyết định số 2855/QĐ-BKHCN về việc ban hành Quy định về Tổ chức và Hoạt động của Ban chủ nhiệm Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010

8. Bộ KH&CN (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN về Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước

9. Bộ KH&CN (2009), Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN,dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách, http://hdr.undp.org/en/reports/global/hdr2007-2008/chapters/vietnamese/ 10.Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 159/2004/NĐ-CP về quy định hoạt động thông tin KH&CN

11.Vũ Cao Đàm (1999), Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

12.Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13.Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết đi ̣nh số 67/2006/QĐ-TTg về phương hướng, mục tiêu, nhiê ̣m vụ KHCN chủ yếu giai đoạn năm 2006- 2010

14.Website Báo cáo phát triển con ngƣời, Báo cáo Phát triển con người 2007/2008:

15.Website Bộ môn Hải dƣơng, khí tƣợng và thủy văn - Trƣờng đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Một vài nét về Đất ngập nước và Công ước

RAMSAR,

http://www.oceanology.hcmus.edu.vn/lb/item/mot_vai_net_ve___at_ngap_nuoc_va _cong_uoc_ramsar_4

16.Website Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, Hợp tác bảo vệ môi trường trong khuôn khổ ASEAN,

http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nrtg/Pages/H%E1%BB%A3p- t%C3%A1c-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-m%C3%B4i-

tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-trong-khu%C3%B4n-kh%E1%BB%95- ASEAN.aspx, ngày cập nhật 18.12.2012

17.Website Con ngƣời và thiên nhiên, Tuyên bố của LHQ về môi trường và phát triển: Sự tham gia và trách nhiệm của Việt Nam, http://www.nature.org.vn/vn/tai- lieu/luatmt2013/1.Rio_1992_va_Vietnam.pdf

18.Website Hải quan Việt Nam, Vài nét về Công ước quốc tế về buôn bán các loài

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)