Tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 40)

9. Kết cấu của luận văn

2.4.2.Tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Căn cứ theo Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nƣớc đƣợc ban hành kèm theo quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trƣởng Bộ KH&CN, Công tác tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN đƣợc thực hiện theo trình tự đủ 5 bƣớc:

Bƣớc 1: Thông báo tuyển chọn và xét chọn

Khác với công tác xét chọn đƣợc thông báo bằng phƣơng thức gửi văn bản đến các tổ chức đƣợc giao trực tiếp chuẩn bị Hồ sơ, đối với việc tuyển chọn Đề tài, dự án, văn

phòng các Chƣơng trình thông báo tóm tắt về việc tuyển chọn Đề tài trên Chƣơng trình VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam , Đài tiếng nói Việt Nam , Báo Nhân dân và Báo Sài Gòn giải phóng. Thông báo chi tiết đƣợc đăng đầy đủ trên Báo Khoa học và Phát triển, trên các trang thông tin điện tử của Bộ KH&CN nhƣ Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN, trang thông tin điện tử của Tạp chí KH&CN Việt Nam, trang thông tin điện tử Cục thông tin KH&CN quốc gia.

Bƣớc 2: Nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn và xét chọn

Tất cả các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn phải đƣợc các cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp tại Văn phòng các Chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc. Trong thời hạn nộp hồ sơ quy định, tổ chức cá nhân đăng ký tham gia xét và tuyển chọn có quyền rút hồ sơ đã nộp để bổ sung hoặc thay thế. Việc thay hồ sơ mới và bổ sung hồ sơ phải hoàn thành trƣớc thời hạn nộp hồ sơ đã quy định; văn bản bổ sung là bộ phận cấu thành của hồ sơ.

Bƣớc 3: Mở hồ sơ

Ban Chủ nhiệm Chƣơng trình chịu trách nhiệm mở hồ sơ với sự tham dự của đại diện Bộ KH&CN, Hội đồng KH&CN tƣ vấn tuyển chọn, xét chọn; các cơ quan liên quan cùng với các tổ chức, cá nhân đăng ký tuyển chọn hoặc đƣợc chỉ định xét chọn.

Bƣớc 4: Bộ KH&CN thành lập các Hội đồng KH&CN tƣ vấn để đánh giá hồ sơ. Mỗi một nhiệm vụ sẽ có một hội đồng riêng.

Bƣớc 5: Thông qua Văn phòng các Chƣơng trình, sau khi có kết quả tuyển chọn/ xét chọn của Hội đồng cùng với ý kiến nhận xét cụ thể đối với hồ sơ đƣợc đề nghị trúng tuyển của từng nhiệm vụ KH&CN, Ban chủ nhiệm Chƣơng trình tổng hợp các kết quả đánh giá gửi lên Bộ KH&CN. Kết quả sau khi phê duyệt đƣợc thông báo đến các tổ chức, cá nhân, cơ quan chủ quản và công bố rộng rãi trên Báo Khoa học và phát triển cũng nhƣ các trang thông tin điện tử thuộc Bộ KH&CN. Cuối cùng các tổ chức, cá nhân trúng tuyển chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng trƣớc khi thẩm định nội dung và kinh phí để Bộ KH&CN phê duyệt và bố trí kế hoạch thực hiện.

Trên cơ sở bộ hồ sơ tham gia tuyển chọn của các đề tài,dự án bao gồm đề cƣơng nghiên cứu, đề xuất tài chính, năng lực của cá nhân và tổ chức thực hiện đề tài/dự án. Một số tiêu chí sau đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thiện của hồ sơ:

a) Đối với các hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì đề tài khoa học

- Tiêu chí đánh giá kinh nghiệm và năng lực của cá nhân đăng ký thực hiện đề tài. Tiêu chí này đƣợc đánh giá trong phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tàu. Phần này phải cho thấy mục tiêu của đề tài sẽ đáp ứng đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ của Chƣơng trình, cũng nhƣ làm rõ đƣợc sự cần thiết của việc thực hiện nghiên cứu này. 02 nội dung này cùng với những thông tin về tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới chiếm tối đa 10% trên tổng 100% số điểm đánh giá. - Tiêu chí đánh giá phần đề xuất nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng của thuyết minh đề cƣơng nghiên cứu:

Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng (nếu có) trong nội dung đề xuất phải phù hợp, bảo đảm tính khả thi và các kết quả nghiên cứu đáp ứng đƣợc mục tiêu của đề tài. Phƣơng pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu bám sát mục tiêu nghiên cứu. Để đáp ứng đƣợc tiêu chí này, hồ sơ đề xuất phải đạt đƣợc tối đa 25% tổng số điểm đánh giá.

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm KH&CN của đề tài:

Ngoài yêu cầu về việc đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt hàng từ Bộ KH&CN, tiêu chí này còn đánh giá tính khả thi khi đăng ký sở hữu trí tuệ và khả năng lấy thông tin để viết bài công bố trên các tạp chí và ấn phẩm KH&CN uy tín trong và ngoài nƣớc, cũng nhƣ về số lƣợng ThS và TS đƣợc đào tạo thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nội dung này chiếm tối đa 15% tổng số điểm đánh giá.

- Tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài:

Tiêu chí này đánh giá khả năng thị trƣờng của sản phẩm, phƣơng án chuyển giao kết quả nghiên cứu, nếu trong hồ sơ thuyết minh có thể nêu luôn đƣợc địa chỉ dự kiến áp dụng kết quả sẽ là một điểm cộng trong quá trình đánh giá. Tiêu chí này chiếm tối đa 15% tổng số điểm.

- Tiêu chí đánh giá tính khả thi:

Tiêu chí này chấm điểm tính hợp lý và khả thi của phƣơng án phối hợp, bố trí kế hoạch, đặc biệt là dự toán phải phù hợp với nội dung, sản phẩm và thời gian thực hiện đề tài. Tiêu chí này chiếm tối đa 15 % tổng số điểm.

b) Đối với các hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì dự án sản xuất thử nghiệm

- Tiêu chí đánh giá năng lực và kinh nghiệm của cá nhân đăng ký thực hiện dự án: Tiêu chí này chấm điểm mức độ làm rõ đƣợc xuất xứ của công nghệ và chứng minh đƣợc sự cần thiết phải thực hiện dự án cũng nhƣ khả năng kinh doanh của sản phẩm. Tiêu chí này chiếm tối đa 10% tổng số điểm đánh giá.

- Tiêu chí đánh giá mục tiêu, nội dung và phƣơng án triển khai:

Nếu hồ sơ đề xuất nêu rõ đƣợc mục tiêu hoàn thiện công nghệ để đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt hàng từ Bộ KH&CN, thể hiện mức độ hoàn thiện, cải tiến công nghệ của dự án so với công nghệ xuất xứ, cũng nhƣ làm rõ đƣợc giải pháp hoàn thiện công nghệ và tính khả thi của phƣơng án tổ chức triển khai sẽ đáp ứng đƣợc tiêu chí này và số điểm tối đa đạt đƣợc là tối đa 25% tổng số điểm.

- Tiêu chí đánh giá giá trị của công nghệ:

Tiêu chí này đánh giá trình độ công nghệ của dự án so với công nghệ trong và ngoài nƣớc, khả năng tạo ra sản phẩm từ công nghệ mới này và khả năng đƣợc bảo hộ về mặt sở hữu trí tuệ của công nghệ. Đây là một tiêu chí quan trọng, thể hiện trình độ công nghệ và giá trị nghiên cứu của dự án, chiếm tối đa 15% tổng số điểm. - Tiêu chí đánh giá lợi ích của dự án:

Mục đích của tiêu chí này là đánh giá đƣợc sau khi dự án đƣợc thực hiện, đơn vị chủ trì, thực hiện và những đơn vị liên quan cùng thực hiện (nếu có), đặc biệt là khách hàng khi sử dụng sản phẩm sẽ có những lợi ích gì? Khả năng cạnh tranh của công nghệ cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của các sản phẩm tạo ra từ công nghệ cao hay thấp? Đáp ứng đƣợc các nội dung của tiêu chí này, hồ sơ sẽ có thêm đƣợc tối đa 15/100 điểm.

Một trong những vấn đề quan trọng của nghiên cứu KH&CN chính là vấn đề tài chính, đối với một dự án công nghệ sản xuất thử nghiệm điều này càng có ý nghĩa bởi chi phí thực hiện là khá lớn. Bên cạnh tính phù hợp, chính xác và hợp lý của tổng dự toán, tiêu chí này còn chấm điểm phƣơng án huy động vốn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học của đề xuất. Tiêu chí này chiếm 15% tổng số điểm.

c) Tiêu chí chung về năng lực thực hiện của tổ chức và cá nhân chủ trì đối với tất cả các hồ sơ đăng ký xét-tuyển chọn chủ trì thực hiện:

Tiêu chí về năng lực và thành tích nghiên cứu của tổ chức và cá nhân chủ trì chiếm 20% tổng số điểm và tổ chức, cá nhân chủ trì phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu sau đây:

- Có kinh nghiệm quản lý và thực hiện các nhiệm vụ các đề tài, dự án cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ hoặc có công trình nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu đã đề xuất thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Chƣơng trình đƣợc cơ quan quản lý KH&CN đánh giá và công bố trong và ngoài nƣớc trong 10 năm gần đây; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có uy tín và trách nhiệm đã đƣợc tập thể và các nhà khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của Chƣơng trình tín nhiệm;

- Ngoài ra cá nhân chủ trì phải có chuyên môn đƣợc đào tạo phù hợp với lĩnh vực KH&CN đề xuất nghiên cứu; đảm bảo đủ sức khỏe và thời gian cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

Hồ sơ đạt yêu cầu trúng tuyển là hồ sơ có tổng số điểm các tiêu chí đánh giá từ 70 điểm trở lên.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 40)