Đánh giá sự phân bố các nhiệm vụ theo mục tiêu, nội dung và các lĩnh vực

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 48)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đánh giá sự phân bố các nhiệm vụ theo mục tiêu, nội dung và các lĩnh vực

lĩnh vực nghiên cứu

Trong giai đoạn 2006-2010, Chƣơng trình KC.08/06-10 có 33 đề tài đƣợc đƣa vào thực hiện, trong đó có 2 đề taì là nhiệm vụ đột xuất thuộc về lĩnh vực phòng chống thiên tai đƣợc đƣa vào thực hiện năm 2010. Về cơ bản số lƣợng 33 đề tài này đã đƣợc phân bố cân đối với các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung đặt ra, cụ thể nhƣ sau:

- Phân chia theo lĩnh vực: lĩnh vực phòng chống thiên tai: 14/33 đề tài, lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: 13/33 đề tài và lĩnh vực môi trƣờng là: 6/33 đề tài.

Theo lĩnh vực phòng tránh thiên tai

Chƣơng trình KC.08/6-10 đã xây dựng và hoàn thiện một bƣớc các công nghệ phục vụ công tác dự báo, cảnh báo bão; dự báo lũ hệ thống sông Hồng sông Thái Bình; quy hoạch chiến lƣợc hệ thống công trình quản lý lũ vùng biên giới đồng bằng sông Cửu Long (Các đề tài: Xây dựng công nghệ dự báo liên hoàn bão, nƣớc dâng và sóng ở Việt Nam bằng mô hình số với thời gian dự báo trƣớc 3 ngày - Chủ nhiệm: GS.TS. Trần Tân Tiến (KC.08.05); Hoàn thiện công nghệ dự báo lũ cho hệ thống sông Hồng-sông Thái Bình - Chủ nhiệm: PGS.TS Hoàng Văn Lai (KC.08.17); Nghiên cứu giải pháp quản lý lũ vùng ven biên giới Việt Nam – Campuchia phục vụ ổn định an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội dải biên giới đồng bằng sông Cửu Long - Chủ nhiệm: TS.Tô Văn Trƣờng). Các công nghệ dự báo này đều đƣợc xây dựng ở Việt nam, đã kịp thời góp phần vào công tác phòng tránh và phòng chống bão, lũ trong thời gian đề tài đang đƣợc thực hiện cũng

nhƣ cho tƣơng lai các năm tiếp theo, bƣớc đầu hƣớng tới mục tiêu dự báo sớm và cảnh báo sớm thiên tai và đƣợc các Trung tâm Khí tƣợng thủy văn Trung ƣơng, địa phƣơng, Ủy ban phòng chống lụt bão trung ƣơng cũng nhƣ Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn sử dụng cho công tác dự báo. Cùng với kết quả có đƣợc từ đề tài KC 08.29 Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lƣợc ứng phó - Chủ nhiệm PGS.TS Phan Văn Tân về dự tính sự biến đổi các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 21, các công nghệ dự báo này đã trở thành cơ sở khoa học cho các giải pháp chiến lƣợc và kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội bền vững của Nhà nƣớc nói chung và từng điạ phƣơng nói riêng trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đã đƣợc đề cập đến trong khuôn khổ của các đề tài thuộc Chƣơng trình. Về khía cạnh biến đổi khí hậu, một đề tài khác là đề tài KC08.13 Nghiên cứu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lƣợc phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam - Chủ nhiệm TS. Nguyễn Văn Thắng cũng đã xác lập khá đầy đủ cơ sở khoa học về biến đổi khí hậu và các kịch bản liên quan ở Việt Nam, kịp thời phục vụ cho công tác xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở nƣớc ta. Ngoài ra để củng cố công tác phòng tránh thiên tai bão lũ, Chƣơng trình cũng đóng góp 02 công nghệ mới là công nghệ kết cấu đảo chiều hoàn lƣu dùng trong công trình chống sạt lở bảo vệ bờ sông và công nghệ gia cƣờng vỏ bọc đê biển bằng vật liệu đất có trộn phụ gia Consolid (đề tài KC08.14 Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ - Chủ nhiệm GS.TS. Lƣơng Phƣơng Hậu và đề tài KC.08.15 Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp KH&CN bảo đảm sự ổn định và độ bền của đê biển hiện có trong trƣờng hợp sóng, triều cƣờng tràn qua đê. - Chủ nhiệm GS.TS Ngô Trí Viềng). 02 công nghệ này đã đƣợc đăng ký sở hữu trí tuệ và sẽ góp phần tích cực vào việc ổn định các công trình đê và bờ sông, ổn định và phát triển kinh tế của các địa phƣơng vùng ven sông, ven biển một cách hiệu quả.

Theo lĩnh vực bảo vệ môi trường

Lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng có 6 đề tài, trong đó có 04 đề tài đã xây dựng thành công một số quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm bằng các công nghệ đơn giản, dễ làm hoặc với sự ứng dụng các vật liệu thân thiện với môi trƣờng (thực vật, đá và khoáng chất tự nhiên, vật liệu nano); có triển vọng ứng dụng thực triễn rộng rãi và làm tiền đề phát triển một hƣớng nghiên cứu các công nghệ mới trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc hiện đang là mối đe dọa lớn đến sức khỏe cộng đồng. Đó là các công nghệ xử lý ô nhiễm nƣớc sau lũ (đề tài KC 08.03 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp vệ sinh môi trƣờng khả thi trong và sau lũ tại Đồng bằng sông Cửu long - Chủ nhiệm PGS.TS Phùng Chí Sỹ), công nghệ xử lý ô nhiễm đất và nƣớc bởi kim loại nặng do khai thác khoáng sản ( 2 đề tài KC 08.04 Nghiên cứu ứng dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản - Chủ nhiệm GS.TS. Đặng Đình Kim và đề tài KC 08.27 Nghiên cƣ́u đánh giá ảnh hƣởng của các bãi thải khai thác và chế biến khoảng sản kim loa ̣i đến môi trƣờng và sƣ́c khỏe con ngƣời và đề xuất biê ̣n pháp giảm thiểu - Chủ nhiệm: TS. Phạm Tích Xuân) và xử lý ô nhiễm không khí trong thành phố lớn (đề tài KC 08.26 Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu sơn nano TiO2/Apatite, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thạch anh - Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Huệ). Cũng trong lĩnh vực này, với 02 đề tài KC 08.12 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, công trình khơi thông dòng chảy, tăng khả năng chịu tải và tự làm sạch của các sông để bảo vệ môi trƣờng sông Nhuệ, sông Đáy - Chủ nhiệm GS.TS Trần Đình Hợi và đề tài KC 08.22 Nghiên cứu xác định dòng chảy môi trƣờng của hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình và đề xuất các giải pháp duy trì dòng chảy môi trƣờng phù hợp với các yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nƣớc - Chủ nhiệm TS. Nguyễn Văn Hạnh, lần đầu tiên các nhà khoa học đã xây dựng thành công các tiêu chí đánh giá định lƣợng dòng chảy môi trƣờng (dòng chảy sinh thái) của các dòng sông và đề xuất đƣợc các giải pháp công nghệ cải thiện tình trạng ô nhiễm và duy trì dòng chảy môi trƣờng. Đây là những cơ sở KH&CN quan trọng cho một hƣớng nghiên cứu mới các công nghệ và giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện và phục hồi

chất lƣợng nƣớc của các dòng sông bị ô nhiễm, bảo vệ nguồn nƣớc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài.

Theo lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Đất nƣớc Việt Nam ta vốn kiêu hãnh với “rừng vàng, biển bạc, tài nguyên dồi daò” do đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban cho nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Đề tài KC.08.20 Điều tra nghiên cứu các di sản địa chất và đề xuất xây dựng công viên địa chất ở miền Bắc Việt Nam - Chủ nhiệm TS Trần Tân Văn với kết quả là Bộ hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) là công viên địa chất cấp quốc tế (Công viên Địa chất Toàn cầu) đã góp phần làm tăng thêm vị thế tài nguyên của đất nƣớc. Đƣợc UNESCO chính thức công nhận ngày 3 tháng 10 năm 2010, công viên đá Đồng Văn là công viên địa chất đầu tiên ở VN chính thức có danh hiệu và là danh hiệu cao quý, nâng công viên đá Đồng Văn lên tầm sánh ngang với các danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới và chỉ đứng sau Di sản Thế giới. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện, Đề tài KC.08.24 “Nghiên cứu thành phần đi kèm trong các kiểu tụ khoáng kim loại cơ bản và kim loại quý, hiếm có triển vọng ở miền Bắc Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả khai thác chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng” (Chủ nhiệm TS. Trần Tuấn Anh) đã phát hiện các nguyên tố quý hiếm đi kèm quặng chì kẽm và đồng; xây dựng đƣợc quy trình công nghệ tách chiết thu hồi. Sản phẩm của đề tài này là các tài liệu khoa học mới về một số di sản địa chất và công viên địa chất cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, đã tạo ra một hƣớng nghiên cứu mới rất triển vọng trong việc xác lập các nguồn tài nguyên địa chất mới, không truyền thống, góp phần làm giàu thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. 02 đề tài KC.08.16 Nghiên cứu cơ sở Khoa học quản lý và phát triển bền vững hệ thống công trình Dầu Tiếng phục vụ phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Chủ nhiệm TS. Đinh Công Sản và KC.08.19 Nghiên cứu sự hình thành, phân bố và đề xuất hệ phƣơng pháp đánh giá và sử dụng tài nguyên nƣớc ngầm ở vùng karst Đông Bắc Việt nam - Chủ nhiệm PGS.TS Nguyễn Văn Lâm cũng góp phần xây dƣng 02 Quy trình công nghệ là Quy trình vận hành hồ Dầu Tiếng và quy trình đẩy mặn sử dụng tiết kiệm nƣớc, có ý nghĩa

đảm an toàn công trình là một thí dụ về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc mặt hiện đang ngày càng khan hiếm; và quy trình công nghệ điều tra, đánh giá tìm kiếm nƣớc ngầm vùng karst tại huyện Quản Bạ, Hà Giang đƣợc kiểm nghiệm thành công bằng các lỗ khoan có nƣớc với lƣu lƣợng khai thác đƣợc phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân mở ra một hƣớng nghiên cứu có triển vọng nhân rộng đối với các vùng khan hiếm và cực kỳ khó khăn về nƣớc, đặc biệt là vùng karst dọc biên giới phía bắc của đất nƣớc.

Căn cứ vào sự phân bổ trên có thể thấy các đề tài thuộc 2 lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phòng tránh thiên tai chiếm đa số, điều này cho thấy mối quan tâm của các nhà khoa học giành cho 2 lĩnh vực này rất lớn. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì hoàn cảnh kinh tế-xã hội ở nƣớc ta hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Thiên tai và việc khai thác quá mức hoặc kém hiệu quả các dạng tài nguyên thiên nhiên cũng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh tế-xã hội.

- Phân chia theo mục tiêu của chƣơng trình: + Mục tiêu 1: 17 đề tài;

+ Mục tiêu 2: 13 đề tài; + Mục tiêu 3: 6 đề tài.

- Phân chia theo nội dung của Chƣơng trình: + Nội dung 1: 10 đề tài;

+ Nội dung 2: 3 đề tài; + Nội dung 3: 9 đề tài; + Nội dung 4: 3 đề tài; + Nội dung 5: 6 đề tài; + Nội dung 6: 2 đề tài.

Nội dung 1: Tiếp thu, làm chủ, ứng dụng các phƣơng pháp, công nghệ mới,

hiện đại trong việc xác định nguyên nhân, làm rõ cơ chế, qui luật hình thành và dự báo khả năng ảnh hƣởng của một số dạng thiên tai nguy hiểm thƣờng xảy ra ở nƣớc ta: bão, nƣớc dâng do bão, lũ lụt, lũ quét, trƣợt lở đất, hạn hán và các thiên tai nguy hiểm khác.

Có thể thấy đây là lĩnh vực khá rộng do đề cập đến nhiều dạng thiên tai, lại yêu cầu nghiên cứu về nhiều vấn đề lần đầu tiên đƣợc đề cập đến ở Việt Nam nên gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, ví dụ nhƣ nghiên cứu về công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa; dự báo liên hoàn bão, nƣớc dâng và sóng với thời gian trƣớc 3 ngày;… và đặc biệt là nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ trái đất bằng phƣơng pháp địa chấn dò sâu.

Các kết quả nghiên cứu của các đề tài về biến đổi khí hậu đã có tính cập nhật và tƣơng đối đầy đủ hơn do các yếu tố của nội dung này đã đƣợc xem xét và tích hợp vào các nội dung nghiên cứu dự báo một số dạng thiên tai nguy hiểm và thƣờng xuyên xảy ra ở Việt Nam nhƣ mƣa, hạn hán, bão...Trong đó nhiều kết quả đề tài trực tiếp giải quyết đƣợc những yêu cầu quan trọng và bức xúc của thực tiễn, góp phần vào công tác phòng tránh và phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai: dự báo bão với thời gian 3 ngày (KC 08.05), trƣợt lở đất cho các trung tâm huyện lỵ miền núi (KC 08.33), chỉnh trị sông đa mục tiêu (KC 08.14), quản lý lũ xuyên biên giới ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (KC 08.08),… và đã đƣợc địa phƣơng tiếp nhận cho ứng dụng thực tiễn; có những kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc có khả năng đăng ký, trong đó có sản phẩm đã đƣợc cấp bằng (KC 08.14; KC08.15).

Nội dung 2: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu (hiện tƣợng Enso) đến

tài nguyên và môi trƣờng, quá trình sa mạc hoá ở một số vùng nƣớc ta; các biện pháp làm giảm nhẹ và hạn chế những tác hại của chúng.

Biến đổi khí hậu nói chung và các tác động của nó nói riêng là những vấn đề lớn, cấp bách không chỉ của nƣớc ta mà của toàn thế giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006-2010 mới chỉ có 3 đề tài đƣợc thực hiện theo hƣớng này, chủ yếu nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên thiên nhiên, đến các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam và dự báo xu hƣớng BĐKH; nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý hạn và sa mạc hóa. Kết quả của các đề tài đã có những đóng góp quan trong vào thực hiện mục tiêu chung của chƣơng trình.

Các sản phẩm của 3 đề tài thuộc nội dung này đƣợc thực hiện đầy đủ, và cũng có những sản phẩm vƣợt so với đăng ký nhƣ ở nội dung 1. Thậm chí có những kết

quả đƣợc sử dụng ngay vào thực tiễn nhƣ tài liệu tham khảo để thực hiện công tác “Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biến dâng cho Việt Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Tuy nhiên do Biến đổi khí hậu vẫn là một lĩnh vực mới mẻ ở nƣớc ta nên các nghiên cứu theo hƣớng này còn phụ thuộc nhiều vào các tƣ liệu có sẵn của thế giới, trong khi đó các cơ sở dữ liệu lịch sử và hiện có của ta chƣa đầy đủ và chất lƣợng chƣa cao. Đây chính là hạn chế cần cân nhắc trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.

Nội dung 3: Xây dựng luận cứ khoa học cho việc quản lý tổng hợp, quy hoạch

khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quan trọng (nƣớc, đất, khoáng sản, sinh vật). Xây dựng các mô hình khai thác, quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trƣờng ở các vùng sinh thái đặc thù, các lƣu vực sông quan trọng.

Nội dung này cần có đƣợc các sản phẩm nghiên cứu tập trung vào đánh giá khả năng khai thác tổng hợp và có hiệu quả tài nguyên nƣớc, tài nguyên địa chất (khoáng sản và di sản địa chất), tài nguyên đất. Về cơ bản, sản phẩm khoa học của các đề tài bảo đảm đủ về số lƣợng theo đăng ký. Ngoài ra, nội dung này cũng đạt đƣợc những kết quả mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao:

a. Xác lập các nguồn tài nguyên mới, không truyền thống và có ý nghĩa chiến lƣợc (các kim loại hiếm trong quặng chì kẽm và đồng MBVN, đề tài KC 08.24; di sản địa chất và công viên địa chất MBVN, đề tài KC 08.20);

b. Các giải pháp quản lý và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc, có chú ý đến các công trình ở thƣợng lƣu (đề tài KC 08.11; KC 08.18; KC 08.25);

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 48)